Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.



 
Trang ChínhLatest imagesTìm kiếmĐăng kýĐăng Nhập

Share | 
 

 Thái Độ Của Cơ Đốc Nhân

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down 
Tác giảThông điệp
Naroly

Naroly

Tổng số bài gửi : 497
Join date : 24/09/2010
Age : 36
Đến từ : Thanh niên HT Cần Thơ Thân iu

Thái Độ Của Cơ Đốc Nhân _
Bài gửiTiêu đề: Thái Độ Của Cơ Đốc Nhân   Thái Độ Của Cơ Đốc Nhân Icon_minitime24/9/2010, 15:15

Mahatma Gandhi là một trong những nhà lãnh đạo được kính trọng nhất trong lịch sử hiện đại. Ông là cha đẻ của chủ trương tranh đấu bất bạo động và là người đã giải phóng Ấn Độ khỏi ách thống trị của Đế Quốc Anh, đem lại sự độc lập cho quốc gia này vào ngày 15 tháng 8 năm 1947.
Tuy xuất thân từ một gia đình theo Ấn Độ Giáo (Hinduism), ông Gandhi rất ngưởng mộ Chúa Giê-su và vô cùng cảm kích về Bài Giảng Trên Núi của Ngài được ghi lạị trong sách Phúc Âm Mathiơ (5:1-12). Chính tám phước lành trong bài giảng này đã gợi hứng cho chủ trương tranh đấu bất bạo động của ông. Thêm vào đó, ông Gandhi cũng đã xác tín rằng Cơ Đốc Giáo là giải pháp cho mối ung nhọt phân chia giai cấp đang đục khoét xã hội Ấn Độ trong nhiều thế kỷ qua. Trong số các tôn giáo, ngoài Ấn Độ Giáo ra, không có một tôn giáo nào đã làm cho ông cảm kích và chịu ảnh hưởng bằng Cơ Đốc Giáo. Tuy nhiên, ông Gandhi đã cự tuyệt việc từ bỏ tôn giáo truyền thống của mình là Ấn Độ Giáo để làm tín đồ Cơ Đốc. Tiến Sĩ Eli Stanley Jones, một Giáo Sĩ của Hội Thánh Giám Lý (Methodist) hầu việc Chúa tại Ấn Độ vào những thập niên đầu của thế kỷ 20, có lần đã hỏi ông Gandhi rằng: “ Ông Gandhi ơi! Mặc dù ông thường trích dẫn những lời giảng dạy của Chúa Cứu Thế, nhưng vì sao ông lại thẳng thắng cự tuyệt việc trở thành Tín Đồ của Ngài?” Ông Gandhi trả lời như sau:” Ồ không! Tôi không hề cự tuyệt Chúa Cứu Thế của quí vị. Tôi rất yêu mến Chúa Cứu Thế của quí vị. Có điều là nhiều Tín Đồ trong vòng quí vị không giống Chúa Cứu Thế một chút nào”.
Có lẽ sự cự tuyệt theo Cơ Đốc Giáo của ông Mahatman Gandhi bắt nguồn từ một sự việc xãy ra khi ông còn trẻ và đang hành nghề luật sư tại South Africa (Nam Phi). Trong thời gian này, niềm tin Cơ Đốc đã thu hút ông khiến ông say mê nghiên cứu Kinh Thánh và những lời dạy dỗ của Chúa Giê-su. Ông thực lòng muốn tìm hiểu để trở thành một Cơ Đốc Nhân nên quyết định đến tham dự buổi thờ phượng Chúa tại một nhà thờ lớn trong vùng. Khi mới bưóc chân lên vài bậc thềm của nhà thờ, một người đàn ông da trắng, là Trưởng Lảo của Hội Thánh vội chận ông trước ngưởng cửa và hỏi với một giọng hằn học: “Ê! Thằng da màu kia! Mày đi đâu mà xông vào đây?” Ông Gandhi đáp lại: “Tôi muốn vào nhà thờ dự buổi nhóm thờ phượng Chúa.” Vị Trưởng Lão của Hội Thánh càu nhàu với ông: “Trong Hội Thánh này không có chổ nào cho người da màu cả; ra khỏi đây lập tức hay là ta cho người quăng mày xuống thềm”. Kể từ đó, Mahatman Gandhi đã từ bỏ ý định trở thành Cơ Đốc Nhân và không bao giờ bước chân đến một nhà thờ nào nữa. Sau này, ông đã tuyên bố một cách chua chát rằng: “Nếu Cơ Đốc Nhân thực sự sống đúng theo lời dạy dỗ của Chúa Cứu Thế như đưọc tìm thấy trong Kinh Thánh, thì ngày hôm nay tất cả dân Ấn Độ đã là những Cơ Đốc Nhân”. (If Christians would really live according to the teaching of Christ, as found in the Bible, all of India would be Christians today”.
Câu chuyện của ông Mahatman Gandhi cho chúng ta một bài học quí giá về thái độ của Tín Đồ Cơ Đốc đối với tha nhân. Dù vô tình hay cố ý, ai trong chúng ta cũng có thể là một chướng ngại vật cản trở nhiều người muốn tìm đến với Hội Thánh. Trong mỗi cách sống, mỗi lời nói, và mỗi cử chỉ của chúng ta, nếu đi ngược lại tinh thần của Tin Lành, đều có thể là một cách xua đuổi người khác ra khỏi nhà thờ.
Không ai là một hòn đảo đơn độc. Chân lý này chẵng những đúng cho mối tương quan giữa người với người mà còn giá trị hơn nữa trong tương quan của niềm tin. Không có một hành động nào của một Cơ Đốc Nhân mà không ảnh hưởng đến người khác. Trong mầu nhiệm của sự hiệp một, chúng ta biết rằng mọi chi thể của Chúa Cứu Thế Giê-su đều liên kết khăng khít với nhau đến mức sức mạnh của người này là nơi nương tựa cho người khác, và sự yếu đuối của người này có thể làm tổn thương đến người khác.
Không ai là một hòn đảo đơn độc. Chân lý này cũng đúng cho tương quan của các Con Cái Chúa đối với người ngoài Hội Thánh. Mỗi chúng ta đều phải là người trung gian của Chúa Giê-su, nhờ đó người ngoại tìm đến với Hội Thánh. Để trở thành những người trung gian xứng đáng của Chúa, chúng ta hãy áp dụng những lời khuyên dạy sau đây của Sứ Đồ Phao-lô:
"Nhưng bây giờ anh em nên trừ bỏ hết mọi sự đó, tức là sự thạnh nộ, buồn giận và hung ác. Đừng nói hành ai, chớ có một lời tục tỉu nào ra từ miệng anh em. Chớ nói dối nhau, vì đã lột bỏ người củ cùng công việc nó, mà mặc lấy người mới là người đang đổi ra mới theo hình tượng Đấng dựng nên người ấy, đặng đạt đến sự hiểu biết đầy trọn” (Côlôse 3: 9-10)
Và: “…hãy có lòng thương xót. Hãy mặt lấy sự nhơn từ, khiêm nhượng, mềm mại, nhịn nhục, nếu một người trong anh em có sự gì phàn nàn với kẻ khác, thì hãy nhường nhịn nhau và tha thứ cho nhau: như Chúa đã tha thứ anh em thể nào thí anh em cũng tha thứ thể ấy. Nhưng trên hết mọi sự đó, phải mặc lấy lòng yêu thương, vì là dây liên lạc của sự trọn lành” (Côlôse 3:12b-14).
Ông Oliver Goldsmith, một nhà văn và cũng là một y sĩ người Ái Nhĩ Lan, đã có lần phát biểu rằng: “Bạn có thể truyền đạt một bài giảng luận thật hay qua chính đời sống của bạn hơn là qua môi miệng của bạn”. Thật vậy, những tờ truyền đạo đơn có thể giới thiệu Tin Lành Cứu Rỗi của Chúa đến nhiều người, và những bài giảng luận đầy ơn của quí vị Mục Sư có thể cảm động một số người để họ mở lòng ra tin nhận Ngài. Nhưng nếp sống và cách cư xử đúng theo tinh thần Tin Lành của mỗi Cơ Đốc Nhân mới là những yếu tố quan trọng để thu hút nhiều người đến với Chúa và lưu giữ họ ở lại với gia đình Hội Thánh lâu dài.
Về Đầu Trang Go down
https://www.facebook.com/profile.php?id=100001552818085&sk=wa
 

Thái Độ Của Cơ Đốc Nhân

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
 :: Thông Công :: Câu Chuyện Đức Tin-
Chuyển đến 
Free forum | ©phpBB | Free forum support | Báo cáo lạm dụng | Thảo luận mới nhất