Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.



 
Trang ChínhLatest imagesTìm kiếmĐăng kýĐăng Nhập

Share | 
 

 LỊCH SỬ CÁC BÀI THÁNH CA !!!!

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down 
Tác giảThông điệp
Lưu Chí Huy

Lưu Chí Huy

Tổng số bài gửi : 368
Join date : 24/10/2010
Age : 39
Đến từ : BTN HTTL CẦN THƠ

LỊCH SỬ CÁC BÀI THÁNH CA !!!! _
Bài gửiTiêu đề: LỊCH SỬ CÁC BÀI THÁNH CA !!!!   LỊCH SỬ CÁC BÀI THÁNH CA !!!! Icon_minitime27/10/2010, 14:20

LỜI TỰA
Mỗi khi hát những bài thánh ca tôn vinh Chúa, tôi thường tự hỏi tại sao những lời và nhạc của các bài hát này trở nên bất hủ? Tại sao những bài thánh ca đã trải qua hàng thế kỷ mà những con dân Chúa vẫn gửi gắm tâm hồn vào từng lời thơ, từng nốt nhạc của những giai điệu mà mỗi khi chúng ta hát dường như bay cao lên tận thiên đàng ?


Những thắc mắc suy tư của tôi được giải toả khi tôi đọc được lịch sử của những bài thánh ca này. Những bài thơ, những dòng nhạc được viết ra từ những tâm hồn cao cả. Những đời sống dâng hiến cho Chúa cả cuộc đời. Họ đã có những tài năng, danh vọng ở đời, nhưng họ không dùng vào mục đích tìm kiếm sự giàu có hay mưu cầu hạnh phúc cá nhân. Họ đã quả quyết nói như Phao Lô “Tôi cũng coi hết thảy mọi sự như là sự lỗ, vì sự nhận biết Đức Chúa Giê Xu Christ là quý hơn hết, Ngài là Chúa tôi và tôi vì Ngài mà liều bỏ mọi điều lợi đó” Phi líp 3 : 8. Có những bài thánh ca được viết bằng nước mắt của những nỗi đau thương mất mát lớn nhất trong cuộc đời, không có bất cứ trường hợp nào khác trên đời so sánh được. Thế nhưng trong cơn tuyệt vọng sầu khổ, chính họ – tác giả của những bài thánh ca – vẫn viết lên những vần thơ tuyệt tác thể hiện niềm tin tuyệt đối vào Thiên Chúa. Đó là những bài thánh ca đã làm rơi luỵ hàng triệu người trên thế giới và làm nhiều người dâng cuộc đời cho Chúa.v.v...
Cầu xin Chúa ban cho chúng ta sau khi đọc qua lịch sử những bài thánh ca này tâm hồn của chúng ta được nâng cao, được an ủi mỗi khi chúng ta hát ca ngợi Chúa. Halêlugia. ----------Người sưu tầm----------
Thánh ca 2: NGUYỆN TỤNG MỸ CHÚA LINH NĂNG
“Praise ye the Lord, The almighty”
“Nguyện tụng mỹ Chúa linh năng. Vua vinh diệu tạo vạn vật chúng dân! Nầy hồn hỡi, khá ca khen Ngài, là nguồn lực lượng, sông cứu ân! Tôn vinh danh Chúa, đồng tâm mãi trổi khúc kim cầm, cùng ngợi Ba ngôi nhân ái chí thâm.” Lời của bài Thánh ca này nói lên một tâm hồn nhận biết quyền năng cao cả của Đấng toàn năng và rất nhân ái. Tác giả của Thánh ca đã họchỏi được những kinh nghiệm che chở gìn giữ của Ba ngôi Đức Chúa Trời dành cho những nhà lảnh đạo công cuộc cải chánh. Martin Luther là người lãnh đạo tinh thần cuộc cải chánh tại Đức, sau đó Johh Calvin lãnh đạo tại Pháp, họ bị Giáo hội Thiên Chúa La Mã bắt bớ nên những người thuộc phái Calvin phải trốn sang Đức, mang theo niềm tin chân chính và ao ước được hát tôn vinh Chúa trong giờ thờ phượng. Lúc đó các thanh niên Đức chịu ảnh hưởng của phong trào du học, một số du học sinh về nước mang theo cuốn Geneval Psalter và cuốn giáo lý Calvin. Ngay sau đó các Hội thánh thuộc giáo phái Calvin phát triển rất mau.
Khi lửa phục hưng làm nóng lại các trái tim đã nguội lạnh vì chiến tranh, ảnh hưởng nầy lan tràn rất mạnh giữa các Hội thánh cải chánh. Tuy nhiên một số người theo phái Calvin không đồng ý cho toàn thể Hội chúng có dịp hát tôn vinh. Vào lúc đó, nơi đó đã xuất hiện thi sĩ Neander, người sáng tác bản Thánh ca bất hủ: “Nguyện tụng mỹ Chúa linh năng”. Sơ lược về tiểu sử của tác giả chúng ta được biết như sau:
Neander sinh tại Premen năm 1650 trong một gia đình đã nhiều đời hầu việc Chúa. Năm 16 tuổi, Neander gia nhập hội mỹ thuật ở Premen và bắt đầu sống cuộc đời liều lĩnh phóng đảng cho đến năm 20 tuổi.
Một hôm, ông cùng một người bạn vào nhà thờ để nghe giảng, những lời nói mãnh liệt của diễn giả hôm ấy đã đốt cháy cái vỏ hoài nghi, nhạo báng mà ông vẫn khoác cho mình bấy lâu. Sau giờ nhóm, ông ở lại và xưng nhận đức tin với Mục sư Under Eyck. Ông trở nên một người mới và trao phó đời mình cho Chúa Giê Xu.
Có 2 biến cố khác đã ảnh hưởng nhiều trên đời sống thuộc linh của Ông. Biến cố thứ nhất phát sinh trong một cuộc đi săn, khi ông ở trong một vùng đồi núi cây cối rậm rạp và có nhiều đá. Hiểu rõ sinh mạng mình đang lâm nguy, Ông đã cầu xin Đức Chúa Trời giúp đỡ và ông dâng đời mình cho Ngài. Biến cố thứ hai xảy ra ở Frankfurt, khi ông làm quen với Jakob Spener, người sáng lập Tân phái, chủ trương Thánh hóa đời sống tin kính của tín đồ. Phái nầy có vẻ cực đoan nhưng rất ích lợi cho những lúc nguội lạnh như vậy.
Năm 1674, Neander được cử làm Hiệu trưởng Trường Sư phạm tại Pusseldorf là nơi Ông bị chính quyền làm khó dễ vì chủ trương cực đoan trong tôn giáo. Sau đó, Ông bị cách chức. Ông bị xúc phạm nặng nề nhưng không hề chống trả. Học sinh đã tìm đến an ủi Ông. Ít lâu sau, ông được phục chức nhưng chỉ là một chức vụ nhỏ.
Năm 1679, Ông được gọi về Premen làm phụ tá cho Mục sư Theodore Under EYCR tại Hội thánh Martin là nơi ông tin Chúa. Ông rất vui mừng trở lại đó, sau đó ông mắc bệnh lao rồi qua đời.
Thánh ca của Neander được cô CatheriSne Winkworth dịch sang tiếng Anh. Cô là một phụ nữ người Anh, sinh năm 1827 có một biệt tài vô song về phiên dịch Thánh ca Cơ Đốc. Cô đã phiên dịch nhiều Thánh ca, trong đó có bài “Nguyện tụng mỹ Chúa linh năng”.
Thánh ca 8: NGỢI KHEN DANH GIÊ-XU RẤT OAI QUYỀN
“All hall the power of Jesus' name”
“Ngợi danh Giê Xu rất oai quyền thay Các thiên thần sấp trước Ngài; cung hiến vương miện tôn Christ lên ngai, tung hô danh Chúa quyền oai! Cung hiến vương miện tôn Christ lên ngai, thành kính tôn Chúa muôn loài.”
Những lời nhạc hùng tráng như một khúc quân hành này đã được viết lên bởi Edward Perronet một người đã từ bỏ mọi điều danh lợi của trần thế để bước đi theo tiếng gọi của Chúa Cứu thế Giê Xu và trở nên một tôi tớ khiêm nhu hầu việc Chúa. Edward Perronet là một người giàu có, ông tin Chúa năm 21 tuổi lúc đó là năm 1746. Sau đó ông được Hội thánh tấn phong Mục sư. Trong các bài thơ của ông, chỉ có bài này nổi tiếng nhất, sáng tác năm 1779. Người ta gọi là bài thánh ca khải hoàn thuộc linh. Bài thơ nguyên gồm 8 lời, sau có sửa đổi nhỏ như chúng ta hát ngày nay.
Tại Ấn Độ có một Mục sư được Đức Thánh Linh cảm động đi giảng Tin Lành tại nơi chưa khai hóa. Bạn bè ngăn cản nhưng ông nhất quyết ra đi. Đang khi ông đi vào nơi sâu thẳm của miền núi, bỗng ông thấy nhiều thổ dân núp trong bụi cây, tay cầm lao chuẩn bị phóng vào ông. Cái chết dường như không tránh khỏi, ông bèn dừng bước lấy đàn ra, nhắm mắt lại, vừa đàn vừa hát bài Thánh ca này. Lạ lùng thay, khi ông hát xong, đám thổ dân bước ra khóc to. Thế là ông hầu việc Chúa giữa họ từ hôm ấy, họ rất yêu mến ông.
Thánh ca 11: NGỢI KHEN CỨU CHÚA
“I will sing redeemer”
“ Ngợi khen Cứu Chúa đã chuộc tôi nay. Lòng nhân ái Chúa lớn rộng thay! Từ nơi rủa sả Chúa chuộc tôi ra, Ngài đau đớn ở Gô Gô Tha. Ngợi khen Chúa, Đấng chuộc chính tôi nay, hồng huyết lưu ra chuộc tôi đây; tại cây gỗ dấu hiệu Chúa tha tôi, nợ xưa trả thảnh thơi trọn đời.”
Tâm sự của tác giả thật sâu nhiệm với Chúa khi ông mô tả bằng những lời thơ từ nơi sâu thẳm của tâm hồn bừng lên niềm hạnh phúc. Tôi sẽ hát về Đấng Cứu Chuộc tôi. Lòng nhân từ của Chúa cao hơn các từng trời. Thân hèn mọn này trầm luân trong tội lỗi mà Ngài đã đổ huyết ra trên thập tự, cứu tôi thoát khỏi sự chết đời đời. Ôi ! dòng huyết vô tội có năng quyền cứu rỗi linh hồn tội nhân. Tâm hồn tôi mừng vui, hễ tôi còn sống bao lâu, tôi sẽ hát xướng cho Đức Giê-Hô-Va bấy lâu. Hễ tôi còn sống chừng nào, tôi sẽ hát ngợi khen Đức Chúa Trời tôi chừng nấy.
Cuộc sống của Philip Bliss là một tấm gương tận tuỵ sử dụng tài năng, ân tứ Chúa ban cho để phục vụ Chúa cho đến hơi thở cuối cùng. Ông là một trong những nhà hướng đạo nổi tiếng về Thánh ca phục hưng hiện đại. Dù trước đó đã có những tác phẩm Thánh ca truyền giảng nhưng không ai sánh kịp với những đặc điểm độc đáo Chúa ban cho ông. Philip Bliss vừa sáng tác vừa ca hát. Với sự kết hợp của hai yếu tố này. Oâng được tự do diễn đạt những lời ca ngợi Thượng Đế xuất phát từ rung động của tâm hồn mình.
Philip Bliss giả từ trần thế trên đường ông đi truyền giảng cho thành phố Chicago. Cuộc đời ông đến giờ phút cuối để lại cho nhiều người thương tiếc và quí mến. Mọi người biết đến tai nạn xe lửa trên đó có ông và bà. Khi tai nạn xảy ra ông vẫn còn sống và có thể thoát thân được. Tình yêu vượt trên mọi sự sợ hãi, ông cố gắng tìm cách cứu bà ra khỏi đống đổ nát của toa tàu đang bốc cháy. Nhưng ý Chúa đã định cho cả hai cùng được chung sống với nhau nơi miền Thiên quốc.
Sau khi xảy ra thảm họa đưa đến cái chết của Philip Bliss, một cái rương của ông bị chất lầm trên một xe lửa khác đã đến bến Chicago an toàn. Trong số những đồ đạc, người ta tìm thấy lời ca của bài “Tôi sẽ hát về Đấng Cứu Chuộc tôi” do chính tay Bliss viết. Ông không biết số ngày Chúa đã định cho mình, nhưng trong những ngày tháng cuối cùng của cuộc đời, ông dành cho Chúa trọn vẹn. James Mc. Granahan, một người bạn chí thân của Philip Bliss thực sự bị thu hút bởi những dòng chữ quen thuộc của người bạn quá cố thân yêu, Philip Bliss đã ra đi quá sớm, vội vã để lại một bài Thánh ca chưa hoàn tất. Mc. Granahan nâng niu từng lời ca và trong niềm cảm xúc sâu xa, ông đã phổ nhạc thành bài “Ngợi khen Cứu Chúa” (I will sing of Redeemer).
Thánh ca 13: GIÊ XU ĐẸP THAY
“Fairest Lord Jesus”
“ Ôi, Giê Xu đẹp thay! Ôi, vua thiên nhiên giới nay! Con Đấng chí tôn cũng con loài người, tôi chỉ yêu Ngài thôi, duy Chúa tôi sùng tôn, xem như kim mão vinh cho linh hồn.”
Những câu ca dao là những lời thơ của giới bình dân, không cầu kỳ sáo rổng, họ suy nghĩ thế nào thì nói lên như vậy. Đặc biệt là ca dao luôn nói lên kinh nghiệm của con người và thiên nhiên như ca dao Việt Nam: “Lạy trời mưa xuống, lấy nước tôi uống, lấy ruộng tôi cày, lấy bát cơm đầy, lấy khúc cá kho.” Những lời ca dao thường ít ai biết được xuất xứ. Thánh ca này cũng vậy, chưa có ai xác định được tên tác giả. Không ai biết tên tác giả, người ta chỉ biết tên nhà xuất bản. Tuy vậy Thánh ca này lại được nhiều người quan tâm đến.
Có người kể lại là Thánh ca này đã được những hiệp sĩ hát trong cuộc hành hương đất thánh vào thời kỳ viễn chinh của Thập tự quân. Kể từ đó Thánh ca này có tên là Thập tự quân ca, và ra mắt lần đầu tiên trong cuốn Muensterisch Gesangbuchn xuất bản tại Muenster, Westphalia, 1677 với lời của ủy ban giáo dục, Giáo hội Công giáo. Thánh ca này có 6 đoạn, và ít được sử dụng cho đến khi một âm điệu mới được đặt ra cho nó tại Silesia sau hơn 100 năm.
Âm điệu này là của hai nhạc sĩ và học giả chuyên sưu tầm dân ca. August Hienrich Hoffman von Fallersleben, vừa là thi nhân vừa là xuất bản và Ernst Friedrich Richter, Giám đốc trường âm nhạc nổi tiếng của Hội thánh St Thomas Lutheran tại Leipzig, đã cùng nhau đi đến Silesia... Nơi đó họ đã thưởng thức dân ca trong nhiều tháng. Họ vừa nghe hát vừa viết nhạc.
Tại Silesia hai người này đã kêu gọi sự giúp đỡ của dân chúng trong mọi phạm vi sinh hoạt. Sự giúp đỡ đã đến từ chủ nhân các xưởng chế tạo, từ nhạc sĩ, từ các nhà quí tộc cũng như những người ở miền quê. Hàng trăm tác phẩm viết tay được gửi đến hay đem đến cho họ, nhưng phần lớn đó là những bài thơ ngâm vịnh khẩu truyền.
Dân ca chọn lọc của Richter và Fallersleben được xuất bản trong cuốn Schlesische Volkslieder, phát hành tại Leipzig năm 1842. Trong cuốn sách Thánh ca này mang tên Schonster herr Jesus. Ngoài các sự thay đổi trong nguyên bản của Thánh ca, đoạn thứ 6 đã bị bỏ sót. Âm điệu của Thánh ca không có tên chi hết nhưng hình như đã được chép ra trong một lãnh địa nhỏ của bá tước Glatz Richter, có lẽ ông đã chịu ảnh hưởng nhiều bởi tài năng âm nhạc của dân chúng Selisia ; âm điệu của họ thật đơn giản và tiếng hát của họ đẹp đến nỗi không thể nào diễn tả được.
Bản dịch Anh văn đầu tiên của Thánh ca Giê Xu đẹp thay ra mắt tại Hoa Kỳ năm 1850, với ca đội của Richard Storrs Willis. Bác sĩ Willis sau này có viết cho John Julian biết ông không thể nhớ lại đã nhận được Thánh ca này tại đâu. Trong khi cuốn Schlesische Volkslieder được xuất bản năm 1842, Willis sống tại Đức và sau đó sống lại Leipzig mấy năm nữa để nghiên cứu với Hauphmann. Khi trở lại Hoa Kỳ, ông dạy Đức ngữ tại Viện Đại học Yale trong một khoảng thời gian ngắn trước khi ông vào làng báo và làm chủ bút của những loại sách âm nhạc, Ông cũng là tác giả của một số ca khúc như bài hát vui quen thuộc mang tên “It came upon the Midnight clear”.
Thánh ca 23: TÔN VINH CHÂN THẦN
“Praise God from whom all blessings flow”
Các đại học ở Anh Quốc mang nhiều sắc thái lạ lùng. Giáo hội La Mã và giáo hội Anh quốc ở đó cũng vậy. Một hôm, khi bài cầu nguyện mẫu được đọc lên ở đại học Oxford, vị phó viện trưởng đã ngồi phịch xuống ghế, đội mũ lên đầu. Cậu học sinh Thomas Ken có mặt nơi đó thầm nghĩ : “Không thể như thế được”.
Ken được nuôi dưỡng trong cô nhi viện Winchester rồi vào đại học Oxford. Học xong ông trở lại Winschester là tuyên úy.
Để khuyến khích sự thờ phượng Ken viết một quyển sách mang tựa đề “Cầu nguyện chỉ nam”. Trong sách Ken khuyên các em cô nhi :
“Chúng ta nhớ hát lúc sáng sớm cũng như lúc tối khuya”. Đó là vào năm 1667, đến năm 1674 Ken đưa vào sách của mình 3 thánh ca.
“Thánh ca buổi sáng” của ông bắt đầu như sau :
Linh hồn ơi,
Hãy tỉnh thức với mặt trời
Trong bổn phận,
Ta trổi dậy tươi mới
Sống hy sinh.
Gương chiếu sáng rạng ngời.
Tiếp đến là 13 điệp khúc. Điệp khúc sau cùng có lời như sau
Tôn vinh chân thần nguồn ơn vô đối,
Dưới đất chúng sinh ngợi Chúa khắp nơi,
Trời cao cũng chung khen ngợi Ba Ngôi.
Chúa cha và Con với linh muôn đời.
“Thánh ca buổi tối” của Ken bắt đầu với những lời như sau :
Vinh hiển thuộc Chúa tôi trong
Ơn phước thuộc Chúa tôi trong ánh sáng
Thánh ca buổi tối kết thúc giống như Thánh ca buổi sáng : “Tôn vinh chân thần....”
Trước tiên, nhạc được phổ cho Thi Thiên 134 vào năm 1551. Sau đó nhạc này được phổ cho Thi Thiên 100. Kể từ đó Thánh ca này có hầu hết trong các sách Thánh ca.
Sau nhiều triều đại, sau nhiều thăng trầm, được làm giám mục cho hoàng đế rồi lại phải bị tù vì hoàng đế khác, cuối cùng Ken qua đời với cây tứ huyền cầm xưa và con ngựa già. Theo lời yêu cầu, ông được 6 người nghèo nhất trong miền đưa đám.
Thánh ca 28:
PHƯỚC NGUYÊN TỪ TRỜI XIN CHẢY VÀO LÒNG
“Come! Thou fount of every blessing”
“Phước nguyên từ trời xin chảy vào lòng, bật lên khúc ca chúc ơn Ngài; Suối nhân từ hằng tuôn chảy ngập dòng, giục tôi thoả vui hát một bài; Nguyện chỉ giáo tôi thi ca bỗng trầm, mà lưỡi lửa cõi thiên thượng hát, để tôi ngợi ngọn ân điển ngàn tầm, là non cứu ân, non cực lạc.”
Thánh ca này có nguồn gốc từ một nhân vật sống phóng đãng, truỵ lạc nhưng được quyền năng của Chúa thay đổi thật la lùng. Câu chuyện ấy được bắt đầu như sau:
Gã trẻ tuổi nói :
– Tụi bây rót rượu cho mụ nữa đi. Người đàn bà nghèo khổ có nước da bánh mật đã say đến mức không có thể đứng vững được nữa, nhưng bọn thiếu niên hoang đàng vô nhân cứ chuốc thêm rượu cho bà ta. Gã Robert Robinson 17 tuổi la lên :
– Đổ rượu vào miệng mụ rồi mụ sẽ bói cho tụi mình. Mấy tên kia cứ chuốc rượu cho đến khi người đàn bà đồng ý đoán tương lai cho chúng mà không lấy tiền.
Một tên không cửa, không nhà nói sau khi bà ta tiên đoán rằng hắn sẽ chết yểu :
– Mụ say rồi, mụ chẳng còn biết mụ đang nói gì.
Robinson trả lời :
– Mày phải biết điều đó. Mày đã rót rượu cho bả mà.
Quay lại tên cầm đầu du đảng, người đàn bà có nước da bánh mật và cặp mắt lừ đừ chỉ 1 ngón tay run run nói :
– Còn mầy, gã kia, mày sẽ sống để thấy con cháu mầy.
Robinson đột nhiên xanh mặt nói :
– Mày nói đúng, mụ đã say chẳng còn biết trời trăng gì nữa. Thôi tụi mình rút bỏ mụ này đi.
Nhưng lời của người đàn bà cứ ám ảnh hắn suốt ngày hôm ấy. Hắn nghĩ : nếu mình sẽ sống để thấy con cháu, mình phải thay đổi cách sống, không thể sống mãi thế này được.
Thế là ngay chính đêm hôm ấy, Robinson nửa đùa nửa thật, dắt cả băng đến buổi giảng phục hưng ngoài trời gần đó, nơi nhà truyền giáo trứ danh George Whitefield đang truyền giảng. Hắn giải thích với đồng bọn :
– Tụi mình sẽ đi xuống đó và chế nhạo mấy tên tín đồ Giám lý bịp bợm khốn kiếp này.
Nhưng Thánh Linh Đức Chúa Trời đã làm việc trong tấm lòng phiền muộn và tâm trí hổn độn của người thanh niên ương ngạnh này. Đêm ấy Whitefield giảng trong Mathiơ 3:7 “Hỡi giòng dõi rắn lục kia, ai sẽ dạy các ngươi tránh khỏi cơn giận ngày sau.” Sứ điệp ấy làm Robinson vừa tĩnh tâm vừa hãi sợ. Robinson cảm thấy rằng vị truyền đạo đang nói với mình và chỉ một mình thôi. Vào ngày thứ tư 10/12/1755, 2 năm, 7 tháng sau khi nghe bài giảng ấy, Robert Robinson 20 tuổi đã trở lại phục hòa với Đức Chúa Trời và tìm thấy sự tha thứ trọn vẹn qua huyết báu của Chúa Giê Xu Christ.
Sau này, Robinson viết thư cho nhà truyền đạo đầu tiên kết án tội lỗi mình: “Thú thật với ông rằng, chính để dò xem sự trơ trẻn của chỗ đó mà tôi đến. Tôi thương hại sự ngốc nghếch của những nhà truyền đạo, sự mê mẫn của những người nghe và ghét cay ghét đắng giáo lý Cơ Đốc. Tôi đến để thương hại những tín đồ Giám lý khốn nạn bị lừa dối, nhưng tôi đã ra về với niềm hạnh phúc của họ”.
Gia nhập Hội thánh Giám lý và cảm nhận sự kêu gọi hầu việc Chúa, chàng Robinson tự học, được Wesley bổ nhiệm đến nhà nguyện Hội thánh giám lý Norfolk, Anh Quốc. Tại đó, nhân ngày kỷ niệm Đức Thánh Linh giáng lâm, 1758 ba năm sau sự quy đạo kỳ diệu của mình, Robinson viết ra lời tự thuật tâm linh như sau : Phước nguyên từ trời, xin chảy vào lòng...
Nhớ lại tiên tri Samuên sau trận chiến đánh đuổi quân Phi-li-tin đã lấy một hòn đá dựng lên giữa khoảng Mich Ba và Sen, đặt tên là Ê-bên-Ê-xe, vì người nói rằng : “Đức Chúa Trời đã cứu giúp chúng tôi đến bây giờ”. ISamuên 7 : 12. Robinson thấy rằng mình phải ca ngợi Ê-bên – Ê-xe thuộc linh trong lòng chính mình để ghi nhớ chiến thắng của Đức Chúa Trời trên satan 3 năm trước. Ý thức rằng bởi sự giúp đỡ của Đức Chúa Trời mà mình đã được cứu và dâng mình vào chức vụ. Robinson mong muốn “Hòn đá tượng trưng” nhắc nhở chính mình : Cho đến nay tôi đến đây được là nhờ sự giúp đỡ của Chúa, vì thế Robinson viết tiếp :
“Đến đây là nhờ chân Chúa phò trì....
Một năm sau, bài hát này được in trong quyển : Sưu tập những bài Thánh ca được dùng trong Hội thánh Đấng Christ ở Angel Alley, Bishopgate và trở thành bài phổ biến nhất mà Robinson từng sáng tác.
Robinson được kể như là một nhà truyền đạo hiếm có, người có thể nói : “Chúa vừa lòng điều gì, khi nào và như thế nào”.
Ngày 9/7/1790, Robinson qua đời như mình mong muốn : êm đềm, đột ngột và cô đơn lúc 55 tuổi.
Thánh ca 32: CẦU CHÚA Ở BÊN TÔI HOÀI
“Abide with me”
“Chúa hỡi ở cùng tôi lúc kim ô lặn rồi, màn hoàng hôn bủa giăng, xin Ngài ngự bên tôi; Lúc hết mong nhờ ai, tôi vô phương kêu nài, lòng đương bối rối, xin Ngài ở với tôi hoàí!”.
Lời của bài thánh ca được viết trong một bối cảnh hết sức thanh nhàn và thơ mộng, bởi sự ban cho của Đức Thánh Linh nên lời thơ không hề gượng ép. Hôm đó vừa giảng xong tại nhà thờ, Henry F.Lyte đi dọc theo bờ biển, lòng hân hoan, cùng với một cảm giác bình an thư thái. Lúc trở về phòng riêng, ông được cảm động và viết thánh ca “Cầu Chúa ở bên tôi hoài”. Thánh ca này cũng được gọi là “Thánh khúc bình an” hoặc “Vui mừng”. Nó bày tỏ một linh hồn biết nương cậy Chúa và tìm được sự bình an ở trong Ngài.
Henry F. Lyte sinh tại Kelso Tô Cách Lan ngày 1-6-1793. Qua đời tại Nice, nước Pháp ngày 20/11/1847 trong khi đang du lịch tại Italia. Lúc thiếu thời ông là 1 học sinh cần mẫn, và có ước mơ trở thành 1 nhà vật lý học. Nhưng ông không thể tự quyết định cho đời sống và chức vụ của mình. Ông Lyte được kêu gọi vào chức vụ hầu việc Chúa trong Hội thánh Giám nhiệm (Episcopal Church). Đến năm 1815 ông được phong chức Mục sư. Ông thành hôn với con gái của Rev. W. Maxwell. Ông Lyte có một đời sống tin kính và sốt sắng phục vụ Chúa cách hết lòng, trong lúc tuổi già ông cảm thấy đời sống của mình thật quá ngắn ngủi, chỉ như một chuyến đi. Ý tưởng này thúc đẩy ông viết lên thánh ca bất hủ để ngợi khen sự vinh hiển của Thượng đế. Ông đã cầu nguyện cho việc này thật nhiều và đã được Chúa nhậm lời.
Thánh ca 40:
THÁNH THAY, THÁNH THAY, THÁNH THAY !
“Holy , Holy, Holy”
“Thánh thay! Thánh thay! Thánh thay! Đấng chủ tể oai quyền! Đang khi tưng tưng sáng, chúng tôi đã dâng khúc hoan ca; Thánh thay! Thánh thay! Thánh thay! Trí, dõng, ái đức vô biên! Chúa Ba ngôi vốn một thể oai nghi, rạng loà.”
Tác giả của bài Thánh ca được cảm động bởi những lời tiên tri huyền nhiệm của Ê Sai: “Về năm vua Ôxia băng, tôi thấy Chúa ngồi trên ngôi sao sang, vạt áo Ngài đầy dẫy đền thờ. Những Sêraphin đứng bên trên Ngài ; mỗi Sêraphin có sáu cánh, hai cái che mặt, hai cái che chân, và hai cái dùng để bay. Các Sêraphin cùng nhau kêu lên rằng : Thánh thay, thánh thay, thánh thay là Đức Giêhôva vạn quân ! Khắp đất đầy dẫy sự vinh hiển Ngài” (Êsai 6 : 1-3).
Mặc dầu lẽ đạo Cơ đốc về ba ngôi Đức Chúa Trời chưa được hiểu rõ ràng trước ngày lễ ngũ tuần, nhưng những Cơ Đốc nhân đều tin rằng điều này đã được bày tỏ trong Cựu ước cũng như Tân Ước rồi. Trong sự hiện thấy của Êsai về ĐCT, Ba ngôi ĐCT được đề cập bằng 3 tiếng lập lại của thiên sứ. Những chữ này đã trở thành bài ca lịch sử của những kẻ tôn thờ ĐCT. Bài này được gọi là “Trisagion” hoặc “Tersanctus”. “Ba Ngôi thánh thay”.
Một đoạn tương tự trong Khải 4:8-11. Bài này được viết bởi Reginald Heber, chủ tọa một Hội thánh tại Hodnet, Đông Anh Quốc, từ 1807 – 1823.
Heber không giống như mọi người, sanh ra trong 1 gia đình giàu có và trí thức, ông dâng đời sống mình để hầu việc Chúa cả ở quê hương Anh lẫn xứ Ấn Độ xa xôi. Dầu ông có ân tứ về học thức rất cao và là bạn của nhiều văn sĩ lớn nhưng hoài bảo lớn nhất của ông vẫn là hoàn mỹ những thánh ca hát trong chính nhà thờ của ông.
Khi Heber nhận chức vụ Giám mục tại Calcutta năm 1823 ông được đi giảng đạo ở hải ngoại như ông hằng mong ước. Với chức Giám mục, ông cai quản một vùng gần hết Nam Thái Bình Dương. Trong 3 năm ông đi từ chỗ này đến chỗ khác, không mỏi mệt để làm tiến bộ công việc Chúa tại địa phương. Ngày 3 tháng 4 năm 1826, Heber giảng về sự gian ác của giai cấp phong kiến xã hội Ấn Độ trước một đám đông cử tọa tại Trichinopoly. Sau đó ông đi tắm tại hồ bơi ở nhà. Cách ít lâu sau người ta tìm thấy ông bị chết đuối và trên xác có dấu bị đánh đập. Ông mất năm 43 tuổi, được chôn tại Trichinopoly. Năm 1875 hoàng tử xứ Wales đến đặt một tấm biển tưởng niệm ông.
Heber sống và làm việc trong thời mà nền văn chương Anh đạt trình độ cao về mỹ từ và cấu trúc thi văn. Đặc điểm này thể hiện rõ ràng hơn trong bài ca này. Câu 1 nói về Ba bản tính của ĐCT Ba ngôi : Thánh, Trí Dõng, Ái đức.
Câu 2 : Các thánh, Chêrubin và Sêraphin tôn thờ Ba ngôi ĐCT. Kết thúc bằng câu “Ba ngôi” mô tả ĐCT đời đời nguyên hữu, chung vô hạn kỳ. ĐCT cũng là toàn thiện, sự hiểu biết của chúng ta đối với Ngài hữu hạn, Ngài bị che khuất bởi tội lỗi chúng ta và sự thiếu hiểu biết của chúng ta. Dầu vậy, chúng ta cũng đủ thấy vinh quang Ngài để biết rằng Ngài toàn mỹ – toàn mỹ trong linh năng, thánh sạch và yêu thương. Đây là câu 3 “Ba ngôi”.
Câu chót mượn ý của Giăng hiện thấy ở Khải 4:11. ĐCT là Đấng tạo ra mọi sự và sự vinh hiển Ngài. Do đó, muôn vật trên trời, dưới đất, nơi biển đều tôn vinh Ngài.
Điệu nhạc được soạn bởi John B. Dykes, nhạc sĩ Organe và soạn giả nổi tiếng nước Anh và cũng là giáo sư trong giáo hội Anh.
Khi xuất bản năm 1861, Dykes đặt tên có ý nghĩa là “Nicene” để nhắc đến lẽ đạo Ba ngôi ĐCT được giáo hội tuyên ngôn đức tin năm 325 tại Nicene.
Thánh ca 41: CHÚA VỐN BỨC THÀNH KIÊN CỐ
“A mighty fortress is our God"
“Chúa vốn bức thành kiên cố ta rày, thuẫn khiên ta che đỡ hàng ngày; Đấng cứu giúp hồi nguy khốn ưu sầu. Đấng giúp ta luôn thắng nhiệm mầu. Ngày đêm dẫu quân thù xưa, nghịch ta ta khôn nghiêng ngửa. Tuy nó thâm mưu đa tài, quyết chống ta suốt đêm ngày, quả không ai trên đất địch tày.”
Thánh ca này là nguồn ai ủi cho những ai đang lâm phải cảnh buồn bực hay cô đơn tuyệt vọng. Tác giả của bài thánh ca này đã soạn nên những vần thơ kỳ diệu đang lúc ông trong tâm trạng như vậy. Martin Luther thấy chán nản. Bệnh tật cũng như nỗi thất vọng đã giang tay trên ông để làm cạn sức lực và tiêu tan lòng hăng hái của ông. Mười hai năm trước, ông đã dũng cảm đóng 95 luận đề của mình lên cửa nhà thờ Wittenberg nước Đức. Ông nhớ rất rõ những sự kiện đã xảy ra từ sự kiện đáng nhớ của năm 1517 đó. Ông đã bị Giáo hoàng dứt phép thông công và ông đã ngang nhiên đốt lịnh ấy trước công chúng, cũng như Đức Thánh Cha (Giáo hoàng) đã phải ra lịnh đốt sách của ông sau nầy vậy. Những cuộc tranh luận với Tiến sĩ John Eck, cuộc họp nghị viện nổi tiếng ở Worms, việc dịch Kinh thánh ra tiếng Đức phổ thông, cơn lũ sách vở chảy ra từ ngòi bút của ông, cùng với cuộc hôn nhân của ông với Katherine Von Bora 4 năm trước hiện lên rõ ràng trong tâm trí ông.
Những năm 1529 là khoảng thời gian buồn bã, không chỉ cho công nhân ông, song cũng cho cả phong trào ông khởi xướng 12 năm về trước. Trong mọi nổ lực kéo mình ra khỏi trạng thái chán nản, ông phải dùng đến lời khuyên của chính mình : “Eva sa vào tội lỗi khi bà đi bộ một mình trong vườn. Tôi có những cám dỗ nguy hiểm nhất khi tôi chỉ ở một mình”. Ông đã từng viết như vậy. Vì thế, ông chủ ý né tránh sự cô độc và đi tìm bầu bạn với những người có cùng suy nghĩ.
Ông cho rằng : “Không ăn uống là một cách chuốt lấy sự tệ hại nhất. Không thấy đói bụng sẽ sinh ra điều tệ hại là sự chán nản. Thế là ông tìm bè bạn ở yến tiệc. Ăn uống với sự thỏa mãn để giải khuyâu nỗi lòng hoặc để bổ dưỡng cho thể xác của ông. Ngó qua mấy tác phẩm mình vừa viết, ông khám phá rằng đã có một lần ông viết nguyên tắc để kéo mình ra khỏi sự lười biếng, nhàm chán và thất vọng là : “Đức tin nơi Đấng Christ, phát điên, được tình yêu của một phụ nữ tốt.” Nhưng phương thuốc ưa thích của ông là âm nhạc. Ông nói: “Ma quỉ ghét âm nhạc, vì nó không chịu được sự hoan hỉ.” Satan có thể cười tự mãn song không thể cười vui vẻ vì thế ông hát với gia đình, bè bạn và ngay cả khi chỉ có một mình.
Ông viết : “Khi tôi ngủ, ma quỉ luôn luôn chờ chực quanh tôi”. Vì vậy ông kéo mình ra khỏi kẻ thù ghê tởm ấy bằng cách giảng dạy và hát với chính mình. Thử vài lần ông thấy điều này có hiệu quả kỳ lạ. Ông nói : “Đối với tôi, cuộc sống là cuộc chiến đấu không ngừng cho đức tin. Nhằm đánh bại kẻ thù, đôi lúc tôi phải gặp ma quỉ lao vào, và tôi mặt đối mặt với nó. Nhiều lần khác, tôi gặp ma quỉ cách gián tiếp”. Nhưng tại Loburg năm 1929, Vào năm 45 tuổi sự chán nản kéo dài hết ngày này sang ngày khác, đến nỗi ông tưởng rằng mình sẽ không lấy lại niềm tin tưởng và sự bình tịnh đã có trước đó. Ông cố gắng tìm hiểu chính mình và tâm trạng của mình. Từ sâu thẳm của nỗi thống khổ và tuyệt vọng, ông nhớ đến lời Chúa Giê Xu kêu trên thập tự : “Đức Chúa Trời tôi ôi! ĐCT tôi ôi! Sao Ngài lìa bỏ tôi ?” Ông tự nhắc mình rằng : “Chính tiếng kêu tuyệt vọng bắt đầu bằng những chữ ĐCT tôi ôi! Là một lời khẳng định của đức tin”. Martin Luther, người đã trao lại cho đồng bào mình quyển Kinh thánh bằng tiếng mẹ đẻ, là người phục hồi việc hát hội chúng, sáng tác Thánh ca bằng ngôn ngữ nước mình, và soạn hòa âm để đồng bào thích thú hát. Ông làm cho âm nhạc trở thành niềm vui của hội chúng hơn là bổn phận đơn độc của ca đoàn, và cho nó tính tự phát, đó là biểu thị đặc điểm của Thánh ca Cơ Đốc ở mức tốt nhất. Ông cho phép phụ nữ được phép hát chung với người khác, ở nơi công cộng, một quyền lợi đã bị cướp khỏi họ trong hơn 1000 năm.
Cuối năm 1529, Thi Thiên 46 là một nguồn an ủi lớn đối với ông. Ông lặp đi lặp lại câu 1 : “ĐCT là nơi nương náu và sức lực của chúng ta, là nguồn giúp đỡ sẵn ngay trong cơn gian truân”. Những lời nầy bùng cháy trong lòng, ông nén sự thúc bách của mình vào những kẻ thù, bất kể là Giáo Hoàng hay nông dân, Satan hay tội lỗi. Qua ngòi bút, ông kể lại cuộc chiến đấu của mình trong những bài Thánh ca gồm những lời oai hùng sau :
“Chúa vốn bức thành kiên cố ta rày.... trên đất địch tày”.
Bốn khổ thơ nhắc nhở rằng : “Thiên Chúa là thành lũy, Christ là Đấng quán quân, và Satan là kẻ thù của linh hồn. Nhưng chiến thắng cuối cùng sẽ trong Đức Chúa Trời, Đấng mà vương quốc của Ngài là đời đời”.
Tác giả, nhà soạn nhạc Martin Luther (1483 – 1546), một trong những bậc anh hùng nổi tiếng của lịch sử, đã phục vụ Hội Thánh cải chánh không mặt nào lớn hơn là viết và soạn nhạc bài Thánh ca “Chúa vốn bức thành kiên cố”.
Thánh ca 43: THÀNH TÍN CHÚA RẤT LỚN THAY
“Great is Thy faithfulness”
“Giê Hô Va ôi, sự thành tín Chúa rất lớn thay! Không bóng biến thiên, muôn đời Ngài luôn vững chãi; Ngài không thay đổi, đức yêu thương vô cùng rộng dài, thật xưa đã có, hôm nay, mai sau còn hoài. Thánh Chúa thành tín dường nào! Thánh Chúa thành tín biết bao! Ngày thêm tươi mới, lòng tôi cảm thấy ơn dào; Điều tôi nhu yếu Chúa ban cho dư dật dường nào, lòng thành tín Chúa trên tôi rộng lớn làm sao!”
Nhạc bài này do W.M. Runyan sáng tác. Thomas Chisholm ghi lại cảm tưởng của mình về sự thành tín của Chúa khi học Kinh Thánh và gửi nhiều bài thơ về cho Runyan. Đoạn mở đầu và điệp khúc trích từ Ca Thương 3:22, 23 ; Gia Cơ 1:17. ĐCT luôn luôn như là mặt trời chính ngọ, không bao giờ có áng mây che sự thành tín thành toàn của Ngài.
Sự thành tín của Đức Chúa Trời thoát thai từ một đặc tính khác của Ngài, là sự bất biến. Đây là câu trả lời của chúng tôi đối với các nhà thần học cho rằng “Đức Chúa Trời đã chết”. Ngài đang sống và sống đời đời. Ngài không hề thay đổi, không một chút biến cải.
Bằng nhiều cách, thiên nhiên chứng minh Đức Chúa Trời thành tín. Mỗi hoàng hôn được bình minh nối tiếp, mỗi mùa đông có mùa Xuân theo sau. Khi chúng ta gieo trồng là có thể tính đến chuyện gặt mùa. Trên trời ta thấy vô số ngôi sao di động theo quỹ đạo mà các nhà thiên văn từ ngàn năm xưa cũng đã có thể vẽ ra. Nhưng càng rõ ràng hơn khi chúng ta biết Ngài thành tín trong những lúc Ngài đối xử với loài người tội lỗi, hư hoại. Ngài hứa tha thứ tội lỗi chúng ta và ban sự bình an cho tâm trí chúng ta, khi chúng ta nhận Christ làm cứu Chúa thì Ngài làm trọn mọi lời Ngài hứa. Sáng qua sáng, ngày qua ngày, chúng ta thấy Đức chúa Trời hiện diện trong lòng chúng ta, chắc chắn chúng ta trông cậy nơi sự hiện diện của Ngài, cả đến giờ phút cuối cùng của cuộc đời.
Chúng ta rất được an ủi bởi những lời của một tín hữu vô danh nói lên niềm tin nơi Chúa: “Đừng sợ ngày mai vì Đức Chúa Trời hiện diện sẵn hôm đó”
Thánh ca 44: ĐẤNG XƯA GIÚP CHÚNG TÔI
“Our God, our help in ages past”
“Ôi, lạy Chúa, nguyện Đấng giúp tôi mãi, là ước vọng lúc hậu lai, nơi bảo toàn giữa giông tố dội vang, là nhà muôn thuở bình an.”
Những lời này do nhà soạn nhạc Isaac Watts, ông sống ở Anh Quốc gần 200 năm sau thời Martin Luther. Isaac là một trong những nhà lãnh đạo đã góp phần làm cho Thánh ca có những bước phát triển vượt bực, Watts có khả năng đặc biệt cần có cho sự nghiệp quan trọng của một nhà sáng tác Thánh ca. Mẫu chuyện nhỏ về thời thơ ấu của ông cho thấy rằng ông đã làm thơ rất sớm. Lần kia, cậu bé Watts phát cười to lên giữa lúc gia đình đang cầu nguyện, khi được hỏi tại sao, cậu trả lời rằng cậu không nín cười được khi thấy một con chuột leo lên sợi dây chuông ở gần lò sưởi, và cậu đã làm vần thơ sau :
“Con chuột muốn đạt bực cao hơn, nên đã leo lên sợi dây để buông lời cầu nguyện”. Ngày nay, chúng ta khó có thể hình dung ra được tình hình Thánh nhạc trong thời gian Watts nhóm lại hết sức nghiêm nhặt, Hội chúng chỉ được hát những Thi Thiên trong khi thờ phượng. Lý do là vì các Thi Thiên được lấy trực tiếp từ KT nên được xem chính là lời ĐCT. Người ta nghĩ rằng chỉ những bài hát đó mới xứng đáng được hát trong nhà thờ nên gọi là Thánh ca. Những bài hát do loài người đặt ra thì được gọi là “Những kẻ khoe khoang tự phụ” là kẻ dám nghĩ rằng sẽ trau giồi thêm cho Đức Chúa Trời và “Dạy Đức Chúa Trời sáng tác”.
Sự ca hát lúc ấy thường là buồn bã, bởi vì chỉ có một ít Thánh ca được hát trong phần lớn các Hội thánh. Thường thì “Người hướng dẫn” đọc lớn tiếng từng dòng Thi Thiên, hội chúng hát dòng ấy, rồi dừng lại, chờ nghe đọc dòng kế tiếp. Chỉ có ít âm điệu được sử dụng vì người hướng dẫn phải tìm âm điệu nào mọi người cùng biết và tất cả đều ê a kéo dài một cách buồn chán.
Nhưng với Watts và một số nhà lãnh đạo khác, hiển nhiên là cuộc sống mới phải được hòa cùng các bài hát thờ phượng. Họ cảm thấy rằng hội chúng đã chán ngán khi chỉ hát toàn Thi Thiên và hẳn là những bài hát mới sẽ được hoan nghênh lắm.
Một ngày kia, khi Watts phàn nàn về những câu Thi Thiên được hát trong Hội Thánh của Cha ông thì một nhân viên Hội thánh hỏi vặn lại : “Vậy cậu hãy cho chúng tôi cái gì tốt hơn đi”. Watts nhận lời thách thức đó dù lúc ấy ông hãy còn trẻ lắm. Ông đã viết một Thánh ca mới có tựa đề là : “Hãy ngắm xem sự vinh hiển của chiên con”. Khi đem hát vào sáng chúa nhật, bài Thánh ca được hoan nghênh nồng nhiệt khiến nhà thi sĩ trẻ tuổi quyết định sẽ viết thêm những bài khác nữa. Trong những năm kế tiếp, ông đã sáng tác hầu hết trong số 210 bài Thánh ca trong tập nhạc của ông, có tựa đề là “Thánh ca và linh khúc”, xuất bản năm 1707. Đó thật là một quyển Thánh ca đầu tiên bằng Anh ngữ.
Watts bắt đầu công việc của mình bằng lòng nhiệt tình tuổi trẻ và luôn tranh đấu cho sự tự do cởi mở hơn về vấn đề các bài hát trong nhà thờ. Thánh ca của ông khoảng 600 bài tất cả, đã đánh thức dân tộc Anh vào niềm vui ca hát. Các bài Thánh ca của ông đã vượt Đại Tây Dương sang Châu Mỹ. Benjamin Franklin rất thích những bài ca ấy. Quyển sách đầu tiên của Franklin là “những Thánh ca và Thi Thiên của Watts”, xuất bản năm 1741. Do ảnh hưởng sâu đậm tồn tại trong lòng người, cho nên đến nay chưa có một bài thơ nào vượt trội hơn các bài thơ của Watts.
“Đấng xưa giúp chúng tôi“ xuất bản năm 1719, là một trong những Thánh ca hay nhất của Watts. Hãy để ý đến nét đẹp sâu sắc của lời hát, chúng đầy dẫy hình ảnh và ẩn dụ thật hay (câu 1, 4, 6).
Bài hát mang một sứ điệp tiềm ẩn là dù thời gian có giống như dòng nước mãi trôi qua, Đức Chúa Trời vẫn còn đời đời và sẽ là nguồn cứu giúp của chúng ta trong tương lai cũng như Ngài từng là như vậy trong quá khứ. Được dựa trên Thi Thiên 90, bài hát nầy thường được dùng như một Thánh ca năm mới.
Trong số những thi phẩm khác của ông có bài Thánh ca giáng sinh tuyệt vời TC 54: “Phước cho nhân loại” (1719). Ngoài ra bài “Jésus shall reigh”, “Where the sun” (TC 19) chưa có trong Thánh ca Việt Nam, cũng là một sáng tác của ông. Còn bài “When I survey the wondrous cross” (1709) Thánh ca 95 cũng được rất nhiều người ưa thích. Watts không lập gia đình và ông rất yêu trẻ con, những vần thơ của ông vẫn có cái gì đó gợi về thời thơ ấu. Martin Luther cũng có ơn tương tự khi viết Thánh ca cho trẻ em cũng như cho người lớn. Nhưng Watts chưa bị ai vượt qua về các bài Thánh ca viết cho trẻ em. Từ ngòi bút của ông đã cho ra đời bài “Hush my babe, Lie Still and slumber” (chưa dịch sang tiếng Việt) có lẽ là bài hát dành cho trẻ em tuyệt vời nhất trên thế giới.
Năm 1715, ông xuất bản một bản Thánh ca hấp dẫn dành cho thiếu nhi, trong đó có những bài nổi tiếng như “Holo doth the little busy bee”, “Birds in their little nests agree”, “let dogs delight to burk and bite” (nhưng đều chưa dịch sang tiếng Việt).
Isaac Watts mất năm 1748. Tượng đài kỷ niệm ông được dựng ở tu viện Wesminster, đó là danh dự cao quí nhất dưới một người Anh. Trên bia mộ có vẽ hình Watts đang ngồi bên bàn viết, trong khi các Thiên Thần đang thì thầm những nhạc khúc bên tai ông. Bạn có nghĩ rằng điều đó đã được thật sự xảy ra chăng ?
Các bài Thánh ca do Isaac Watts viết lời có trong quyển thánh ca của Hội Thánh Tin Lành Việt Nam là Thánh ca số 22, 97, 102, 317, 351.
Thánh ca 49: CHÚA SẼ LO TOAN
“God will take care of you”
“Giờ bạn gặp gian truân chớ hoang mang, nhờ Chúa lo liệu châu toàn, bạn cần dựa nương trong cánh yêu đang, nhờ Chúa lo liệu bảo an. Chúa sẽ luôn luôn lo toan, trong mỗi năm ngày, qua cả đời này; Ngài lo chu cấp thích đáng, Chúa sẽ lo sẳn từng giây.”
Những lời thơ như là một lời tâm sự của một người tin cách quả quyết vào quyền năng bảo bọc lo toan của Cha trên trời và đó chính là câu chuyện của Mục sư W. Stiliman Martin, cũng là nhà soạn nhạc. Ông cùng vợ, cậu con trai và vài người bạn đang đi thăm TP. Nữu Ước. MS Martin được mời giảng Tin Lành vào một vài Chúa nhật và ông hứa sẽ đến. Nhưng bà, vốn đã nhuốm bịnh, lại trở nặng vào ngày Chúa nhật hôm ấy, đến nỗi ông phải gọi điện thoại cho những nhân viên ở Hội thánh, báo rằng ông không thể giảng được. Khi ông sắp nhấc ống nghe lên thì cậu con trai nói với ông : “Ba ơi, Ba không nghĩ rằng Chúa muốn Ba giảng hôm nay, còn Ngài sẽ lo lắng cho Má trong khi ba đi sao?”
MS Martin cảm thấy như mình bị quở trách và ông quyết định cứ đi giảng. Cuối bài giảng của ông, có nhiều người tin Chúa. MS Martin trở về nhà, lòng vui mừng vì đã làm tròn trách nhiệm và ĐCT đã chúc phước cho chức vụ của ông. Khi ông về đến nhà, cậu con trai đón ông ở cửa và đặt vào tay ông một bao thư cũ mà phía sau lưng có ghi lời của bài Thánh ca này. Từ đức tin đơn sơ của cậu bé, bà Martin đã được cảm động viết ra lời của bài Thánh ca ấy. Đọc bài thơ xong, MS Martin đi đến cây đàn organ trong phòng và soạn xong bài nhạc trong vòng vài phút.
Nhiều lần có những người đã sợ hãi hoặc đối diện với những điều lo lắng thì bài Thánh ca nầy đã làm họ được an vui một cách diệu kỳ.Chuyện kể rằng, có một cơn bão thổi qua thành phố. Khi cô bé Virginia đang đến thăm bà. Bầu trời vang rền tiếng sấm và các tia sét chớp sáng. Bé Virginia leo vào lòng bà. Tay bá cổ, nói : “Bà ơi, mình hát bài Thánh ca Chúa sẽ lo toan đi”. Cả hai bà cháu đã biết hát bài này từ lớp Trường Chúa Nhật và sau khi họ hát lên, nỗi sợ hãi tan biến khỏi lòng Virginia.
Thánh ca 53: KÌA THIÊN BINH CÙNG NHAU TRỔI HÁT
“Hark, the herald angels sing”
Charles Wesley sáng tác bài thơ này năm 1739. Người ta dùng điệu nhạc khác để hát. Năm 1840, Felix Mendelssohn sáng tác một bản cantata lấy tên là “ĐCT là sự sáng” và rút một đoạn trong đó để phổ cho bài thơ này.
Charles Wesley, người Anh là một nhà sáng tác Thánh ca nổi tiếng. Ông sáng tác 2 bài Thánh ca được nhiều người ưa thích “Giê-xu đấng hằng yêu thương tôi” (TC 252) ; “Nguyền tình yêu thượng giới giáng lâm” (TC 224). Những bài Thánh ca của Wesley cảm động lòng nhiều người. Đến năm trên 80 tuổi, ông vẫn để nhiều thì giờ suy nghĩ về những việc thuộc linh và sáng tác Thánh ca. Nhiều lần khi cởi ngựa vừa về đến nhà, ông gấp rút chạy vào lớn tiếng gọi : “Lấy viết mau” vì ông vừa được Thánh Linh cảm động sáng tác được một bài Thánh ca, cần ghi chép ngay.
Bài “Kìa thiên binh cùng nhau trổi hát” được sửa chữa nhiều vào năm 1840, lấy ý trong Êsai 9 : 6 ; 2:3-14. Cũng năm 1739, Wesley sáng tác một bài Thánh ca phục sinh : “Ngày nay Chúa phục sinh” (TC 104) dựa trên ICôrinhtô 15:55-57. Tác giả đã cảm động sâu xa về việc Chúa vì loài người trở nên hài nhi, Chúa đã chịu chết để đền tội cho con người và sống lại vì sự cứu rỗi của họ.
Thánh ca 54: PHƯỚC CHO NHÂN LOẠI
“ Joy to the World”
“Phuớc cho nhân loại! Chúa ta ra đời: Trần gian nghinh vua vô đối; kíp mở cửa lòng tiếp rước con Trời, bầu trời vạn vật hoà thinh, bầu trời vạn vật hoà thinh, trời đất xướng ca kính khen vua mình.”
Tiểu sử của Thánh ca này chúng ta đã biết qua lịch sử Thánh ca 44. Isacc Watts sinh năm 1674 tại Anh và mất năm 1748, Ông sinh ra trong gia đình Cơ đốc, cha mẹ đều là CĐN sốt sắng. Khi còn nhỏ, ông đã làm thơ, nhưng cha ông cấm không cho. Năm 18 tuổi, ông chê thơ ca trong Hội thánh không hay. Cha ông thách thức : Con có thể sáng tác những bài thơ hay hơn không ?
Được dịp, ông sáng tác mỗi tuần một bài thơ, liên tục trong 2 năm. Giữ chức Mục sư năm 21 tuổi, nhưng vì sức khỏe yếu, ông phải chuyển sang làm công tác văn tự, đặc biệt về Thần học, Triết học và thơ Thánh. Ông sống độc thân suốt đời, năm 1719 ông sáng tác bài :”Phước cho nhân loại”. Năm 1830 ông Lowell dùng bài thơ nầy phổ nhạc của Handell một đoạn của ca khúc Đấng Mêsi, nó nhanh chóng trở nên bài Thánh ca muôn vạn người thích hát.
Thánh ca 55: HỠI MÔN ĐỒ TRUNG TÍN
“O! Come, all ye faithful”
“ Hỡi môn đồ trung tín, dìu dắt nhau vui hát du dương, vô nơi Bết Lê Hem chiêm ngưỡng thật tận tường, Chúa tể muôn sứ thánh nay giáng sanh chổ tầm thường. Mau mau cùng nhau đến tôn thờ, mau mau cùng nhau đến tôn thờ, mau đến nơi đây tôn thờ Chúa Christ, vua ta.”
Có những tác giả vô danh nhưng lòng yêu mến Chúa lại rất nồng nàn, có những tâm hồn vĩ đại, dâng công lao khó nhọc của mình để hầu việc Chúa nhưng không hề muốn để cho đời sau biết đến tên mình. Tâm tình của những người trung tín luôn muốn dâng lên Chúa những của lễ quí giá hơn hết như là những của lễ có hương thơm dâng lên cho Chúa của Thiên đàng. Không có một phước hạnh nào cao hơn phước hạnh được bước đến tôn thờ Chúa bằng một tâm hồn đơn sơ khiêm tốn.
Bài Thánh ca nầy được in lần đầu trong tập Thánh ca bằng chữ La tinh năm 1751. Nhiều người dịch sang Anh văn, bản dịch của Frederick Oakeley năm 1841 được nhiều người ưa thích. Bản Thánh ca Anh văn xuất bản lần đầu ở Anh năm 1852. Có lẽ tác giả là tín đồ Thiên Chúa Giáo, người công giáo vẫn hát nguyên văn La tinh tựa bài là ADESTE FIDELES.
Nhiều người cho rằng Wantes Cantus Diversi sáng tác nhạc bài Thánh ca nầy. Nhưng các nhà lịch sử âm nhạc cho rằng nhạc rất xưa và không biết do ai sáng tác. Người ta thường gọi là Nhạc Thánh Bồ Đào Nha. Bài nhạc nầy cũng dùng để phổ cho bài “Căn cơ kiên cố” (TC 264).
Thánh ca 59: ĐÊM YÊN LẶNG
"Silent night! Holy night"
“ Đêm yên lặng! Đêm thánh này! Vắng vẻ thay! Sáng láng thay! Chung quanh chốn Ma-ri đang ngắm con mình, Con trai thánh rất tươi vui, rất an bình, đương ngơi dưới khung trời vắng, êm đềm giữa đêm yên lặng.”
Nơi xuất xứ bài ca giáng sinh tuyệt diệu này là thung lũng Tyrol vẫn hấp dẫn nhiều du khách, không phải chỉ vì những bức tường hoặc bờ thấp bằng tuyết thôi, mà còn vì sự thông biết âm nhạc phổ biến nơi từng em bé ở đây nữa. Năm 1818, trong làng Obendort bên sườn núi, có 2 thanh niên : MS Joseph Mohr và người bạn của ông Franz Gruber, giáo sư và nhạc sĩ của ngôi nhà thờ tại đây. Cả hai đều yêu thích âm nhạc.
Một ngày trước lễ Giáng sinh, MS Joseph Mohr ngồi yên lặng trong nhà thờ nhìn ra cảnh tượng bên ngoài đầy tuyết phủ.
Trước cảnh thung lủng đẹp đẽ ông thấy lòng mình bình an và vui vẻ, dường như ông được đưa về đêm Giáng sinh đầu tiên ở Bếtlêhem. Những vần thơ tiềm tàng từ lâu, nay thoát ra từng tiếng một : “Đêm yên lặng, đêm thánh này...” Sau đó ông đem ngay bài thơ cho Gruber. Ông này thấy hay quá, phổ nhạc ngay. Hai người tập chung với nhau để tối hôm ấy tôn vinh Chúa trong buổi nhóm. Bài hát ấy đã cảm động lòng người, sự bình an của Chúa bao phủ họ, cùng với tấm lòng cung kính tôn thờ Ngài.
Sau đêm phước hạnh đó, bài hát đã bị bỏ quên. Cuối tháng 11 năm 1819, chiếc đàn phong cầm của Nhà thờ hư, phải sửa. Sau khi sửa xong, người thợ mời ông Gruber đàn thử để xem còn hỏng gì chăng. Ông Gruber đàn bài Đêm yên lặng. Người thợ sửa đàn xin bài hát ấy về phổ biến ở làng mình. Ở một làng khuất sau sườn núi, có 4 chị em ruột nhà Stasser rất yêu thích bài Thánh ca này. Một lần chúng được mời đi hát ở Thành phố Leipsig (Đức). Tại đây, trong ngôi đại giáo đường, bài Thánh ca Đêm yên lặng đã chinh phục thế giới và quen thuộc với toàn thể nhân loại ngày nay mỗi khi mùa Giáng sinh về.
Về Đầu Trang Go down
http://TINLANHHYVONG.COM
Lưu Chí Huy

Lưu Chí Huy

Tổng số bài gửi : 368
Join date : 24/10/2010
Age : 39
Đến từ : BTN HTTL CẦN THƠ

LỊCH SỬ CÁC BÀI THÁNH CA !!!! _
Bài gửiTiêu đề: Re: LỊCH SỬ CÁC BÀI THÁNH CA !!!!   LỊCH SỬ CÁC BÀI THÁNH CA !!!! Icon_minitime27/10/2010, 14:22

Thánh ca 61: Ô BẾT LÊ HEM ẤP NHỎ
“O! Little town of Bethlehem"
“Ô Bết-Lê-Hem ấp nhỏ nầy, chốn ngươi thật an bình bấy! Khi ngươi đương giấc mê man không ngờ, ánh sao nhẹ lướt êm tờ. Ấy chốn phát chân quang đời đời, trong đường người đang tăm tối, bao xưa hi vọng, kinh hãi đôi đường, bữa nay gặp giữa đêm trường.”
Ông Phillip Brooks sinh năm 1835, mất năm 1893, là một giáo sĩ truyền giáo. Năm ấy, ngoài 30 tuổi, ông có dịp đi khảo sát tham quan Bết-lê-hem, Giê-ru-sa-lem và một số nơi có liên quan đến cuộc đời Chúa Giê-xu. Trong đêm Giáng sinh tại Bết-lê-hem, ngoài đồng vẫn có những người chăn chiên. Ít lâu sau, ông lại có dịp đến Bết-lê-hem dự nhóm tối (năm 1868) tại một nhà thờ.
Gần đến lễ Giáng sinh, ông về Mỹ. Tự nhiên lòng ông cảm động muốn làm một bài thơ tả cảnh đêm của Bết-lê-hem. Sau khi viết xong bài thơ “Ô Bết-lê-hem ấp nhỏ” ông nhờ ông Lewis H. Redner soạn nhạc. Redner suy nghĩ trong nhiều ngày mà chưa soạn được. Lạ thay ! giữa đêm trước đêm Giáng sinh, ông dường như nghe tiếng hát của Thiên sứ, tỉnh dậy ngay, ông dùng viết ghi lại. Hôm sau ông vui sướng đem bài nhạc đưa cho MS. Brooks, Redner thường bảo : “Đó là món quà từ thiên thượng ban cho tôi”.
Thánh ca 82: CUNG ĐIỆN BẰNG NGÀ
“Ivory palaces"
“Kìa áo Chúa thơm không chi sánh kịp được, vì đã tẩm trong một dược; mùi hương bay vào tâm tôi phảng phất thơm, tưởng đứng trên đồi hương nam. Lìa đền bằng ngà Ngài hạ giáng nơi trần, đây nơi ti ô trăm phần, vì lòng đại từ nên Chúa ra đi, bỏ bửu cung tiếc gì.”
Billy Graham kể lại rằng thánh ca nổi tiếng “Cung điện bằng ngà” được viết rất gần nơi ông ở, vùng núi North Califonia. Mùa xuân năm 1915, nhà truyền giáo Chapman đang giảng tại Montreat, cùng với ông có nhạc trưởng Alexander, đơn ca A. Brown và người đàn dương cầm H. Barraclough.
Barraclough, tác giả của bài hát này, là người Anh 24 tuổi, đã gặp Chapman năm trước trong lúc truyền giảng tại Anh quốc.
Trong một buổi tối Chapman nói về Thi 45. Ông tin rằng và Billy Graham cũng vậy, đây là Thi Thiên tiên tri về sự tương giao giữa Christ là chàng rễ và cô dâu là Hội thánh.
Câu 8 là bài giảng của Chapman: Thuốc thơm và nước hoa Đông phương được dùng nhiều cách, được đổ trên quần áo để mùi hương tỏa ra như là từ chính hàng vải. “Một dược” và nước hoa thơm lạ, được đồng hóa với sự khoái lạc và vui mừng, biểu tượng cho vẻ đẹp của Christ - Vẻ đẹp lôi kéo chúng ta đến với Ngài. “Trầm hương” được dùng để ướp, gợi nhớ Chúa Giê Xu có nhiều đau buồn trong cuộc đời tại thế, điểm cao là cái chết sĩ nhục và đau đớn trên thập tự giá. “Nhục quế” được dùng như thuốc xoa, Giê Xu Christ như là dầu thoa, chữa lành những vết thương của tội lỗi khi chúng ta nhìn Ngài trong sự ăn năn.
Sau buổi tối thờ phượng, Alexander và Barraclough cùng vài anh em đi xe về quán trọ YMCA Blue Ridge. Ngồi băng trước, chàng Barraclouh suy nghĩ đến sứ điệp, và 4 câu ngắn của điệp khúc hiện ra trong óc chàng. Khi họ ngừng tại 1 quán làng nọ, chàng nhanh chóng viết ra trên một tấm thiệp nhỏ, miếng giấy duy nhất có sẵn. Trở về quán trọ, chàng sáng tác 3 câu đầu sử dụng đại ý của sứ điệp của Chapman. Sáng hôm sau, bà Alexander và ông Brown tôn vinh bài hát mới trong buổi họp tại Montreat.
Về sau, tiến sĩ Chapman đề nghị Barraclough thêm vào đoạn 4 nhắc nhở chúng ta rằng một ngày kia Christ sẽ trở lại mặc áo vinh hiển. Tôi tin rằng suốt cõi đời đời, chúng ta sẽ được nhắc về vẻ đẹp của Chúa, sự thương khó vì chúng ta, và sự tha thứ và tẩy sạch mà Ngài dự bị cho chúng ta.
Henry Barraclough không phải là nhạc sĩ sáng tác nhiều bài hát. “Đền ngà” là bài duy nhất nổi tiếng và được hát khắp thế giới. Sau cái chết của Chapman, Barraclough nhận Mỹ quốc, xứ sở của Chapman làm quê hương mình. Chàng cũng gia nhập hệ phái của Chapman (Presbyterian) và hầu việc Chúa gần 40 năm trời.
Quý độc giả cũng thích thú mà biết rằng chính Albert Brown, một trong song ca đầu tiên hát “Cung điện bằng ngà” đã giới thiệu Cliff, Barrows cho Billy Graham năm 1945. Lúc ấy Billy Graham đang giảng đạo tại North Carolina cho nhóm trẻ khi người hát hôm ấy không đến, ông Brown đề nghị Billy Graham mời hai nhạc sĩ trẻ là Cliff và Billic Barrows đang ghé thăm trên đường đi hưởng tuần trăng mật, đó là khởi đầu của nhiều năm cùng nhau hầu việc Chúa cùng với Billy. Trong các chiến dịch truyền giảng của Billy Graham, Bev. Shea thường hát bài này, lắm lúc cùng với Cliff Barrows và ban hát. Họ không tưởng rằng thiên đàng sẽ thật có các đền ngà, đây chỉ là trí tưởng tượng được dùng để mô tả vẻ đẹp nhà Chúa chúng ta, nơi mà Ngài đã lìa bỏ để sống giữa loài người trên mặt đất này. Mỗi lần nghe điệp khúc này, chúng ta cảm thấy sự thấp kém của Chúa Giê Xu. Ngài là đối tượng của sự tôn thờ nơi thiên đàng, cam chịu hạn hẹp và thống khổ trong thân người. Tại sao thế ? Vì Ngài yêu chúng ta đến nỗi....
Lìa đền bằng ngà
Ngài hạ giáng nơi trần
Vì lòng đại từ
Nên Chúa ra đi
Thánh ca 84: ÁNH SÁNG CỦA THẾ GIỚI DUY JESUS
“The light of the world is Jesus"
“Toàn dân trên đất đắm trong tội đêm dài tăm tối, sự sáng của thê giới duy Giê Xu; hào quang chân Chúa giống mặt trời trưa hè đang chói, sự sáng của thế giới duy Giê Xu. Anh em đến ngay, Giê Xu liền soi sáng, như tâm của tôi bữa nay thật quang đãng. Xưa lòng này đui, rày nhờ Ngài được sáng, ánh sáng của thế giới duy Giê Xu.” Philip Bliss khi soạn lời bài này ông đang suy nghĩ về thế giới đắm chìm trong đêm dài tuyệt vọng. Tội lỗi ngăn cách loài người với Đức Chúa Trời. Vì lòng yêu thương vô bờ, Thiên Chúa đã xuống trần làm người để hoàn thành công cuộc cứu rỗi nhân loại. Sự sáng đã đến thế gian mà người ta ưa sự tối tăm hơn sự sáng vì việc làm của họ là xấu xa. Nhưng kẻ nào làm theo lẽ thật thì đến cùng sự sáng. Chúa Giê Xu phán : “Ta là sự sáng của thế gian” Chúa mang ánh sáng của tình yêu đến trần thế cho con người đang hư mất mà sự chết và âm phủ chờ đợi. Những tâm hồn tìm đến Giê Xu sẽ bước đi trong ánh sáng do chính Ngài đưa đường, sẽ được chiêm ngưỡng hào quang của Thiên Chúa rực rỡ như mặt trời không hề tắt.
Đấng yêu thương hằng dẫn dắt tâm linh tôi suốt lối hiểm nguy. Lòng quang đãng không phút giây tuyệt vọng như ngày xưa lầm lạc. Cuộc đời tối tăm không mục đích, nay nhờ Chúa soi sáng đổi mới tâm hồn. Đôi mắt bị mây mù tội lỗi che kín, nay được sáng nhờ linh quyền Thiên Chúa, Ngài là sự sáng của cuộc đời tôi, là hạnh phúc và bài ca của tôi. Ánh sáng của thế giới duy Giê Xu.
Thánh ca 87: KÌA CHÍN MƯƠI CHÍN CON
“The ninety and nine”
“Kìa chín mươi chín con nằm bình yên, trong bốn vách tường ràn chiên, một con bơ vơ nơi dốc núi xa, xa cách cửa vàng nhà Cha. Ngơ ngác quẩn quanh non núi gốc gai, vắng bóng Cứu Chúa, người chăn êm ái, vắng bóng Cứu Chúa dìu dắt đêm ngày.”
Bài thánh ca này được soạn ra bởi sự kỳ diệu của một phút xuất thần, Thánh Linh luôn ban cho tâm hồn người yêu mến Chúa những giây phút cãm động sâu xa. Quyền năng nhiệm mầu của Thiên Chúa luôn làm cho những điều tầm thường nhất trở nên phước hạnh nhất cho mọi người. Ira D.Sankey sáng tác một nhạc điệu ứng khẩu cho một bài thơ mới ngay lúc tình thế thúc bách do một tiếng nói bên trong đã thúc giục ông khiến cho bài Thánh ca phổ biến này đã ra đời đúng lúc.
Nhiều năm về trước, một thanh niên trụy lạc bỏ gia đình mình ở Anh qua làm ăn ở Gia Nã Đại. Ở đó anh ta vẫn vùi mình uống rượu, cờ bạc. Cuộc sống kéo dài như vậy một thời gian. Một buổi tối mùa Đông, anh say rượu và trượt chân ngã ngoài đường khi đi về nhà. Anh không đứng dậy được và qua đời vào ngày hôm sau. Hung tin ấy đồn về gia đình bên Anh nhưng chẳng khiến ai xúc động. Hình như ai cũng muốn anh qua đời.
Tuy nhiên cô em ruột của anh, Elizabeth C. Clephan (1830 – 1869), 1 thiếu nữ hết lòng yêu mến Chúa, yêu người, và nhất là rất yêu anh Andrew hoang đàng này. Cô đã cầu nguyện cho anh cô từ lâu. Khi nghe tin anh cô qua đời, cô vô cùng đau đớn. Cô vào phòng riêng đóng cửa lại và cầu nguyện. Cô nhớ lời kinh thánh trong Luca 15 : 3-7. Đúng rồi, chẳng lẽ ân điển Ngài không đủ để chia xẻ cho con chiên lạc đường sao ? Chẳng lẽ Ngài đã thỏa mãn vì còn 99 con chiên trong chuồng sao ? Sau một hồi lâu, cô dường như nhận được sự trả lời, nét mặt hớn hở, cô đứng dậy, lấy giấy bút và viết ra những cảm nghĩ của mình : bài thơ “Kìa chín mươi chín con”.
Cô cất tờ giấy vào trong tủ áo. Khi cô qua đời, người ta tìm thấy, đọc và cảm động nên gởi đi đăng báo. Chúa cho David Sankey đọc được và phổ nhạc.
Quả thật, Sankey tự nhiên tìm được một điệu nhạc phù hợp với lời thơ khi ông ngồi ở chiếc đàn organ thùng trước cử tọa hàng ngàn người tại đại sảnh tự do ở thủ đô Edingburgh xứ Tô Cách Lan vào buổi trưa năm 1874.
Sau 4 tháng để nhiều sức lực hội họp, giảng luận tại Glasgow, ông và Dwight L. Moody đang trên đường đến Edinburgh để tổ chức 1 chiến dịch giảng Tin Lành theo lời mời tha thiết của hội các nhà truyền đạo. Ngay trước khi lên xe lửa Sankey mua một tờ tuần báo giá 1 xu với chút mộng tưởng rằng đó chắc là đồng xu tốt nhất mà ông bỏ ra. Lướt qua vài tin tức ở quê nhà, ông chẳng tìm thấy gì có dính dáng tới Hoa Kỳ, ngoại trừ một bài giảng của Henry Ward Beecher. Chán nản, ông quẳng tờ báo xuống và một lúc sau ông lại nhặt nó lên chỉ cốt ý giết thì giờ bằng cách đọc những dòng quảng cáo. Chính lúc ấy ông tìm thấy 1 bài thơ nằm trong 1 cột báo mà ông đã bất cẩn bỏ qua trong lần đọc đầu tiên. Ông đọc, cảm thấy thích và quả quyết rằng nếu được ai phổ nhạc thì bài thơ ấy làm cảm động người nghe. Khi Sankey đọc cho Moody nghe, nhà truyền đạo không chuyên nổi tiếng nầy chỉ gật đầu nghe cách lịch sự, bởi ông đang mải mê đọc mấy bức thư gia đình gởi sang từ Hoa Kỳ, đến mức chẳng còn tâm trí nào mà nghe lấy 1 chữ gì. Dầu thế, Sankey cứ cắt bài thơ ra và để nó trong quyển ghi nhạc của ôâng.
Vào buổi thờ phượng lúc trưa ngày thứ nhì của đợt giảng đặc biệt ở Edinburgh, Moody giảng về đề tài “Người chăn chiên hiền lành”. Tiếp theo sứ điệp của ông, Tấn sĩ Horatius Bornar, tác giả TC “Tôi nghe tiếng Chúa phán”, và những bài phổ biến khác nữa, nói vài lời làm người nghe xúc động. Bởi tài hùng biện của ông. Khi Tấn sĩ Bonar ngồi xuống, Moody quay sang nhà lãnh đạo ban hát của mình hỏi “Anh có bài đơn ca kêu gọi nào thích hợp với chủ đề nầy để kết thúc buổi nhóm không ?” Sankey thú thật rằng ông hoàn toàn chẳng có. Chính ngay giây phút đó, “tiếng nói bên trong” bảo : Sankey, hãy hát bài Thánh ca con bắt gặp trên xe lửa”. Ông trả lời : “Điều đó không thể được, bài đó chưa có nhạc”. Nhưng giọng ấy cứ nhất định như vậy. Sankey phản kháng : “Con có thể hát dở khổ thơ đầu, nhưng phần còn lại thì sao ?”. Giọng ấy trả lời : “Con lo khổ thơ đầu, phần còn lại để cho ta”.
Bình thản như thể ông đã hát bài ấy cả ngàn lần, Sankey đặt mảnh báo trên cây đàn ngang trước mặt ông, hướng lòng lên trong lời cầu nguyện ngắn ngủi, rồi đặt tay lên phím, đàn dạo hợp âm la thứ. Với giọng nửa nói, nửa hát, ông đi qua khổ thơ đầu. Kìa chín mươi chín con nằm bình yên. Trong bốn bức tường ràng chiên.
Một con bơ vơ nơi dốc núi xa. Xa cách cửa vàng nhà cha.
Ngơ ngác quẩn quanh, non núi gốc gai. Vắng bóng Cứu Chúa người chăn êm ái, Vắng bóng Cứu Chúa dìu dắt đêm ngày. Với tinh thần trông chờ lặng lẽ, cả hội chúng lắng nghe ông hát hết 5 lời của bài Thánh ca mới tuyệt diệu này. Khi những âm thanh cuối cùng của dòng chót “Vui quá đã tìm được chiên” chấm dứt, Moody đi qua cây đàn organ, hỏi Sankey với cặp mắt đẩm lệ :
– Anh lấy bài hát đó ở đâu vậy ?
– Đó là bài tôi đọc cho anh nghe hôm qua trên xe lửa. Từ ngày ấy đến nay, bài Thánh ca “Kìa chín mươi chín con” chẳng thay đổi nhiều. Điệu nhạc của Thánh ca ấy đã trở thành nhạc khúc nổi tiếng. Ngày nay phổ biến hơn trong các giờ tôn vinh Chúa của nhiều Hội Thánh trên thế giới.
Sankey trình bày Thánh ca “Kìa chín mươi chín con” lần đầu tiên vào năm 1874, quyển sách có bài trên được xuất bản năm 1955.
Thánh ca 91: THỐNG KHỔ NHÂN
“Halelujah, what a saviour!”
“Danh chi danh là “Thống khổ nhân”. Danh con Thượng Đế xưa lâm trần! Thay tâm ô tội rửa ác bẩn, lạ thay Cứu Chúa Ha-lê-lu-gia!”
Philip Bliss một lần nữa cho mọi người thấy tình yêu hi sinh của Chúa Giê Xu thật rõ ràng: Tại sao Ngài không sanh ra trong cung vàng điện ngọc ? Tại sao Chúa không sống cuộc đời cao sang quyền quý mà Ngài làm thân con người sanh nơi dương thế đê hèn ? Vì tình yêu vô cùng, Giê Xu đã lìa ngôi báu nơi Thiên Đàng, chấp nhận con đường thập tự. Ngài mang trên vai tội lỗi con người trần thế, chịu chết đau thương để chúng ta được hưởng sự sống đời đời.
Hãy tin nhận Chúa Jesus ngay hôm nay, Ngài mong chờ từng người hối cải tội lỗi mình. Chúa sẽ thứ tha dù tội lỗi chúng ta đỏ như hồng điều. Rồi một ngày khi các từng trời mở ra, là ngày Jesus Christ trở lại để đem hết thảy chúng ta, những kẻ thuộc về Ngài lên chốn hạnh phúc muôn đời.
Hãy ca vang lên ngợi khen Đấng Cứu Thế đã đến trần gian, đem lại kỷ nguyên thanh bình cho nhân loại. Danh Ngài là “Thống Khổ Nhân”. Danh con Thượng Đế lâm trần. Thay tâm ô tội, rửa ác bẩn. Lạ thay danh Cứu Chúa ! Halêlugia !.
Thánh ca 92: TA HY SINH VÌ CON HẾT
“I give my life to thee”
“Ta hi sinh vì con hết, huyết tuôn tim này tan tành, đem con ra từ nơi chết, chuộc tội đặng con lại sanh. Ta đã phó tánh mạng cho con rồi, phó chi cho Ta con ôi?”
Bài Thánh ca quí báu này được Frances Redley Havergal sáng tác. Cô sanh ngày 14/12/1836 tại Anh Quốc. Cha cô là một Mục sư. Cô rất vui tính và thích hoạt động. Niềm vui của cô được biểu lộ qua sự ham thích ca hát... Cô bước vào lãnh vực thi phú năm 7 tuổi. Cô học nhạc và trở nên một nhạc sĩ dương cầm. Năm 11 tuổi, một việc buồn đưa đến cho Frances : Mẹ cô qua đời. Bốn năm sau, vào lúc đang quì gối cầu nguyện, đời cô cảm thấy tươi sáng vì cô đã gặp được Giê-Xu Christ là “Mặt trời công nghĩa”.
15 năm sau khi viết bài Thánh ca nầy, Frances thuật lại rằng : “Vâng, bài Thánh ca Ta hy sinh vì con hết là của tôi, và có lẽ thật rất hào hứng nếu bạn được biết thế nào bài ấy đã ra đời và hầu hết thế giới đều biết đến. Đó là bài đầu tiên của tôi được liệt vào hàng Thánh ca. Tôi sáng tác bài ấy từ năm 1859, lúc tôi còn là một thiếu nữ rất trẻ. Tôi không nhớ rõ, lúc đó tôi như thế nào nữa. Tôi sống trong sự nghi ngờ và sợ hãi. Tôi tưởng tôi đến với Giê-Xu bằng một đức tin run rẫy. Tôi chưa bao giờ hiểu rõ về Ngài, và chưa cảm biết thật được Ngài yêu mến.
Trong một thời gian, cô ở tại nhà một viên chức người Đức. Một ngày nọ, cô trở về nhà trông rất mõi mệt và yếu đuối. Cô ngồi xuống ghế, trên bức tường đối diện có treo hình Chúa Giê Xu bị đóng đinh trên thập tự giá, phía dưới ghi hàng chữ : “Ta chịu điều này vì con, con đã hiến gì cho ta ?” Khi đọc xong dòng chữ này thì những vần thơ đến trong trí cô :
“Ta hy sinh vì con hết... Phó chi cho ta con ôi ?”?
Cô kể tiếp : “Tôi viết vội bài thơ ấy vào một tờ giấy cũ. Tôi đọc lại và tự nghĩ :
“Chẳng có vẻ gì là thơ hết, không cần viết lại làm gì”. Tôi ngồi xuống bên lò sưởi. Bỗng nhiên tôi bỏ tờ giấy vào túi. Sau đó tôi đến thăm một bà lão ở trại tế bần. Tôi lấy bài thơ đọc thử cho bà lão nghe. Bà vốn là người yêu mến Chúa. Luôn nói về Chúa, về sự thương yêu của Ngài. Nghe tôi đọc xong bài thơ, bà tỏ ra rất thích thú, nên tôi chép lại và cất đi.
Trong khoảng 42 năm sống trên đất, cô luôn gặp sự đau yếu. Dầu vậy cô cứ đứng vững trong Chúa. Từ khi mắc bịnh, cô đã bắt đầu ao ước được gần Chúa Giê Xu. Cô coi Chúa là quí hơn cả thế gian và Chúa thuộc về cô là quí báu vô cùng. Lúc bắt đầu đau ốm, cô viết câu : “Huyết Chúa Giê Xu, Con Ngài làm sạch mọi tội lỗi” (IGiăng 1 : 7). Câu này được treo trong phòng cô và được khắc vào phần mộ của cô, theo lời cô yêu cầu.
Thánh ca 95: GIỜ ĐƯỢC CHIÊM NGƯỠNG THẬP GIÁ
“When I survey the wondrous cross”
“ Giờ được chiêm ngưỡng thập giá quí hoá. Nơi Đông cung thánh xưa chịu hình đây. Lòng thật coi phú quí thảy lỗ cả, quyết bỏ hết kiêu ngạo tâm tánh này.”
Tác giả bài Thánh ca này là Isaac Watts mà chúng ta đã được biết trong phần tiểu sử của bài Thánh ca 44 và 54. Ông sinh năm 1674 và qua đời năm 1748. Isaac Watts đã viết bài nầy tại nơi ông dưỡng bịnh. Thân phụ ông là một chấp sự của một Hội thánh tại Anh Quốc. Isaac Watts có tài năng về âm nhạc, nhưng đến năm 18 tuổi ông mới được Cha ông khuyến khích và bắt đầu nghiên cứu âm nhạc. Sau ông được kêu gọi hầu việc Chúa, nhưng thường đau ốm nên nghỉ hưu sớm. Ông dưỡng bịnh suốt 36 năm. Bài “Giờ được chiêm ngưỡng Thập giá” ông viết theo ý Gal 6 : 14 (tôi hẳn chẳng khoe mình trừ ra khoe mình về Thập tự giá của Đức Chúa Giêxu Christ (ICor 2 : 2).
Vào một buổi tối, tiến sĩ William M. Taylor truyền giảng cho một xóm dân lao động nghèo ở Luân Đôn, 1500 thính giả hát bài ca nầy với một tấm lòng kỉnh kiền, thành thật. Khi vừa hát xong, Thánh Linh thăm viếng họ, ai nấy đều dâng lên lời cầu nguyện, ăn năn, khóc lóc. Trong cơn phấn hưng ở xứ Wales, hầu hết các buổi nhóm, người ta đều chọn hát bài Thánh ca này. Trong một buổi nhóm khác ở Luân Đôn, ông Torry và Alezander hướng dẫn, ông chỉ hát một câu:... “Nhìn đầu tay chân Chúa, cám cảnh bấy, yêu thương bi đát chung hòa giọt rơi. Từ nghìn xưa chẳng ai sánh cảnh ấy. Há thấy mão miện bằng gai khác đời ?....” Khi vừa dứt tiếng hát, khoảng 300 người dự nhóm tiếp nhận Chúa. Danh tướng Anh Quốc là Edward Robert rất buồn khi phải đi theo vợ dự một buổi truyền giảng. Nhưng hôm sau Bà bận việc, ông lại đi một mình. Ông làm chứng lại rằng : “Dầu tôi có nói với quí vị thật nhiều, từ giờ cho đến ngày mai, quí vị cũng không hiểu hết được niềm cảm xúc sâu xa của tôi khi tôi hát câu thứ ba của bài ca nầy. Vừa hát xong tôi quì ngay xuống, nước mắt tuôn tràn. Chưa bao giờ tôi khóc như thế. Hoàn toàn do tình yêu của Chúa cảm động lòng tôi.
Đến giờ cầu nguyện tin Chúa tôi mới cố gắng bước lên tòa giảng. Vợ tôi cầu nguyện đổ nước mắt cho tôi cả 8 năm rồi.
Issac Watts viết bài này dường như ông đang đứng dưới chân thập tự của Đấng Christ. Cùng với ông chúng ta không thể làm gì hơn ngoài việc kinh ngạc trước cảnh tượng “Con vua Thiên đàng” bị đóng đinh vào cây gỗ vì loài người tội ô. Chúa Giê Xu chết vì tội tôi. Vì tội tôí! Ngài phải chịu đau thương. Bằng đôi mắt vượt thời gian, chúng ta thấy máu đỗ ra từ vết thương của Ngài cùng với nỗi đau đớn của Ngài vì cớ chúng ta.
Thánh ca 111: CHÚA SỐNG
“He lives”
“Hầu việc Giê Xu Đấng sống nay, ngự trong dương thế rõ ràng; Lòng biết chắc Chúa sống trăm phần, mặc ai đa nghi vấn nan; lời Ngài tôi nghe thoả thích thay, nhìn tay thương xót rõ ràng, Ngài hằng gần tôi khi nhu yếu, phỉ phu mọi đàng. Ngài sống. Ngài sống. Chúa Giê Xu sống hiện rày! Đi chung trò chuyện suốt lối hẹp hòi, tâm tôi vui mừng thơ thái; Ngài sống. Ngài sống, để ban ơn cứu ta đấy; Nếu hỏi chứng cớ Chúa sống đâu nào, rằng Chúa sống trong lòng này.” Năm 1933, trong một chiến dịch truyền giảng, một thanh niên Do Thái đi dự nhóm nhiều lần. Đêm cuối cùng, ông hỏi MS. Ackley : “Giê Xu có thần tánh không? MS. Giải thích cho anh và khuyên anh tiếp nhận Đấng Christ sống lại làm Cứu Chúa của anh. Anh nói : “Tại sao tôi phải tiếp nhận một người Do Thái đã chết rồi? Ông MS. trả lời ngay : “Ngài sống”. Người thanh niên hỏi tiếp : “Tại sao ông biết rằng Ngài sống ?” MS Ackley dùng 3 điều để chứng minh : một là Kinh thánh, hai là lịch sử, ba là kinh nghiệm.
Thế nhưng câu hỏi làm sao ông biết rằng Ngài sống vẫn thường đeo đuổi trong trí ông. Sau này, bởi sự cảm động của Thánh Linh, ông MS. Ackley đã sáng tác bài Thánh ca. Ngài sống. Chứng cớ Chúa sống lại : Ngài đã sống trong lòng tôi, và làm Cứu Chúa của tôi.
Thánh ca 154: LỜI DỊU DÀNG
“Wonderful words of life"
“Tôi xin anh hãy ca thêm lên đi, lời thiêng liêng của sanh mạng; Cho tôi nghe thấy ý nghĩa tinh vi, lời thiêng liêng của sanh mạng. Lời dịu dàng ban vĩnh sinh, hằng giục lòng tin sắt đinh; Ôi lời dịu dàng! Ôi lời dịu dàng! Quí thay lời ban trường sinh.”
Philip Bliss là tác giả của nhiều bài Thánh ca, trong số đó có một bài mà khi sáng tác xong, ông không thấy hài lòng chút nào về lời nhạc và ông bỏ quên trong nhiều năm.
Sau khi ông qua đời, một nhà soạn nhạc của Hội Thánh là George C.Stabbins đã đem bài hát này giới thiệu với Hội Thánh. Mọi người đều cho rằng đây là một bài ca mẫu mực nói về Kinh Thánh. Mỗi một câu trong bài Thánh ca đều nói đến sự kỳ diệu của lời Đức Chúa Trời.
Nhiều người nhận xét rằng khi sáng tác bài này, Philip Bliss đã thật sự được Đức Thánh Linh cảm động. Chúa đã dùng ông để truyền đạt lời Kinh Thánh đến những cuộc đời còn tăm tối không có ánh sáng của sự cứu rỗi. Chỉ nghe hát bài Thánh ca này, nhiều linh hồn tội nhân đã bị chinh phục và sẵn sàng tiếp nhận Chúa:
“... Tai nghe văng vẳng tiếng phước âm vang.
Lời thiêng liêng của sanh mạng.
Ban ơn tha thứ giúp sống khương an.
Lời thiêng liêng của sanh mạng.
Một Jesus Chân Chúa thôi.
Toàn quyền làm nên thánh tôi.
Ôi ! lời dịu dàng, quý thay lời ban trường sinh ....”
Thánh ca 171: VẦNG ĐÁ MUÔN ĐỜI
“Rock of ages”
“ Xin núp trong vầng đá muôn đời, vì tôi phải nứt ra Ngài ôi! Lòng mong suối huyết kia trào phun, từ hông vỡ Chúa xưa tràn tuôn. Nên những linh dược chữa muôn tội, trừ căn ác vốn hay hành tôi.” Mục sư Augustus M. Toplady học trường Thần đạo Holy Trinity ở Ái Nhỉ Lan và hầu việc Chúa suốt đời. Ông được cứu bởi lời làm chứng của một tín đồ quê mùa. Điều lạ là người nầy kém học đến nỗi không viết được chính tên của mình. Nhưng Chúa đã dùng ông ta biến cải Toplady trở thành người truyền đạo.
Bài Thánh ca “Vầng đá muôn đời” của Toplady đã an ủi nhiều linh hồn đau khổ, buồn rầu và củng cố niềm tin cho nhiều người. Nhiều năm trước đây, một chiếc tàu buôn bị lâm nạn giữa biển khơi, trong số đó có hai vợ chồng ca sĩ danh tiếng. Lúc đầu, hai người đều có phao cứu cấp. Về sau, một người giựt mất cái phao của bà, bà phải bám vào lưng chồng mình. Họ lênh đênh trên biển một thời gian lâu, bà bảo : “Chắc tôi đuối sức mất”. Ông bảo : “Cố gắng một chút nữa đi, chúng ta cùng hát bài “Vầng đá muôn đời nhé”.
Khi họ hát, mọi người đều cảm thấy có sự thêm sức lạ lùng từ Thiên Thượng. Họ cùng cầu nguyện và tiếp tục cho đến khi một chiếc tàu Hải Quân đến cứu họ.
Bài Thánh ca nầy cứu nhiều người khỏi chết đuối. Nó còn cứu nhiều linh hồn hấp hối sắp bị diệt vong thoát khỏi hồ lửa nữa.
Thánh ca 181: SUỐI HUYẾT TUÔN
"There is a fountain filled with blood"
“Kìa trông suối thiêng huyết báu tuôn đầy, từ hông Giê Xu phát nguyên. Tôi nhân tắm mình dưới suối huyết nầy, sạch hết mọi gian ác liền. Sạch hết mọi gian ác liền, trắng trong bao nỗi ác khiên; Tội nhân tắm mình dưới suối huyết nầy, sạch hết mọi gian ác liền.” Lời của bài thánh ca do một con người tuyệt vọng nơi cuộc đời trần thế nhưng Chúa đã ban cho ông hiểu được nếu dâng sự vinh hiển cho Chúa thì ông sẽ là người mang lại niềm hi vọng để cho mọi người được thoả vui. William Cowper sinh quán tại Anh quốc ngày 26/11/1731 và tạ thế ngày 25/4/1800. Cowper là con trai của một Mục sư. Cuộc đời ông đầy dẫy sự đau buồn, đó là cả 1 bi kịch. Mẹ ông qua đời lúc ông được 6 tuổi. Khi lớn lên, làm việc trong Chính phủ, ông cảm thấy mình sống vô vị và lạc lỏng.
Cowper có người bạn thân là John Newton, một nhà truyền đạo và cũng là một nhà thơ. Hai người là bạn chí thân trong nhiều năm. Họ soạn được một số thánh ca và thi phẩm đáng kể (Olney Hymns).
Về sau, vì đời sống của quá vô vị, ông mặc cảm, buồn chán... vì thế khiến ông mất việc trong chính quyền. Cuối cùng ông quyết định chọn cái chết ! Nhưng ông không thể nào chết được vì trong ông còn đầy dẫy tình yêu của Đấng Christ. Một tia hi vọng thúc đẩy ông đủ can đảm đối diện với con người của mình. Tháng 7-1764 ông bắt đầu đọc Kinh Thánh trở lại, ông đọc các câu ở sách Rôma 3:24-25.
“Vả họ nhờ ân điển Ngài mà được xưng công bình nhưng không, bởi sự chuộc tội đã làm trọn trong Đức Chúa Giê Xu Christ, là con ĐCT đã lập làm của lễ chuộc tội, bởi đức tin trong huyết của Đấng ấy Ngài đã bày tỏ sự công bình như vậy, vì đã bỏ qua các tội phạm trước kia”. Những điều này đã ảnh hưởng mạnh vào ông, ông được cảm động và ngợi khen thượng đế, qua bài thơ ca ngợi sự vinh hiển của Ngài.
Thánh ca đó chính là bài “Suối huyết tuôn”, một thánh khúc ẩn tàng lòng bác ái của Đấng Christ một cách sâu xa. Ngài chịu đổ huyết ra để cứu chuộc loài người.
Thánh ca 202: CƠN MƯA PHƯỚC LÀNH
“There shall be showers of blessing”
“Từ trời dội một cơn mưa phước lành, lời vàng từ lòng yêu hứa ban, dồi dào nguồn phước mát mẻ hồn linh, do Giê xu tuôn tràn lai láng. Ấy mưa phước ơn dồi, chúng tôi đang mong chờ mưa ấy; Mới lác đác chung quanh vài giọt thôi, nguyền Ngài dội trận mưa lớn đây.” Trên bài Thánh ca in tên người viết lời là EL. Nathan, đó là bút hiệu của Major D. Whittle. Ông sinh ngày 22-11-1840 tại Mỹ. Trong cuộc nội chiến, ông nhập ngũ ở miền Bắc. Khi chiến tranh kết thúc, ông mang cấp bậc Thiếu Tá. Giải ngũ, ông làm việc ở một xưởng đồng hồ nổi tiếng. Nhưng lòng ông cứ bất an. Ở chiến trường, từng chứng kiến cảnh chết chóc, ông cảm thấy sự sống con người thật là mỏng manh, đời người nhanh chóng qua đi, thế mà nhiều linh hồn vẫn trầm luân trong tội lỗi. Năm 1873, ông quyết định dâng mình hầu việc Chúa. Lo việc truyền giảng, nhờ cậy Chúa bằng đức tin, lòng ông liền được bình an. Chúa ban phước thật nhiều cho ông, dùng ông dắt đưa nhiều người tin nhận Ngài. Ông thường đồng công với Moody, Sankey. Chúa cũng cho ông viết được nhiều bài thơ Thánh. Bài “Luôn mỗi phút” (TC 295), “Tôi biết Đấng tôi đang tin” (TC 262) và “Cơn mưa phước lành” đều do ông Whittle viết, là từng trải của một tác giả, cho ta thấy được đời sống đức tin của một người dâng mình trọn vẹn. Bài “Cơn mưa phước lành” dựa trên ý Thi Thiên 72:6. Tác giả cần có cơn mưa ơn phước của Chúa. Hãy yên lặng, suy nghĩ, hát và cầu nguyện cho chính mình và Hội thánh.
Ông Mc. Granahan (1840 – 1907) soạn nhạc bài Thánh ca nầy. Ông là một nhà âm nhạc hát giọng nam cao, được Chúa sử dụng nhiều.
Thánh ca 217: LINH ÂM GIAI ĐIỆU
“He keesp me singing”
“Tâm tôi rày văng vẳng linh âm giai điệu, Giê Xu luôn se sẽ ca ngâm: “Đừng kinh sợ chi, có Ta đương lo liệu.” trầm bổng trên cuộc thế thăng trầm. Giê Xu, Giê Xu, Giê Xu, tốt đẹp bấy hồng danh! Ngài làm cho tôi thoả tình, mừng hát trong mọi bước Thiên trình.”
Cứ mỗi lần nghe Hội thánh hát bài Thánh ca Linh âm giai điệu, tôi bỗng nhớ tác giả bài Thánh ca ấy. Tôi được hân hạnh quen biết ông ta tại Hội thánh nhỏ ở thôn quê miền Bắc tiểu bang Carolina Hoa Kỳ. Bấy giờ ông ta còn là một thanh niên khỏe mạnh, đẹp trai. Ông có một đức tin mãnh liệt, một lối giảng linh động và hấp dẫn lạ thường, khiến cho kỷ niệm lần gặp gỡ lần đầu ấy khó phai mờ trong trí tôi.
Sau đó một thời gian, chúng tôi gặp lại nhau, L.B. Bridgers thủ thỉ với tôi về cuộc lương duyên tốt đẹp mà Chúa đã sắp đặt cho ông với một thiếu nữ ở Kentucky, về ơn lành của ĐCT đối với vợ chồng ông, ba đứa con trai kháu khỉnh làm gia đình ông thêm hạnh phúc. Ông nói : Anh ạ, tôi rất ước ao ĐCT sẽ kêu gọi cả 3 con trai tôi hầu việc Ngài. Nếu cả 3 con tôi đều đi giảng tin lành thì rất là phước hạnh cho gia đình tôi.
Chính lúc cuộc đời vợ chồng L.B. Bridgers tươi sáng, thơ mộng như thế, ông đã sáng tác bài Thánh ca “Linh âm giai điệu”. Tôi còn nhớ một câu trong bài Thánh ca nầy “Đôi khi Ngài đưa dắt qua cơn ba đào, dọc đường gặp thử thách ngăn trở. Dầu lên đèo, lên dốc, xuống thác, qua hào, nhìn dấu chơn Ngài trước sờ sờ”. Có ai ngờ L.B. Bridgers đã nói tiên tri về cuộc đời của mình sau này.
Một thời gian khá lâu sau, chúng tôi lại gặp nhau, Luther B.Bridgers đã thuật lại câu chuyện bi đát của đời ông : Một buổi sáng kia, tôi đi giảng tại một chi hội gần thị xã Kentucky, vợ và 3 con tôi tiễn tôi ra tận đầu ngỏ. Đi một quảng xa, tôi quay lại nhìn, vẫn thấy vợ tôi tay bồng đứa bé nhất, còn 2 đứa lớn đứng cạnh bà tươi cười vẫy tay và nói với theo : Chúc ba đi bình an nhé ! Tôi cười vẫy tay với gia đình rồi lật đật chạy ra ga xe lửa. Tôi đi giảng 2 tuần lễ và trong đêm Chúa nhật cuối cùng của cuộc phục hưng, khoảng 1 giờ sáng, giữa lúc tôi đang ngủ thì tiếng chuông điện thoại reo. Đầu kia, một giọng hối hả vang lên: – Có phải ông L.B Bridgers đó không ?
– Vâng, tôi đây.
– Thưa ông, chúng tôi rất đau đớn báo tin ông rõ. Hồi tối, căn nhà của ông bị hỏa hoạn, bà và 3 cháu đều bị chết cháy cả. Nghe ông thuật đến đó, tôi xúc động quá, vội hỏi : “Thế rồi anh làm gì ?
L.B Bridgers đáp : Lúc ấy ma quỉ cười nhạo tôi : “Luther ơi, ngươi thấy chưa? ĐCT có thương yêu gì ngươi đâu, Ngươi đi vắng, chẳng ai bảo vệ gia đình ngươi cả. Vợ con ngươi đã làm mồi cho ngọn lửa, ngươi còn thờ phượng ĐCT chăng ?”
Tôi bèn quì xuống bên chiếc điện thoại mà thưa rằng: “Lạy ĐCT, con đi giảng cho bao nhiêu người, từng nói với họ rằng : Thánh Linh có thể an ủi họ trong cơn thử thách khổ đau. Chúa ơi ! Giờ đây, con xin Ngài dùng Thánh Linh an ủi con trong cảnh khốn nạn nầy.”
Cám ơn Chúa ! Giữa cơn ba đào khủng khiếp, lòng tôi được bình an vì cảm biết ĐCT gần mình. Cánh tay toàn năng của Ngài đang âu yếm, bao phủ tôi. Sáng hôm sau, tôi quay về Harro Suburg, đứng nhìn tất cả sản nghiệp của mình chỉ còn lại đống tro tàn. Tôi thấy người ta đang nhặt vài mẫu xương đã cháy thành than. Đó là di tích của mái ấm gia đình của tôi. Họ bỏ những mảnh xương ấy vào chiếc quan tài. Tôi bỗng nhìn thấy một vật sáng lấp lánh trong đống tro. Tôi cúi xuống lượm lên, đó là mãnh thép của chiếc đồng hồ đeo tay mà tôi đã tặng vợ tôi trong dịp sinh nhật cuối cùng của đời nàng. Tôi vẫn nhớ rõ, khi nhận chiếc đồng hồ ấy, vợ tôi rất sung sướng và cảm động, khen tôi là người chồng tốt, người cha hiền.
Luther bảo : Anh ơi, tôi không còn sức chịu đựng nữa”, tôi quyết định bỏ quê nhà ra đi với chiếc valy cũ kỹ và tấm lòng tan vỡ để tiếp tục chức vụ. Sáu tuần lễ sau tấn thảm kịch, nhà truyền đạo Luther B. Bridgers chủ tọa một Hội đồng phục hưng tại một chi hội Giám lý ở Richmond, tiểu bang Virginia. Mục sư chủ tọa chi hội ấy là Tấn sĩ Samhatcer tiếp đãi Luther và tôi trong tư thất của ông. Chúng tôi ngủ chung một phòng. Một đêm kia, đang ngủ bỗng tôi nghe tiếng Luther nói : “Tôi đây mình ơi ! Tôi đang đến đây”. Rồi ông bước xuống khỏi giường, khóc nức nở và cầu nguyện : “Chúa ơi, con không hiểu vì sao tai nạn nầy xảy ra. Con không hiểu, Chúa ơi con xin Ngài đừng để con thất vọng. Lạy Chúa Giêxu ! Bao nhiêu người đang trông đợi nơi con, xin Ngài giúp con trung tín”.
Sau khi ông lên giường ngủ lại nghe tiếng ngáy đều, tôi mới rón rén thức dậy bật đèn lên, thấy ông đang gối đầu trên cánh tay ngủ ngon lành, hai má còn ướt nhưng nét mặt tươi tắn. Tôi đứng nhìn ông một lát rồi không ngăn được nước mắt. Tôi nói : “Luther ơi, bài giảng vĩ đại hơn hết mà anh giảng cho thế gian nầy chính là cách anh chịu đựng sự đau khổ của mình trong giờ phút anh phải uống chén đắng cay”.
Đêm chót của cuộc phục hưng, Hội thánh hát bài Thánh ca “Tôn vinh giai điệu”, “Giê Xu, Giê Xu, Giê Xu. Tốt đẹp bấy hồng danh. Ngài làm cho tôi thỏa tình, mừng hát trong mọi bước Thiên trình”. Tôi bắt đầu suy nghĩ ý nghĩa danh Giê Xu đối với Luther sâu nhiệm và cao quý dường nào. Nhất là trong cơn thử thách đớn đau hơn hét của đời ông.
Về Đầu Trang Go down
http://TINLANHHYVONG.COM
Lưu Chí Huy

Lưu Chí Huy

Tổng số bài gửi : 368
Join date : 24/10/2010
Age : 39
Đến từ : BTN HTTL CẦN THƠ

LỊCH SỬ CÁC BÀI THÁNH CA !!!! _
Bài gửiTiêu đề: Re: LỊCH SỬ CÁC BÀI THÁNH CA !!!!   LỊCH SỬ CÁC BÀI THÁNH CA !!!! Icon_minitime27/10/2010, 14:23

Thánh ca 223: CHÈO RA
“Lauch out”
“Kìa thật hồng ân Cha mênh mông như biển lớn lao, thăm thẳm bát ngát ai đo được nào. Lên thuyền cùng đoạn neo, ra khơi biến tăm ngay, trong dòng hồng ân kia thẳm sâu thay. Chèo ra ngoài biển thẳm sâu, dứt hết neo dằng bấy lâu; bạn chèo ta hỡi, cùng chèo ra biển thiêng liêng, chỗ luồng ân điển vẹn tuyền.”
Tiến sĩ A.B. Simpson sinh ngày 15-2-1843 tại Canada. Tin Chúa khi còn học Trung học, nhận biết Chúa kêu gọi nên ông đã dâng mình khi lên Đại học. Sau khi tốt nghiệp Thần học, ông hầu việc Chúa tại một Hội thánh Trưởng lão, được nổi tiếng nhưng ông vẫn thấy công việc mình chưa đạt kết quả. Chúa cho ông một khải thị. Ông chú tâm huấn luyện những người bằng lòng rao truyền Tin Lành cho cả thế giới. Ông từ chức công việc trong giáo hội. Công việc mới đòi ông phải từ bỏ tất cả, không có lương bỗng nhất định, ông phải sống bằng đức tin nơi sự tiếp trợ của Chúa. Đau lòng vì gia đình phản đối, nhưng ông cam chịu nhiều gian khổ vì biết chắc Chúa đầy lòng thương xót và nhân từ, luôn ban nhiều ân huệ cho ông. Ông mất năm 1919. Nhưng Hội Truyền giáo Phúc âm liên hiệp vẫn tiếp tục khai hoang những công trường trên thế giới.
Trong bài Thánh ca nầy, ông khuyên tín hữu cùng tiến bước trên con đường thuộc linh, đừng đứng mãi bên bờ thử nước mà phải chèo ra biển sâu. Tuy ông không chuyên về âm nhạc, nhưng ông biết nhờ cậy Chúa. Tâm hồn luôn được Thánh Linh cảm động, ông đã được Chúa ban cho nhiều bài Thánh ca cảm động lòng người.
Hãy chèo ra nơi biển sâu, bạn sẽ được ban cho linh ân phong phú và năng lực dồi dào.
Thánh ca 231
NGUYỀN CUNG HIẾN CHÚA CẢ ĐỜI TÔI
“Take my life, and let it be”
“Nguyện cung hiến Chúa cả đời tôi, thành tâm dâng tất cả muôn mối; Cũng đem hết bao nhiêu năm ngày, để khen ngợi chân Chúa tôi nay.”
Bài thánh ca dâng hiến này do cô Francis Ridley Havergal sáng tác vào năm 1874 tại Anh quốc. Lúc đó cô rất kém sức khỏe, thân phụ cô là giám mục Anh quốc giáo tại Worcester trong nhiều năm. Cô Havergal đã từng sống tại Worcester, Luân Đôn, Swansea, South Wales và đã du lịch nước Đức và Thụy Sĩ. Sau nhiều khó khăn thử thách Chúa ban cho cô Thánh ca đẹp đẽ này và một quyển sách có tựa là “Dâng cho Chúa dùng”. Đây là một tác phẩm quý giá, trong đó có câu sau đây.
Kính cẩn con xin dâng Ngài
Nguyện con thuộc về Ngài luôn.
Thánh ca 237: NGUYỆN THEO Ý CHA
“Have Thine own way”
“Tôi nguyện theo ý Cha, vâng Ngài không thôi, Cha là thợ gốm thiêng, đất sét là tôi. tôi nguyện theo ý Cha, xin Ngài nung đúc. Tôi chỉ biết yên lặng, đợi chờ vâng phục.”
Muốn sáng tác được lời Thánh ca cao quí và sâu đậm trong lòng người, đời sống của người ấy phải thuận phục theo ý Chúa và vâng lời Ngài không thôi. Những lời thơ đầy kinh nghiệm quí báu này do bà Adelaide A. Pollard sinh năm 1862 tại Mỹ, bà sớm dâng mình cho Chúa, giúp đỡ nhiều người hiểu biết lẽ thật. Bà là người yên lặng và cũng thật nhu mì, khiêm nhường, thích làm công tác tương trợ, Chúa cũng ban cho bà ơn tứ làm thơ, viết văn, giải kinh. Bà sáng tác nhiều Thánh ca, nhưng chỉ viết tắt tên mình là A.A.P. Bà đi truyền giảng ở nhiều nơi như Anh, Phi Châu... Bà chỉ có một mục đích “Giương cao ngọn cờ danh Christ”.
Năm 1902 bà đi dự nhóm cầu nguyện tối, nghe được lời cầu nguyện của một bà tín đồ lớn tuổi : “Chúa ơi ! việc gì xảy đến cho chúng con cũng được.
Miễn là ý chỉ Ngài được làm nên trong đời sống chúng con”. Bà cảm động mạnh mẽ. Đêm ấy, bà không ngủ được.
Ngồi viết bài thơ “Nguyện theo ý Cha”. Nhiều thanh niên hát xong bài Thánh ca nầy đã cảm động dâng đời mình cho Chúa.
Bà được gọi về nước Chúa năm 1934, lúc đó bà 72 tuổi nhưng bà vẫn chuẩn bị đi hầu việc Chúa tại nước ngoài. Khi đến trạm xe, bịnh tim của bà phát lên, chẳng bao lâu sau bà yên lặng rời trần thế để về với Chúa.
Thánh ca 240: CÀNG GẦN CHÚA HƠN
“Nearer, My God, to Thee”
“Chúa ôi! Cho tôi càng gần, gần nơi Chúa hơn; Dẫu phải mang cây thập tự, càng gần Chúa hơn. Trong lúc đau thương sầu ưu, tôi vẫn luôn xin Giê Xu. Chúa ôi! Cho tôi gần Ngài, càng gần Chúa nay. Trong phim Titanic, lúc con tàu đang chìm dần xuống lòng đại dương ban tứ tấu đàn bài Thánh ca này trong khi con tàu chìm dần xuống lòng đại dương. Mọi người trên con tàu hoảng hốt tìm đường chạy đi để cứu sinh mạng mình, trong khi đó bản nhạc thánh vẫn cứ bình thản trỗi lên bằng tiếng vĩ cầm nghe rất não nùng. Tác giả của thánh ca này là Sara Flowers Adams sinh năm 1805, mất năm 1848. Bà sáng tác bài thơ này năm 1841. Bà rất muốn trở thành nhà soạn kịch, nhưng sức khỏe yếu kém, bịnh hoạn đã ảnh hưởng đến việc học. Đấu tranh giằng co trong tâm linh, bà thất vọng vô cùng. Lúc đó bà mới nhìn thấy được thập tự giá mà Chúa đã sắm sẵn. Bà yêu Chúa và gần gũi Ngài nhiều hơn. Cha của bà là ông Benjamin F.Adams, một nhà văn. Vì bất đồng quan điểm chính trị với chính phủ Anh quốc lúc bấy giờ nên phải vào tù. Trong thời gian bị giam giữ, nhiều bạn bè đến thăm, có một cô gái yêu ông. Sau đó họ lấy nhau và sinh ra S.F.Adams, cô bé này tính tình giống hệt cha mình. Dr. Lowell Mason phổ nhạc năm 1856, ông là người đầu tiên nhận được học vị Bác sĩ âm nhạc tại Mỹ.
Thánh ca 244:
NGUYỆN CÀNG YÊU THƯƠNG CHRIST
“More love to Thee”
“Lòng nguyện càng yêu Giê Xu, mến yêu Ngài thêm! Thành tâm quì xin chăm chú, mến yêu Ngài thêm. Mối sở ước chẳng chi hơn, yêu thương Giê Xu keo sơn, lòng nguyện ngày đêm, mến yêu Ngài thêm.”
Có những bài thánh ca viết bằng nước mắt và nỗi u buồn của những kinh nghiệm đau thương trong cuộc đời. Những giờ phút này đã làm bùng cháy trong tâm hồn bà Elisabeth P. Prentiss cảm xúc sâu xa về tình yêu đối với Đấng Christ.
Bà Elisabeth Prentiss hướng về chồng hỏi với cặp mắt đẫm lệ :
– Tại sao tai họa lại xảy đến với chúng ta ?
– Chúng ta nên hỏi chính mình tại sao một điều như thế này lại không xảy đến với chính chúng ta? Chúng ta có hơn những gia đình nào khác đã mất những người thân yêu trong trận dịch này không? Phải chăng ĐCT nợ chúng ta một lòng sủng ái đặc biệt mà Ngài không nợ một gia đình nào khác? Hay Ngài sủng ái tất cả mọi người .
Bà Prentiss giấu mặt trong đôi tay và khóc một lúc lâu cho đến khi bà cảm thấy không còn nước mắt để khóc nữa. Bà nghĩ về tất cả những điều bà đã làm cho đến lúc ấy, khi chết chóc đến thình lình và nhanh nhảu, lấy mất đi những người thân yêu của bà. Sinh ở Portland, Maine, là con gái của một tu sĩ sùng kính. Ngay thuở thiếu thời, bà đã bộc lộ một năng khiếu văn chương lỗi lạc. Mới 16 tuổi, bà đã là một cộng tác viên thường xuyên của một trong những tạp chí hàng đầu của Quốc gia, tờ “Người bạn đồng hành” của thanh niên, xuất bản ở Boston. Sau khi học xong bà đã đi dạy trong nhiều năm. Năm 27 tuổi, bà lập gia đình với MS. George L. Prentiss và chuyển đến T.P Nữu Ước, nơi ông là MS của Hội thánh Trưởng Lão, đường Mercer.
Đó là năm 1856, 11 nămsau ngày thành hôn, thảm kịch ập đến cướp đi những người thân yêu khỏi gia đình ông bà. Trong nhiều tuần lễ, nỗi buồn vẫn không nguôi, dù đức tin của bà đặt nơi chúa rất chân thành nhưng không lay động. Suốt những ngày đau buồn ấy, những tín đồ vẫn yêu thương , ân cần giúp đỡ ông bà MS của họ, thu xếp nhà cửa, chuẩn bị bữa ăn, trông nom công việc trong nhà mỗi ngày.
Vào một buổi chiều tối, bà nói với ông, khi họ từ nghĩa trang về :
– Anh George, đêm tối tăm và em thì ở xa gia đình, chúng ta phải làm gì bây giờ? Chẳng lẽ chỉ ngồi yên lặng khi gia đình chúng ta tan vỡ. Đời sống chúng ta khốn nạn, hy vọng chúng ta không còn, ước mơ chúng ta tan biến ?
Đây là cơ hội để chúng ta bày tỏ trong đời sống mình những điều mà chúng ta cũng cứ luôn giảng luận dạy dỗ và tin tưởng bao nhiêu năm nay.
Đôi lúc em nghĩ rằng em không thể đứng nỗi trong một giây phút nữa, dầu khoảng thời gian này chẳng thấm thía gì với cả đời người .
Nhưng chính trong những lúc như thế này, ĐCT càng gần chúng ta hơn, như chúng ta yêu thương con mình nhiều hơn khi chúng bệnh tật, buồn phiền hoặc đau đớn. Chúa Giê Xu phán rằng :” Các người sẽ có sự hoạn nạn trong thế gian, song hãy cứ vững lòng, ta đã thắng thế gian rồi”. Sự đau khổ không đến từ ĐCT như là một sự đo lường có tính rèn luyện, và ở đây nó cũng không cần được tranh cải, lý lẽ hóa, thảo luận hay triết lý hóa. Ở đây nó phải được sử dụng và điều khiển cho sự vinh hiển của ĐCT.
Sau một vài phút yên lặng nặng nề, bà Prentiss nhìn chồng nói :
– Em nhớ rất rõ một câu mình đã giảng trong ngày Chúa nhật tuần vừa qua. Câu ấy giúp đỡ an ủi em rất nhiều.
– Câu đó là gì?
– Tình thương yêu của ĐCT có thể giữ linh hồn khỏi mù quáng.
– Quả đúng như vậy em yêu ạ! Chúng ta càng yêu ĐCT như chúng ta nhận biết Ngài trong chúa Giêsu, thì phép lạ chữa lành của Ngài lại càng xảy ra trong lòng của chúng ta. Càng ít yêu Chúa thì càng có ít cơ hội cho chúng ta chống cự nỗi với những thống khổ đau đớn của những mất mát trong đời sống của chúng ta.
Khi ông rời nhà để đi thăm nhiều nơi trước bữa ăn tối, bà ngồi trong phòng khách thổn thức bên quyển Kinh Thánh, đọc qua nhiều phần, lúc thì đọc thầm, lúc thì đọc lớn tiếng, vì tiếng đọc to hỗ trợ đức tin của bà. Sau đó dặt quyển Kinh Thánh xuống, bà mở quyển Thánh ca tìm kiếm ánh sáng và sự an ủi từ các bài hát phản ảnh những nỗi buồn và chiến thắng của các Cơ Đốc nhân khác trong hoàn cảnh tương tự. Khi lật qua bài “Càng gần Chúa hơn” (Thánh ca 240), bà đọc lớn tiếng nhiều lần, lòng thầm nguyện rằng : Từng trải của chính bà cũng sẽ tương tự, ít nhất cũng về thời gian, như từng trải của Gia cốp ở Bêtên. Bài thơ của bà bắt đầu như sau :
“Lòng nguyện càng yêu GiêXu, mến yêu Ngài thêm
Thành tâm quì xin chăm chú, mến yêu Ngài thêm
Mỗi sở ước chẳng chi hơn: yêu thương Giê Xu keo sơn
Lòng sở nguyện ngày đêm, mến yêu Ngài thêm”.
Bà viết bốn khổ thơ vào buổi chiều ấy, nhưng bà không đưa cho ông xem, cho đến 13 năm sau. Bài Thánh ca này được in rời lần đầu tiên năm 1869 và 1870 thì được in trong một quyển Thánh ca.
Dù đã viết năm quyển sách trước khi bà về với Chúa năm 1878 (60 tuổi). Và trong những quyển ấy, quyển “Bước về Thiên đàng” được nhiều người thích nhất. Bà Prentiss đã sống trong lòng người Cơ đốc bởi bản dịch Tân ước của bà. (Như bản dịch Cựu ước của Sarah Flower Adams).
Thánh ca 252
JESUS ĐẤNG HẰNG YÊU THƯƠNG TÔI
“Jesus, lover of my soul”
“Giê Xu Đấng hằng yêu thương tôi, tôi mong đến nghiêng trên ngực Ngài. Lúc sóng bủa ầm bên chơn tôi, trong khi bão tố đang vang dội. Xin che tôi, xin giấu kín luôn. Cho qua cơn mưa ác, gió ôn. Thẳng đến bến bình yên thiên môn, mong ơn Chúa tiếp rước linh hồn.
Tác giả của bài thánh ca này là nhân vật rất sùng kính với lời của Thánh Kinh, ông có đời sống đạo đức tin kính mạnh mẽ nên ông và anh của ông đã tạo nên một cuộc cải cách tôn giáo tại nước Anh. Charles Wesley sinh ngày 18-12-1707 tại Epworth, Anh quốc. Qua đời ngày 29-3-1788 là em ruột của nhà truyền đạo John Wesley. Hai ông là nhà sáng lập Hội Thánh Giám lý và đã từng xuôi ngược Anh Mỹ để giảng Tin Lành.
Charles Wesley là soạn giả vĩ đại của Thánh ca trong mọi thời. Ông soạn 6.500 ca khúc có giá trị về văn chương. “Jesus, lover of my soul” là một bài ca bất tử được nhiều người hâm mộ. Thánh ca này được dùng trong các cuộc bố đạo vĩ đại của các diễn giả trứ danh như Charles H. Spurgeon, D.L. Moody. Điểm độc đáo của bài thánh ca là thỏa mãn được linh hồn của kẻ vui và an ủi có hiệu lực những linh hồn khốn khổ. Nói về bối cảnh khi sáng tác Thánh ca này thì có nhiều giả thuyết đưa ra:
– Một hôm, khi ông Wesley đi trên một chiếc tàu vượt đại dương, trên đường đi tàu gặp bão to. Sóng to gió lớn, dồi dập chiếc tàu của ông, viên hoa tiêu cũng không có cách nào xoay sở, mọi người trên tàu đều bối rối, họ cùng dâng lời cầu nguyện. Một lúc sau sóng yên gió lặng mọi người được thoát nạn. Wesley đã sống trong kinh nghiệm này nên ông viết ra một thánh ca ngợi khen tình yêu cao cả của ĐCT.
– Một lần ông đứng bên cửa sổ và nhìn ra ngoài vườn, bỗng nhiên một con chim bị trúng đạn và sa vào tay mình, hình ảnh này làm ông cảm động và nhớ đến những linh hồn hư mất đang trở về cùng Chúa để tìm lại sự bình yên.
– Một cuộc bắt bớ tại Kilales, Country Down Ireland, nhưng nhờ vợ của một nông gia, anh em ông Wesley đã được thoát nạn và bà Jane Lowrie Moore giấu ông trong nhà và giúp ông trốn thoát bằng cửa sổ nhỏ phía sau. Qua từng trải này ông cảm nhận một cách sâu sa về lòng yêu thương giải cứu của ĐCT đối với loài người.
Thánh ca 253: GIÊ XU LÀ BẠN THẬT
“What a friend we have in Jesus”
“Ôi! Giê Xu Chúa ta là bạn thật, bằng lòng gánh tội lỗi chúng ta; Ban ơn chúng ta hôm mai thân mật, trình cho Chúa bao tâm sự ta. Bao lần ta bối rối dặp sầu tư, lắm lúc tâm hồn bỗng bồi hồi. Nguyên do chúng ta chẳng đem tâm sự trình ra trước Giê Xu mà thôi.”
Cuộc đời của tác giả bài thánh ca này là những chuổi buồn nối tiếp theo nhau. Từ lúc là thanh niên gặp trắc trở trong hôn nhân cho đến lúc muốn lập lại hôn nhân, đau đớn vẫn tiếp tục theo đuổi, nhưng cuộc đời dầu không đạt được điều mơ ước vẫn còn có Chúa Giê Xu là người bạn thật. Sau khi tốt nghiệp tại đại học đường Dublin, Ái Nhĩ Lan với bằng cử nhân,vào năm 1842. Scriven 23 tuổi đã bỏ chạy khỏi bờ biển quê hương sau cái chết đuối của vị hôn thê vào buổi chiều trước hôn lễ của họ. Dầu cách ly ngàn trùng với những khung cảnh, mùi vị của TP. Dublin, ông cũng chỉ tìm được chút khuây khỏa trong sự chạy trốn của mình mà thôi.
Cuối cùng, ông đặt chân đến cảng “Hy Vọng”, nằm ở bờ bắc hồ Ontario, thuộc tỉnh Ontario, Canada. Xa hơn đó 10 dặm (16 km) về phía Bắc, nằm bên bờ hồ Rice tuyệt đẹp, là một khu định cư nhỏ tên là Bewdley. Cách khu này vài dặm nữa là đồn điền Pengelley, nơi Scriven làm thầy giáo cho lũ trẻ của gia đình trong nhiều năm.
Vài năm sau, Scriven bắt đầu phân chia thì giờ của mình cho 2 nhà Pengelley và James Sackville mà Scriven được cảm hứng sáng tác bài thơ mãi mãi gắn liền với tên ông.
Vào một đêm khuya năm 1855, Scriven nặng nề với cô đơn, thất vọng và buồn rầu, đã dốc đổ lòng mình với ĐCT, van nài Ngài ban sự giải thoát khỏi gánh nặng và hứa rằng ông sẽ trung tín hầu việc Ngài khi Chúa đáp lời cầu nguyện của ông. ĐCT nghe và trả lời, Joseph Scriven cảm thấy gánh nặng mình được cất khỏi một cách kỳ diệu.
Trong niềm hoan hỉ vừa tìm thấy, Scriven vội thảo nhanh một bài thơ đơn sơ với nhiều khổ thơ mô tả cuộc chiến đấu và chiến thắng của ông. Với tựa đề là “Cầu nguyện không thôi”. Bài thơ đại ý như sau :
“Kỳ diệu thay là tình bạn chúng ta có với Chúa Giê Xu Ngài mang lấy tất cả tội lỗi, đau đớn của chúng ta
Lạ lùng bấy là đặc ân được trình dâng mọi sự
Với ĐCT trong lời cầu nguyện
Ôi, chúng ta thường đánh mất sự bình an
Và mang lấy những nỗi đau khổ không cần thiết
Tất cả chỉ vì chúng ta không tỏ bày
Nỗi niềm với Chúa trong lời nguyện cầu.”
Bi kịch theo đuổi những bước chân của Joseph Scriven như hình với bóng. Bước vào tình yêu lần thứ nhì, ông đính ước với cô Eliza Catherine Roche, con gái độc nhất của Đại úy Hải quân Hoàng gia Andrew Roche. Nhưng một lần nữa hạnh phúc lại khước từ ông : Nàng mắc bệnh lao phổi và chết năm 1860, trước ngày lễ cưới của họ.
Sau 2 nỗi bất hạnh đau thương như vậy, ông lại càng dấn mình thêm trong công việc tôn giáo và từ thiện. Ông kết hợp với nhóm anh em Plymouth và phục vụ như một nhà giảng đạo tình nguyện trong nhiều năm. Ông cũng giảng cho HT Baptit Bailicboro gần đó trong một thời gian. Những người ở Bewdly và vùng phụ cận yêu mến ông vì đời sống ông giống Chúa của ông và thói quen chia sẻ tất cả lợi ích cá nhân của ông cho những người nghèo mà ông coi là cần yếu và cấp bách hơn chính mình. Vào những năm sau đó, ông được tả như là “một người có vóc thấp với mái tóc hoa râm, râu cạo sạch và cặp mắt xanh lơ long lanh mỗi khi ông nói”. Một vài người khác cho rằng “ông có khuôn mặt của một thiên sứ”. Những người biết rõ ông thì nói “ông có thói quen nói với tất cả mọi người về tình yêu của Chúa Giê Xu”.
Khi thể xác ông đã hư mòn bởi sự lao nhọc, Sacville đem ông về nhà lần nữa, và chính tại đó, năm 1886, Scriven trải qua những ngày cuối cùng của cuộc đời. Trong chính ngôi nhà 31 năm trước ông đã sáng tác bài thơ, Sackville tìm thấy bài ấy trong quyển vở dán sưu tập tranh ảnh, trong cơn bịnh chí tử và cuối cùng của Scriven. Ông giải thích rằng ĐCT và tôi đã sáng tác bài thơ đó.
Bài thơ được in lần đầu tiên khi Scriven để lại một bản sao cho mình và gởi một bản khác cho một tờ báo Cơ Đốc. Thời gian ngắn sau, Scriven qua đời. Trong cơn mê sảng, ông bước lảo đảo từ phòng ngủ ra ngoài, kiệt sức, vấp té xuống một lạch nước nhỏ cách nhà chừng 100 yard (92m), chìm người xuống không đầy 61 in (15cm). Những người bạn ông thuật lại rằng: “Ông chết quì gối trong dáng điệu Cầu nguyện”. Ba đài kỷ niệm ông đã được dựng lên tại Bewdley và vùng phụ cận vào năm 1919, nhân dịp kỷ niệm năm thứ 100 ngày sinh của ông. Bài thơ của ông do C.C. Converse phổ nhạc, từ lâu đã được trân trọng bảo tồn trong lòng các Cơ Đốc nhân trên toàn thế giới. Bài Thánh ca ấy đã tìm thấy một chỗ đứng vững chắc trong Thánh ca của Hội Thánh chung.
Thánh ca 255
LÒNG TIN NGÓ CHÚA CHẲNG THÔI
“My faith looks up to Thee”
“Lòng tin ngó Chúa chẳng thôi, Gô gô tha, chiên con Trời. Thật là Chúa tôi; Xin nhậm lời tôi, Chúa ôi! Quăng mọi tội xa khỏi tôi, quyét hiến cả thân, hồn này. Thuộc về Chúa hoài.”
Tác giả của bài thánh ca này là một thanh niên trẻ tuổi: Plamer viết lúc mới 22 tuổi, đây là bài thơ đầu tiên và hay nhất. Trong khi bài thơ hay nhất của Tennyson, bài “Crossing the Bar”, là bài cuối cùng của Tennyson viết lúc 81 tuổi.
Mùa thu năm 1830, Ray Plamer, chàng sinh viên tốt nghiệp trường Yale, đến TP. Nữu Ước với tư cách là thầy giáo tại một trường nữ sinh được kén chọn, đang ở dưới sự điều khiển của một nữ tín hữu HT Saint George. Tại đó, sống với gia đình của vị hiệu trưởng, ông chia thì giờ của mình ra giữa việc dạy học và học thần đạo. Từ nhỏ, vốn đã quen diễn tả qua thi ca, những gì mà lòng mình cảm nhận. Vào một đêm đầu mùa đông năm 1830, ông ngồi tại bàn và viết một bài thơ mới. Đó là giờ mà Đấng Christ với sự giàu có của tình yêu và ân điển, Ngài được nhận thấy cách sống động, như thể tràn đầy tâm linh với cảm xúc sâu lắng nhất. Chàng có suy nghĩ gì về việc viết một bài Thánh ca cũng chẳng có dụng ý gì về việc viết một bài thơ cho người khác đọc. Ông ghi ra 6 khổ với vần 6.6.4.666.4. bất thường mà khổ đầu là :
“Lòng tin ngó Chúa chẳng thôi, .... thuộc về Chúa hoài” Ông cảm động sâu xa đến mức làm những dòng cuối bị lem bởi những giọt nước mắt tuôn tràn. Trước khi đi ngủ, ông viết câu sau đây trong nhật ký :”Tối nay tôi đã viết một bài thơ đơn sơ. Tôi chỉ viết những điều tôi cảm nhận được. Tôi viết những chữ cuối cùng với cảm xúc dịu dàng”.
Sau này, ông ghi lại bài thơ đó trong một quyển sách bìa da mà ông luôn mang theo bên mình. Mùa thu năm 1832, hai năm sau khi ông viết bài thơ trên, ông Ray Plamer đi thăm các tín hữu ở TP. Boston, tình cờ gặp người bạn, Tấn sĩ Lowell Mason, trên một đường phố nhộn nhịp. Mason, cha đẻ của TC Hoa Kỳ, hỏi chàng trai trẻ rằng :”Ông có thấy bài Thánh ca nào hay để dành cho quyển: “Tập Thánh ca và giai điệu” mà ông định xuất bản trong một thời gian nữa, với sự giúp đỡ của Tấn Sĩ Hastings ở Nữu Ước không? Plamer ngần ngại đề cập đến quyển sách nhỏ của mình. Bất đắc dĩ lắm ông mới để người khác đọc đến những dòng thơ tường thuật kinh nghiệm tâm linh sâu xa và cảm động của mình. Nhưng khi đọc mấy khổ thơ, Mason hỏi xin một bản sao, và người ghé vào một nhà kho, ghi lại bài thơ, và Mason bỏ vào túi mình. Trên đường về nhà, vị nhạc sĩ cẩn thận đọc lại nhiều lần các câu thơ và chịu xúc động đến nỗi ông soạn một giai điệu cho bài thơ và ông đặt tên là OLIVET.
Hai hôm sau, hai người bạn gặp lại nhau trên một con đường nhộn nhịp khác ở Boston, không chào nhà thơ trẻ tuổi, Tấn Sĩ Mason kêu lên : Plamer, anh có thể sống lâu và làm nhiều điều tốt. Nhưng tôi nghĩ anh sẽ được biết đến nhiều nhất vì là tác giả của bài “Lòng tin ngó Chúa chẳng thôi” đấy!
Nhà thơ được phong chức MS vào năm 1835 và giữ nhiều chức vụ thuộc linh cũng như hành chính ở tiểu bang Maine và Newyork. Khi ông bà kỷ niệm ngày thành hôn năm 1882, một người bạn đã dùng những lời sau đây để tỏ lòng kính trọng :”Đặc ân lớn nhất mà Thiên Chúa đã từng ban cho con cái Ngài trên đất và cho một số người là sáng tác một bài Thánh ca Cơ Đốc cao quí được các HT tiếp nhận được những tấm lòng yêu thương, thành kính ở những miền khác nhau với những tiếng nói khác nhau hát và sẽ còn tiếp tục được hát khi tương lai mở ra những thế kỷ tươi sáng. Dầu ông đã viết nhiều bài Thánh ca khác, cũng như dịch từ tiếng Latinh những viên ngọc quí thơ ca, như bài :”Đức Thánh Linh đến trong tình yêu” và “Giêxu, Ngài là niềm vui của những tấm lòng yêu thương”. Trước khi ông mất năm 1887 những tín hữu người Anh đều đồng ý rằng bài Thánh ca đầu tiên của Ray Plamer là bài Thánh ca hay nhất mà ông đã viết.
Thánh ca 258: ÔI CHÚA ! ĐẤNG TÔI CẦN LUÔN
“I need Thee every hour”
“Ôi Chúa! Đấng tôi cần luôn, duy Chúa nhơn lành, dịu êm ấy duy lời Chúa, giúp tôi an bình. Mỗi phút cần Chúa giúp đỡ tôi, nương nhờ cánh Giê Xu hoài. Xin ban phước cho tôi từng giây, tôi đến đây Ngài.”
Lời của Thánh ca xuất phát từ tâm hồn thi sĩ là những vần thơ bộc bạch tâm hồn chân thật, nói lên nổi niềm khao khát của con người. Theo như lời của tác giả thì bài Thánh ca quen thuộc trên đây đã được “Thổi bay đến trần gian trên đôi cánh tình yêu và hoan hỉ”.
Nhà thơ, bà Annie Sherwood Hawks, đã từ Hoosick, Nữu Ước, nơi bà sinh ra, chuyển đến Brooklyn, và trong nhiều năm là một tín hữu sốt sắng của HT Baptit Hanson Phace. Khoảng năm 1868, vị chủ tọa Hội thánh, cũng là nhà thơ và sáng tác Thánh ca, MS Robert Lowry khám phá rằng bà có năng khiếu thi ca kỳ lạ và ông đã khuyến khích bà dùng đặc ân đó sáng tác thơ cho thiếu nhi. Suốt 80 năm chức vụ của ông tại đó, bà đã sáng tác rất nhiều bài thơ. Phần lớn giai điệu của các bài ấy do Tấn Sĩ Lowry soạn nhạc.
Một buổi sáng rực rỡ, tháng 6 – 1872, bà Hawks, lúc ấy đã 37 tuổi, đang bận bịu với những công việc thông thường vốn hay chiếm nhiều thì giờ của các bà nội trợ và các bà mẹ. Thình lình bà bị tràn ngập bởi ý thức về sự hiện diện gần gũi của ĐCT. Bà nghĩ: Làm sao một người có thể sống không có ĐCT ? Tách rời ĐCT làm sao con người có thể đối diện với đau thương hay kinh nghiệm được niềm vui sâu xa vững bền? Tách rời sự đồng hành luôn luôn với Chúa thì làm sao con người có thể đắc thắng cám dỗ ? Ý nghĩ về nhu cầu Đấng Christ đối với con người đã hoàn toàn chiếm hữu bà. Chẳng bao lâu, không cần nhiều nỗ lực lắm, một loạt các câu thơ đã hình thành trong trí bà. Bà viết ngay những dòng sau :
“Ôi Chúa, Đấng tôi cần luôn ... khi Chúa ở gần”. Những vần thơ của bà quá đơn sơ đến đổi bà thấy mắc cỡ nếu như đưa cho vị MS của mình. Song ông cứ khăng khăng rằng bà phải đưa cho ông từng bài thơ của bà. Nên bà buộc lòng trao bài thơ trên cho ông sau buổi sáng chúa nhật tiếp theo đó, với chút mơ ước : trên đôi cánh âm nhạc của vị MS tài ba, tiếng hát đi vào hằng triệu tấm lòng con người.
Tấn sĩ Lowry đọc đi đọc lại những khổ thơ đơn sơ cho đến lúc ông nhận thấy rằng bà Hawks đã sáng tác bài thơ hay nhất. Tuy nhiên ông cảm thấy bài Thánh ca sẽ không trọn vẹn nếu thiếu phần điệp khúc. Thế là, trong lúc ngồi bên cây đàn organ bé nhỏ, trong phòng khách tư thất ở Brooklyn, phổ nhạc bài thơ của bà Hawks Tấn sĩ Lowry đã thêm phần điệp khúc của chính ông như sau :
“Mỗi phút cần Chúa giúp đỡ tôi ... Tôi đến đây Ngài”.
Đây không phải là lần đầu tiên Tấn sĩ viết một điệp khúc. Ông ái mộ bài Thánh ca vĩ đại: “Chúng ta những người yêu mến ĐGHV, hãy đến !” của Issac Watts đến mức ông thấy bài hát ấy xứng đáng có một giai điệu du dương trữ tình hơn là giai điệu uy nghi của bài Thánh Thomas như bài ấy vẫn được hát. Thế là ông soạn một giai điệu của chính mình và thêm phần điệp khúc như sau :
“Ta bước lên Siôn hè ... ... vinh quang muôn đời”. Ông ngưỡng mộ bài Thánh ca phục sinh oai nghiêm “Halêlugia, Chúa phục sinh hôm nay” của Wesley cũng đến mức như vậy. Ông không thể an nghỉ cho đến khi viết và soạn xong phần điệp khúc của chính ông, bài thánh ca này được ưa chuộng mãi mãi và được cả người lớn lẫn trẻ em trên toàn thế giới hát trong mùa Phục sinh.
Bài hát mới: “Ôi Chúa Đấng tôi cần luôn” được trình bày lần đầu tiên tại hội nghị trường Chúa nhật HT Baptit toàn quốc họp tại Cinninati, Ohio tháng 11 – 1872. Năm sau, bài hát ấy được in trong một quyển nhạc mới có tựa là: “Vương miện Hoàng gia” do Tấn sĩ Lowry và W.H Doane biên soạn.
Những năm sau, tác giả nói: “Bài thơ của tôi có tánh tiên tri hơn là diễn tả kinh nghiệm của chính tôi.” Tôi không hiểu nổi vì sao bài hát ấy lại đụng đến trái tim lớn, phập phòng của nhân loại như vậy. Phải mãi đến những năm sau này, khi bóng dáng của sự mất mát lớn ngã trên tôi, tôi mới hiểu được cái gì đó của sự an ủi trong những lời tôi được phép viết ra trong những giờ phút bình tịnh, yên ninh và ngọt ngào của tôi”.
Sau khi chồng bà mất vào năm 1888, bà Hawks về với một trong những người con của bà ở Bennington, Vermont, cho đến lúc bà về với Chúa năm 1918, thọ 83 tuổi.
Thánh ca 261: TIN CẬY VÂNG LỜI
“Trust and obey”
“Cùng đi với Chúa mỗi ngày, lời Kinh Thánh sáng soi đây. Được sự vinh hiển huy hoàng Chúa muôn đời. Vì vâng ý Chúa trên trời, Ngài vui dẫn dắt ta hoài và cùng mọi kẻ hay tin cậy vâng lời. Tin cậy vâng lời, nào nhờ cách gì trong đời. Muốn hưởng phước thiên thượng ai ơi! hằng duy tin cậy vâng lời.”
Kinh nghiệm tin cậy Chúa mỗi ngày mà Mục sư J.H. Sammis (1855 – 1919), Giáo sư Thần học viện, đã sáng tác khoảng 100 lời Thánh ca. Ông mất ngày 1-6-1919. Tiến sĩ D.B.Towner (1850 – 1819), người Mỹ, chuyên lo phần âm nhạc trong HT. Cha của ông cũng là một nhà âm nhạc. Ông có giọng nam trầm rất tốt, gia nhập ban hát Hội Truyền Giảng của Moody. Sau này, ông giảng dạy ở Thần học viện Moody, giúp đỡ nhiều học viên. Ông qua đời ngày 3-10-1919, trong khi đang hướng dẫn ban hát.
Một hôm, trong buổi nhóm bố đạo của Moody, Towner hướng dẫn hát. Có một thanh niên đứng lên làm chứng: “Có nhiều việc tôi không hiểu, nhưng có một điều tôi biết chắc, là phải hoàn toàn tin cậy vâng lời Chúa”. Towner cảm động mạnh mẽ, kể lại cho Mục Sư Sammis nghe. Trong thư trả lời, Mục Sư Sammis gởi kèm bài thơ “Tin cậy vâng lời”. Moody rất thích. Thế là Towner phổ nhạc.
Thánh ca 266:
HỒN TÔI CHỈ QUYẾT NEO TRONG HUYẾT GIÊ XU
“My hope is built on nothing less”
“Hồn tôi chỉ quyết neo luôn trong nơi công nghĩa với huyết Giê Xu mà thôi. Thật tôi không dám ỷ sở năng tôi, duy đứng vững chắc trên Giê Xu thôi. Nương trên Giê Xu như tảng đá khối, các chỗ đứng khác dường cát lún thôi. Thật bao nơi kia giống như sa bồi.”
Tác giả của bài thánh ca này được sự từng trãi sâu nhiệm qua lời của Chúa nên tâm hồn ông muốn bày tỏ điều này qua các lời thơ và để lại lòng của nhiều con cái Chúa sự cảm thông sâu lắng với những gì mà ông đã nhận được. Edward Mote (1779 – 1874) sanh ra trong một gia đình ngoại đạo. Lúc ngoài 20 tuổi, ông tin Chúa khi nghe MS. H. John giảng. Ông là một công nhân chế tạo dụng cụ gia đình. Kinh nghiệm được cứu của ông thật sâu nhiệm, thật rõ ràng. Ông đặc biệt quí trọng và rất thích nghiên cứu Kinh Thánh.
Năm 1834, một hôm, trong lúc đang làm việc, câu “Nương trên Giê Xu như tảng đá khối, các chỗ đứng khác dường như cát lún thôi, thật bao nơi kia giống như sa bồi” cứ quanh quẩn trong đầu, khiến ông phải bỏ công việc về nhà. Khi viết xong bài thơ “Hồn tôi chỉ quyết neo trong huyết Giê Xu” lòng ông cảm thấy sung sướng vô cùng. Tuần lễ sau ông đến thăm một vị Mục sư, vì bà Mục sư bịnh nặng. Ngồi bên giường bịnh, ông đọc bài thơ này cho bà nghe, người bịnh được niềm an ủi lớn. Sau đó, ông in ra 1000 bản, gởi tặng các nơi. Dần dần ông cảm thấy cần phải nhờ cậy Chúa, chuyên tâm hầu việc và tìm kiếm Chúa. Năm 50 tuổi, Hội Baptit phong chức MS cho ông tại đó đến khi ông về với Chúa. Một tín hữu trong HT cho rằng nhà thờ là tài sản của riêng ông, nên muốn ghi tên ông trên văn tự nhà, nhưng ông kiên quyết phản đối và nói rằng đây là sản nghiệp thuộc về Christ. Năm 77 tuổi, khi hấp hối, người nhà quây quần chung quanh, ông nói : Tôi đứng trên lẽ thật mà bao năm nay tôi đã tin và rao giảng. Wm. BRADBURY (1816 – 1868), nhà âm nhạc Mỹ soạn nhạc bài Thánh ca này năm 1834. Ông đã viết 59 loại sách âm nhạc, nhiều Thánh ca, xuất bản trên 2 triệu cuốn.
Thánh ca 269: NÀY LÀ TRUYỆN KÝ TÔI
“Blessed assurance”
“Chúa thuộc về tôi, nguyền tin sắt son, tôi từng vui nếm trước phước vĩnh sinh bùi ngon. Huởng cơ nghiệp cứu rỗi, nhờ ơn hiếu sinh. Sạch tội bởi huyết, tái sanh bởi thần linh. Nầy là truyện ký tôi, bản hát của tôi. Tôn vinh danh Chúa không khi nào thôi. Nầy trang sử tôi, nầy bản ca của tôi. Ngợi khen Cứu Chúa tôi, không lúc nào thôi.”
Tật nguyền không phải là tội. Nhất là người tật nguyền như Fanny Crosby đáng được toàn thể giáo hội Cơ Đốc giáo kính phục. Fanny Crosby (1820 – 1915) là một người mù nhưng có hai điểm nổi bật :
– Bà thuộc lòng nhiều câu Kinh Thánh, gần như toàn bộ Tân Ước, ngũ kinh Môise, Thi Thiên, Rutơ. – Sáng tác khoảng 8.000 bài thơ.
Trong một nghĩa trang tại thành phố Bridgeport thuộc bang Connecticut, một chiếc bia mộ khiêm tốn có ghi : “Aunt Fanny...”
Đó là một hồi tưởng về cuộc đời của người phụ nữ phi thường, bị mù từ lúc mới sinh, mà lại là tác giả của những bài Thánh ca mang tên Fanny Crosby ! Một trong những người bạn thân của Fanny Crosby là bà Joseph Knapp vợ của nhân vật sáng lập công ty Bảo hiểm Nhân Thọ Quốc tế ở Newyork. Bà Knapp là một nhạc sĩ nghiệp dư, và nhân trong cuộc viếng thăm nữ thi sĩ mù nầy, bà đã mang theo một bản nhạc bà sáng tác được.
Sau khi đàn giai điệu vài lần, bà Knapp hỏi : “Điệu ca nầy nói gì đây ?”.
Lập tức Fanny Crosby trả lời : “Chúa thuộc về tôi, tôi nguyền tin sắt son, tôi từng vui nếm trước phước vĩnh sanh bùi ngon, hưởng cơ nghiệp cứu rổi, nhờ ơn hiếu sinh. Sạch tội bởi huyết, tái sinh bởi thần linh”...
Cứ như thế, lời ca được viết ra theo giai điệu cho đến khi hoàn tất. Cách sáng tác lời cho một giai điệu có sẵn là một thói quen của bà Fanny Crosby. Bà đã dùng cách nầy viết nhiều bài hát trong số 7.000 bài của bà. Trong các chương trình truyền giảng Tin lành, vào giờ kêu gọi, người ta đã dùng nhiều bài Thánh ca làm “Nhạc chính của đài”. Bài Thánh ca “Nầy là truyện ký tôi” là bài hát sống lâu hơn cả. Thật là một bài ca lý tưởng làm chứng về niềm vui và bình an không dứt của một người biết mình đã được Thượng đế thừa nhận qua công việc chết thay của Chúa Giê Xu.
Bài Thánh ca này kế thừa lối diễn tả hoàn toàn có tính cách cá nhân của một cá nhân biết rằng mình đã tìm được một cuộc sống mới trong Chúa. Trong niềm tự hào về hạnh phúc nầy, anh ta bèn hát : “Chúa thuộc về tôi, tôi nguyền tin sắt son”. Anh ta hoàn toàn tin rằng mình đã kinh nghiệm được Thiên đàng, một sự “Nếm trước phước vĩnh sanh bùi ngon”.
Cả hai câu 2 và 3 bắt đầu bằng sự nhắc nhở rằng khi chúng ta tiếp nhận Chúa làm Chúa của đời mình, thì chúng ta đã đem ý chí đầu phục Ngài. Đầu tiên điều này dường như là chúng ta đã đánh mất tự do cá nhân. Nhưng chẳng bao lâu, ta khám phá ra rằng đời sống đầu phục này mang tới bình an và yên nghỉ, vui mừng thỏa thích.
Trên bề mặt mộ bia của Crosby có một câu trích mà người xem nếu chỉ nhìn thoáng qua sẽ rất dễ dàng bỏ sót, đó là câu mà Đức Chúa Giê Xu đã nói tại làng Bê-tha-ni sau khi Ma-ri em gái La-xa-rơ đã xức cho Chúa bằng một thứ dầu thơm đắt tiền. Khi có vài người chống đối hành động “lãng phí” dầu đó, Chúa Giê Xu bèn nói “ Nàng đã làm điều nàng có thể làm được”.
Chúa chúng ta cũng chấp nhận của lễ của Fanny Crosby tương tự như thế. Các bản Thánh ca của bà chứa đựng hương thơm ngọt ngào của tình yêu bà dành cho Chúa. Nếu bà chỉ viết nổi bài này thôi, nó cũng đáng cho Chúa chấp nhận rồi !.
Thánh ca 271 NGÀI DÌU DẮT TÔI
“He leadth me! O blessed thought”
“Phước thay trong lòng suy nghĩ về lời; Giê Xu dẫn dắt đường lối của tôi! Ở đâu, làm gì, khi sáng hoặc tối, có tay Giê Xu dìu dắt trọn đời. Giê Xu dắt tôi, Giê Xu dắt tôi, chính tay Giê Xu hằng dẫn dắt tôi; Nguyền làm môn đồ tín trung suốt đời, bởi tay Giê Xu dìu dắt không rời.”
Lời của bài thánh ca do Mục sư trẻ tuổi Josheph. H.Gilmore từ những phút giây cảm hứng trong một chuyến đi truyền giảng năm ông 28 tuổi. Câu chuyện được nhắc lại như sau: Tòa nhà giáo hội Baptit đầu tiên ở góc Tây Bắc của đường Broad và Arch ở Tp. Philadelphia đang bị phá xuống để dành chỗ cho một tòa nhà hiện đại dùng làm văn phòng của Cônh ty Liên Hiệp cải thiện khí đốt của Thành phố đó. Trong lúc đứng nhìn ngôi nhà thờ cũ bị kéo xuống, một tu sĩ Baptit nói với một nhân viên của Công ty : “Tòa nhà cũ kỹ đó có một lịch sử đặc biệt.” Bài Thánh ca tuyệt diệu “Ngài dìu dắt tôi” đã được sáng tác tại đó.
Khi tòa nhà được xây dựng xong, người ta đúc một tấm bảng đồng tưởng nhớ tác giả và việc đã tạo cảm hứng cho việc sáng tác bài Thánh ca nổi tiếng nhất của ông. Tấm bảng đồng ghi “Ngài dìu dắt tôi”, bài Thánh ca mà cả thế giới hát đã được sáng tác bởi MS Tấn sĩ Joseph H.Gilmore, là con trai của vị Thống Đốc tiểu bang New Hamsphire, tại nhà của chấp sự Wattson, ngay sau khi ông giảng luận trong nhà thờ HT Baptit đầu tiên ở góc tây bắc của đường Broad và Arch, vào ngày 26-3-1862. Ngôi nhà thờ và nhà riêng của chấp sự Wattson ở ngay trên chỗ tòa nhà này, trong sự ngưỡng mộ vẻ đẹp và danh tiếng của bài Thánh ca và cũng để tưởng nhớ tác giả của bài Thánh ca đó, Công ty Liên Hiệp cải thiện khí đốt đã thực hiện tấm bảng cố định này vào ngày 1-6-1926.
Những kỷ niệm trở về, với đêm thứ tư, tháng 3-1862 : Suốt trong những ngày tháng tuyệt vọng của cuộc nội chiến, vị MS trẻ cứ giảng dạy trong ngôi nhà thờ lịch sử này. MS. Joseph Henry Gilmore đã được chuẩn bị tốt cho chức vụ của ông lúc ông 21 tuổi. Ông tốt nghiệp với lời khen tặng tại đại học đường Brown và chủng viện Thần học Newton nhiều năm trước khi Ông Bà đến Thành phố của tình huynh đệ. “Họ có chút mơ mộng rằng họ đang bước vào chuyến đi quan trọng nhất của đời mình. Mục sư chọn Thi Thiên 23 cho buổi thờ phượng giữa tuần và đặt mình vào sự dẫn dắt của ĐCT, trong một thời gian rất lâu, của những ngày tháng ảm đạm ấy. Ông nhắc đi nhắc lại câu :”Chúa dẫn tôi đến mé nước bình tịnh, đưa tôi đi trong các lối công bình”. Ông thúc giục tín đồ đi theo sự dẫn dắt của Chúa như chiên theo người chăn. Ông nài khuyên họ tìm kiếm trụ mây ban ngày và trụ lửa ban đêm như ĐCT đã ban cho dân Do Thái, dẫn dắt họ thoát khỏi vòng nô lệ tại Ai Cập để đến sự tư do nơi miền đất hứa.
Sau buổi nhóm, Ông Bà MS. Gilmore cùng đi với Ông Bà Chấp sự Wattson đến ngôi nhà đã mời họ ở, cạnh nhà thờ, phía khu trung tâm TP. MS không thể kềm chế việc giảng giải lại đề tài ông đã chọn. Đề tài ấy cứ theo đuổi ông, cho đến khi, để tìm sự khuây khoả cho tâm hồn, ông bắt đầu ghi ra vài khổ thơ trong tờ giấy, mặt sau, mà ông đã dùng để ghi chép bài giảng vừa qua:
“Chúa dìu dắt tôi, ôi ý nghĩa hạnh phước thay !... cứ dắt dẫn tôi”.
Khi ông ngừng viết thì đã có 4 khổ thơ và điệp khúc. Trong khi ông quên đi bài thơ này thì bà lại sao một bản gởi đến tòa soạn tạp chí :”Người canh gác và người phản ảnh”. Bài thơ được in lần đầu tiên. William Bradbury xem thấy và phổ nhạc ngay.
Joseph Gilmore đã giữ nhiều chức vụ cao quí trong giới tôn giáo, giáo dục và là người nhận nhiều vinh dự xứng đáng trong suốt cuộc đời 84 năm dài đầy bông trái. Ngày nay ông được nhớ đến bởi chuyến đi giảng ở Philadelphia, khi ông 28 tuổi, bởi 4 khổ thơ được thảo nhanh trong giây phút cảm hứng, bởi một người vợ nhạy cảm đủ để nhận thấy một việc làm tốt khi bắt gặp bài thơ hay, và bởi một nhà soạn nhạc không bao giờ để một bài thơ được cảm tác thoát khỏi mình.
Thánh ca 277: TÂM LINH TÔI YÊN NINH THAY"
“It is well with my soul”
“Khi tôi được bình tịnh dường sông chảy theo đường đời, hoặc lắm thống bi như ba đào sôi, hoàn cảnh dẫu ra sao, Christ khuyên cứ nói sắt đinh: “Linh hồn ôi! Ta yên ninh, thật yên ninh!” Tâm linh tôi, yên ninh thay! Lòng tôi nay bình an thay, bình an thay! “
Lời thánh ca do ông Spafford viết bằng tất cả sự đầu phục Chúa trước số phận nghiệt ngã trong cuộc đời của hai ông bà: “Khi sự bình an như một dòng sông chảy ngang đường tôi đi. Khi nỗi buồn cuộn sôi như sóng biển. Dù chân tôi có ra sao đi nữa, song Ngài đã dạy cho tôi nói rằng. Yên ninh thay linh hồn tôi !”. Câu chuyện được kể lại trong niềm xúc động không nguôi, Lời ca phát xuất từ tấm lòng tan vỡ và đau đớn trước những thử thách liên tục đến với H.G. Spafford. Bi kịch xảy ra ngay trước khi lời bài Thánh ca này được viết ra cũng như liền sau khi nó được phổ nhạc.
“S.S.Ville du Hanvre” là chiếc thuyền Pháp sang trọng nhất trên biển khi nó khởi hành từ Nữu Ước vào tháng11 năm 1873. Trong số hành khách trên thuyền có bà H.G. Spafford ở Chicago đi cùng với 4 con là Maggie, Taretta, Annie, và Bessie. Ông Spafford không thể cùng đi với gia đình vì bận chuyện ở Chicago Thành phố vừa bị tàn phá bởi cơn hỏa hoạn lớn. Dầu vui vẻ vì gia đình ông cùng đi một chuyến tàu với những anh em trong Chúa, song một linh cảm không hay trước phút chia tay, đã khiến ông đổi phòng họ đã đặt đến một phòng ở phía mũi tàu. Ông chào gia đình, tạm biệt và hứa sẽ gặp họ tại Pháp trong một vài tuần nữa.
Lúc 2 giờ sáng ngày 22 – 11 – 1873, chiếc tàu sang trọng đã rời bến được nhiều ngày và đang lướt trên mặt biển yên tịnh, thình lình nó bị một chiếc tàu sắt Anh Locheair đâm vào. Trong vòng 2 giờ, chiếc SS Ville Du Havre, một trong những chiếc thuyền lớn nhất trên biển, đã chìm xuống đáy đại dương cùng với 226 hành khách. Chín ngày sau, những người sống sót cặp bến Cardiff xứ Wales, bà Spafford đánh một bức điện cho chồng vẻn vẹn mấy chữ :”Được cứu một mình”. Khi nhận được điện tín của bà, ông Spafford nói với một người bạn thân rằng “Tôi vui mà tin cậy ĐCT khi điều đó khiến tôi phải trả giá”. Đối với ông, đây là một thử thách thứ hai, đến hầu như quá sớm, ngay sau gót chân của thử thách thứ nhất. Trong trận hỏa hoạn ở Chicago ông đã mất những của cải. Trong bi kịch ở đại dương ông đã mất 4 đứa con yêu quý. Cố gắng sớm đến mức tối đa, ông đáp tàu qua Âu châu để gặp lại vợ. Trên đường đi, tháng 12 – 1873 vị thuyền trưởng gọi ông vào phòng ông ta và nói :”Tôi tin rằng chúng ta đang đi qua chỗ chiếc Ville Du Havre đã chìm”.
Đêm ấy, ông Spafford trằn trọc mãi, nhưng chẳng bao lâu, đức tin đã chiến thắng nghi ngờ, và tại giữa lòng đại dương, từ nỗi thống khổ thương tâm, ông đã viết 5 khổ thơ, khổ thơ thứ nhất là : “Khi tôi được bình tịnh dường sông chảy theo đường đời Hoặc lúc thống bi như ba đào sôi Hoàn cảnh dẫu ra sao, Christ khuyên cứ nói sắt đinh Linh hồn tôi yên ninh thay, bình an thay”
Vài tuần sau họ gặp lại, ông Spafford nói :”Tôi không mất các con tôi, chúng tôi chỉ xa nhau một thời gian ngắn thôi”.
Ông Spafford và ông Philip Paul Bliss, nhà lãnh đạo ban hát và nhà soạn nhạc vốn quen biết nhau. Cả hai nhiều lần cộng tác với Moody và Sankey trong những chuyến truyền giảng. Trong vài dịp, Bliss hướng dẫn hát khi Spafford giảng. Theo lời yêu cầu của Spafford, Bliss đồng ý phổ nhạc bài thơ trên. Thứ sáu cuối tháng 11 – 1876, tại buổi gặp gỡ ở Farwell Hall, Chicago, có mặt khoảng 1000 MS, Bliss đã giới thiệu bài “Tâm linh tôi yên ninh thay” như một bài đơn ca. Một tháng sau, ông Bliss để 2 đứa con lại với Mẹ ông rồi đi xe lửa từ Buffalo, Nữu Ước, đến Chicago, nơi một loạt những buổi truyền giảng đã được dự định bắt đầu ngay sau ngày đầu năm. Họ rời Buffalo vào trưa ngày thứ sáu 29 – 12 – 1876. Khoảng 8 giờ tối đêm ấy, lúc chuyến xe đang tiến gần Astabula, Ohio, thì cây cầu bắc ngang một thung lũng hẹp và sâu đã gãy, chiếc xe lửa cùng 7 toa hành khách đâm xuống dòng sông phủ băng bên dưới. Ngay lập tức, hỏa họan xảy ra giết chết nhiều người – những người không bị chết chìm nhưng bị nhốt lại bởi sườn tàu ngã xuống và những thanh gỗ xoắn lại – Trong số 160 hành khách, chỉ có 59 thi thể được tìm thấy và 14 người sống sót. Một trong những người còn sống thuật lại rằng : Ông Bliss có thể thoát ra được, nhưng vì bà còn bị kẹt trong đống đổ nát, ông đã ở lại bên bà, ngọn lửa đã xông tới và cả hai chắc chắn đã chết.
Bạn bè ông đã ở lại nơi xảy ra thảm họa trong 3 ngày, nhưng họ chẳng tìm thấy dấu vết gì của nhà lãnh đạo ban hát hoặc vợ ông, dầu hằng tá đồ vật đã được moi ra từ tro tàn và từ đáy sông. Họ không có một ngôi mộ trần thế nào. Bốn người con của ông Spafford chìm giữa lòng đại dương và ông bà Bliss chết trong tai nạn xe lửa ở Ohio. Nhưng bài Thánh ca với một bi kịch đi trước và một bi kịch khác theo sau, sẽ mãi mãi sống trong lòng những con cái Chúa là những người cùng một lòng với gia đình Spafford và Bliss đều có thể hát cách trung thực và khải hoàn rằng :”Tâm linh tôi yên ninh thay”.
Thánh ca 290: NƯƠNG CÁNH VĨNH SINH
“Leaning on the ever lasting arms”
“Phước bấy mối giao thân, phước bấy mối vui thần. Giờ mà tôi dựa nương tay Chúa vĩnh sinh; Lớn bấy chốn an thân, lớn bấy phước siêu trần, giờ mà tôi dựa nương tay Chúa vĩnh sinh. Quyết nương, nương vào. Bình an vượt bao nguy biến khiếp kinh. Quyết nương, nương vào. Giờ mà tôi dựa nương tay Chúa vĩnh sinh.”
Lời bài thánh ca này do Mục sư Hoffman(1839 – 1929) viết để an ủi những người có hoàn cảnh đau buồn khi chia tay với người thân yêu trên đời, câu chuyện được kể lại như sau: E.A.Hoffman ở cùng một thành phố với A.J.Showalter. Hoffman là một Mục sư sáng tác nhiều thơ thánh còn A.J.Showalter sinh năm 1858 tại Mỹ. Một hôm, Showalter nhận thơ của hai người bạn. Thật trùng hợp, cả hai đều mất vợ trong cùng một khoảng thời gian. Showalter cầm bút viết thư trả lời, nhưng chẳng biết viết gì để an ủi hai tấm lòng tan vỡ. Cả hai người đều đau buồn khi người vợ yêu thương chết đi. Sau khi cầu nguyện, câu KT Phục Truyền 33:27 hiện ra trong trí ông. Cánh tay quyền năng của Chúa nâng đỡ chúng ta. Vì vậy, ông viết ý này trong thơ trả lời :”Hãy ngã mình trong cánh tay quyền năng của ĐCT”. Đồng thời, ông cảm thấy nên viết một bài Thánh ca. Sau khi soạn nhạc và dùng ý của Phục truyền 33:27 viết lời cho phần điệp khúc, ông không viết được lời cho phần phiên khúc. Ông bèn tìm đến bạn mình là MS. Hoffman. Hoffman dựa vào ý của Showlater sáng tác 3 lời thơ chính.
Bài Thánh ca này an ủi nhiều tấm lòng đau thương khi chịu thử luyện. Dù thử thách đó to lớn đến đâu, chúng ta cũng có cánh tay quyền năng của Chúa nâng đỡ. Cho dù chúng ta không chịu đựng nổi, phải ngã xuống, cũng ngã vào vòng tay đời đời của ĐCT.
Thánh ca 291: ĐI TỪNG BƯỚC
“Step by step”
“Nhẹ nhàng thay bước theo chơn Giê Xu. Ngài đêm bước, bước đi vững an; Hằng noi theo dấu chân Ngài chăm chú. Đồng bước đi, bước đi suốt đàng. Đi từng bước, bước bước đi, theo Giê Xu tôi băng sương. Đêm ngày bước, bước bước đi, theo gót Giê Xu trọn đường.” Lời của bài thánh ca này do Mục sư Simpson mà tiểu sử chúng ta đã biết qua bài thánh ca 223. ĐCT ban khải thị cho những người theo Ngài không phải là toàn bộ khải thị một lúc : Từ khi ra đời cho đến khi chết. Vì Chúa muốn chúng ta dùng đức tin để nhờ cậy Ngài, muốn chúng ta dùng nhiều thì giờ tâm giao mật thiết với Ngài.
Tiến sĩ A.B. Simpson từng là MS của một nhà thờ lớn ở TP. Newyork – Hoa Kỳ. Nhà thờ này có nhiều nhà giàu có, quyền thế dự nhóm. Nhưng họ chưa mang lấy món nợ của những người chưa từng nghe giảng Tin Lành. Tiến sĩ Simpson chợt nhận ra mình thiếu nợ Tin Lành người khác. Sau một thời kỳ đấu tranh trong lòng, ông tiếp nhận ý chí của Chúa, từ chức mục sư của Hội thánh ấy.
Ông thành lập Thánh Kinh học viện đầu tiên tại Mỵõ. Cho đến nay, hàng ngàn Giáo sĩ thuộc Hội Truyền giáo Phúc Âm Liên Hiệp đã đi khắp thế giới giảng Tin Lành, Tiến sĩ Simpson cũng viết sách, giúp đỡ rất nhiều cho những người tìm kiếm Chúa trong đời sống thuộc linh.
Có nhiều người thích dùng bài Thánh ca này trong hôn lễ của họ. Nếu bạn chưa kết hôn, hãy để ý người yêu của bạn, xem họ có bằng lòng đi từng bước theo Chúa không? Nếu không, xin bạn chờ đợi thêm.
Hãy đặt tay mình trong tay Chúa và thưa rằng : Lạy Chúa, con nguyện đi từng bước theo Ngài. Bất cứ đi đâu hoặc làm việc gì, xin ý chỉ Ngài được nên trong đời sống con.
Hãy bước đi bước thứ nhất, tiếp nhận sự dạy dỗ bước đầu của Chúa, Ngài sẽ giúp chúng ta đi bước thứ hai, và những bước kế tiếp.
Thánh ca 314: TINH BINH GIÊ-XU TIẾN LÊN
“Onward, Christian soldiers”
“Tinh binh Giê Xu tiến lên! Xung phong vào trận tuyến, cờ thập tự Chúa Giê Xu, phất lãnh đạo binh thiêng; Kìa đại tướng Krist trước ta, thêm can đãm ta tiến; Nhứt tâm nhìn xem lá cờ, quyết xông pha trận tiền. Xông lên tinh binh Giê Xu! Đi như xông trận tuyến, Cờ thập giá luôn phất cao, quyết tiến ra trận tiền.”
Thánh ca không phải chỉ là những nhạc khúc buồn thảm nhưng còn là những nhạc khúc mạnh mẻ như những khúc quân hành để thúc giục đời sống con cái Chúa phải mạnh dạn trên bước đường theo Chúa. MS. S. Baring Gould, người Anh, sinh năm 1834, mất năm 1924, sáng tác bài thơ này năm 1865. Ông Arthur Sulivan, nhà âm nhạc nổi tiếng ở Anh phổ nhạc năm 1871, sinh năm 1842, mất năm 1900.
Năm 1865, MS Baring Gould sửa soạn cử hành buổi nhóm Thanh niên tại hội nghị TCN thành phố Horbury, Anh quốc. Nhóm Thanh niên ấy phải xếp hàng đi đến một nhà thờ khác trong đêm trước ngày có buổi nhóm. Ông tìm trong Thánh ca một bài tiến hành khúc nhưng không có. Đêm ấy, ông đi ngủ rất trễ để viết bài thơ : “Tinh binh Giê Xu tiến lên”. Nhóm Thanh niên rất phấn khởi vừa đi vừa hát bài thơ này theo điệu nhạc St. Alban năm 1871, Arthur Sulivan phổ nhạc bài thơ này. MS. Baring Gould cũng là một nhà văn nổi tiếng, trên 30 tuổi ông mới lập gia đình với một cô gái nghèo, ông chu cấp cho cô học tốt nghiệp Đại Học rồì mới làm lễ cưới. Hai vợ chồng yêu thương nhau và được Chúa đại dụng. Bà qua đời trước ông 8 năm, trên mộ bà có ghi: “Phân nữa cuộc đời tôi an nghỉ tại đây”.
Ông viết nhiều sách lịch sử, tôn giáo, truyện thiếu nhi ... nhưng nhiều người biết đến tên ông vì ông đã viết bài “ Tinh binh Giê Xu tiến lên”.
Thánh ca 315:
TINH BINH CỦA QUÂN THẬP TỰ MAU ĐỨNG LÊN
“Stand up, Stand up, for Jesus”
“Nầy tinh binh của quân thập tự, vâng lệnh trên mau đứng lên! Cờ thiêng ta quyết giương cao hoài, ra trận xông giáo lướt tên. Dẹp tan quân thù ta cứ tiến, trông Krist lãnh đạo tấn công, kỳ cho đến lúc ca khải hoàn, Krist làm chân Chúa vô song.”
Tác giả của lời Thánh ca này được khích lệ tinh thần bởi tấm gương nhiệt thành hầu việc Chúa và trung tín với Chúa cho đến hơi thở của cùng của Mục sư D.Tyng là Mục sư tại một Thành phố ở Mỹ. Mục sư D.Tyng nổi tiếng từ khi còn là thanh niên năm 1850. Ông cực lực phản đối chế độ hắc nô, một số người ghét ông, đòi ông từ chức, nhưng ông không nãn lòng, vẫn trung tín với Chúa vì lẽ thật đánh trận tốt đẹp. Ông có ảnh hưởng lớn với thanh niên. Năm 33 tuổi, ngày 30-3-1858, ông tổ chức một buổi nhóm đặc biệt, chủ đề bài giảng là kẻ tráng niên hãy đi hầu việc Đức Giê Hô Va, Xuất 10:11. Có 5.000 thanh niên nhóm, 1.000 thanh niên đứng lên dâng mình hầu việc Chúa. Sứ điệp ông giảng lần đó là một trong những bài giảng hay và có nhiều hiệu quả tại Anh. Sau đó hai tuần ông bị tai nạn trọng thương và chết. Trước khi chết, ông lớn tiếng kêu gọi Thanh niên phải tận trung với Chúa, và yêu cầu các bạn hữu mình hát Thánh ca. Ông nói :”Hát ! Hát ! các bạn không hát được sao ?” Ông đã hát bài “Vầng đá muôn đời”.
Sau khi đưa đám tang MS. D. Tyng, lòng MS. Duffield không thể quên đi sứ điệp cuối cùng của người bạn tốt: “Tinh binh của quân thập tự mau đứng lên” và dùng ý này viết nên bài thơ Thánh. Sau đó ông dùng sứ điệp này làm đề tài giảng luận cho những Chúa nhật sau, trên nền tảng Êphêsô 6:10 sau khi giảng xong, ông đọc bài thơ này.
Bài thơ này viết lên để kỷ niệm người đầy tớ yêu Chúa và có lòng dũng cảm lớn. Ước mong chúng ta cũng đồng có một trái tim tận trung với Chúa.
Thánh ca 327: HÃY CHIẾU ÁNH HẢI ĐĂNG
"Let the lower light be burning"
“Lòng đại từ của Chúa Cha soi rạng. Từ lời thánh, như vọng đăng sáng. Ngài giao việc ta trông đăng tháp nầy, hằng đêm chiếu nơi biển trần đây. Mọi đời sống hãy chiếu giống hải đăng, chiếu sáng giữa ba đào hung hăng, hầu rọi đường cho bao thuỷ thủ kìa, vượt bao hiểm nguy lúc trời khuya.”
Tác giả bài thánh ca này chúng ta đã quen thuộc, Philip Paul Bliss (1838 – 1876). Ông có những đặc ân hiếm có : Giáo hội toàn thế giới có thể nghe một câu chuyện hay còn ông được cảm hứng để sáng tác một bài hát mới.
Lúc 12 tuổi, ông bị lôi cuốn vào mối thông công của Hội thánh Baptit Cherry Flast, Hat Tiôga, Pennsylvania, nhưng chẳng bao lâu ông bắt đầu tham dự vào những kỳ trại và giảng phục hưng của Hội thánh Giám lý. Khi lập gia đình, ông kết hợp với Hội thánh Trưởng Lão, mà bà là một tín đồ tích cực. Trong vài năm, ông là chủ tọa trường chúa nhật và là thành viên ban hát của Hội thánh đầu tiên ở Chicago.
Vì sự thiếu thốn của mình, ông ít được trang bị âm nhạc trong nhiều năm. Ông nghe tiếng đàn dương cầm lần đầu khi ông còn là một cậu bé 10 tuổi, đi chân đất. Bị thu hút bởi tiếng đàn đến mức ông bước vào nhà và nói với người phụ nữ đang đàn: “Ồ ! Hay quá, thưa bà. Xin bà cứ đàn nữa đi.”
Cuộc sống chật vật cũng không làm nản chí cậu bé say mê âm nhạc. Có một lần Philip Eliss viết một bản nhạc gởi cho nhà soạn nhạc nổi tiếng lúc bấy giờ là George F. Root, xin sửa giùm và nhắn theo rằng nếu như bản nhạc có vẻ viết được thì xin gửi về kèm theo một cây sáo cho cậu, vì quá nghèo cậu không có tiền để mua nó. Nhận được thư và bản nhạc của Philip Bliss, George F. Root cảm động vì lời thư bộc trực, lại ngạc nhiên vì khám phá ra một tài năng còn non nớt, quý báu như một viên ngọc cần phải được mài dũa. George F. Root trả lời thư và kèm theo một cây sáo tặng Bliss để khích lệ. Cứ như thế, mỗi lần nhận thêm một sáng tác của Philip Bliss là George F. Root gửi quà. Dần dần Philip Bliss đã đạt được thành tích đáng kể, xứng đáng với lòng mong chờ của G. F. Root.
Một buổi tối nọ, Philip Bliss chăm chỉ nghe Mục sư Dwight L. Moody giảng, ông kể câu chuyện về một viên thuyền trưởng khi tàu của ông đến gần cảng Cleveland trong một đêm tăm tối và bão tố. Sóng biển nổi lên như ngọn núi và bầu trời không một vì sao, người tài công cố gắng hướng con tàu về cảng Cleveland, ông ta biết rằng trong bóng đêm như thế này thì chỉ tìm được hải cảng và lối vào nếu giữ hướng đi như thế nào mà hai ngọn đèn ở trên bờ và ngọn hải đăng tạo thành một đường thẳng. Lúc ấy vị thuyền trưởng chỉ nhìn thấy có một ngọn đèn từ hải đăng chiếu ra, bèn hỏi người tài công :
– Anh có chắc đây là Cleveland không ?
– Chắc chắn hoàn toàn”. Người tài công đáp.
– Thế những ngọn đèn thấp hơn ở đâu ? Ông lại hỏi.
– Hư rồi, thưa thuyền trưởng”. Người tài công đáp.
– Anh có thể vào cảng được không ? Ông lại hỏi thêm.
– Chúng ta phải vào hoặc là phải chết, thưa thuyền trưởng! Đó là câu trả lời.
Dù người cầm lái có bàn tay vững chắc và tấm lòng can đảm nhưng trong đêm tối anh đã nhắm hụt lối vào và chiếc tàu đâm vào đá, gây thiệt hại sinh mạng lớn lao.
Mục sư Dwight L. Moody kết luận : “Chúa sẽ đảm trách ngọn đèn hải đăng lớn, còn chúng ta phải giữ những ngọn đèn ở dưới luôn cháy sáng.
Ngay trong đêm đó, Philip Bliss đã viết lời và nhacï cho bài Phúc âm ca này, bài “Hãy chiếu giống hải đăng” là một trong những bài nổi tiếng của ông :
“Lòng thương xót của Cha chúng ta chiếu sáng ngời, Từ đăng
Về Đầu Trang Go down
http://TINLANHHYVONG.COM
Lưu Chí Huy

Lưu Chí Huy

Tổng số bài gửi : 368
Join date : 24/10/2010
Age : 39
Đến từ : BTN HTTL CẦN THƠ

LỊCH SỬ CÁC BÀI THÁNH CA !!!! _
Bài gửiTiêu đề: Re: LỊCH SỬ CÁC BÀI THÁNH CA !!!!   LỊCH SỬ CÁC BÀI THÁNH CA !!!! Icon_minitime27/10/2010, 14:27

Lòng thương xót của Cha chúng ta chiếu sáng ngời, Từ đăng tháp của Ngài mãi mãi.
Nhưng Ngài giao cho chúng ta giữ những ngọn đèn dọc bờ
Hãy khiến những ngọn đèn ở dưới luôn cháy sáng
Hãy rọi một tia sáng giữa ba đào
Anh sẽ cứu thoát, giải cứu một thủy thủ nào đó đang đuối sức vẫy vùng....”
Trong đời sống hàng ngày, mỗi khi chúng ta giao dịch, tiếp xúc với nhiều người, chúng ta có thể làm chứng cho họ về Tin Lành cứu rỗi của Chúa, trừ khi chúng ta không nói thì họ không nghe được.
Keller đang hát Thánh ca trong một chiến dịch truyền giảng tại Los Angeles, California, hội trường bổng tối tăm vì mất điện. Keller bật 1 cây diêm và kêu gọi 100.000 người có mặt tại đó cùng làm như vậy. Trong một lúc lửa từ mỗi cây diêm nhỏ bé ấy thắp sáng cả hội trường. Lửa của đời sống chứng nhân Cơ Đốc có thể tỏa sáng nhưng nó có thể hữu hiệu hơn nếu được dự phần chung với ánh sáng của những chứng nhân cơ đốc khác.
Ánh sáng soi của hải đăng là Kinh Thánh, là những phương tiện truyền giảng Tin Lành. Nhưng mỗi chúng ta là một ngọn đèn thấp bé mà ánh sáng của nó cần để hướng dẫn những linh hồn thất lạc về Giê Xu Christ là bến an toàn.
Thánh ca 334: RẤT AN NINH TRONG CÁNH CHRIST
"Safe in the arms of Jesus"
“Rất an ninh tại trong cánh Krist, êm bấy trên ngực Ngài nay, bóng yêu thương Ngài bao phủ kín, ắt tâm linh an lạc thay! Kìa, thiên sứ hoan ca thi thánh, reo trong tôi nhạc điệu hay, trông quang cảnh thiên quốc hiển vinh, tại bên biển sáng ngời đây. rất an ninh tại trong cánh Krist, êm bấy trên ngực Ngài nay, bóng yêu thương Ngài bao phủ kín, ắt tâm linh an lạc thay”
Tác giả bài thánh ca này là một thiên tài đặc biệt được Chúa dùng để tôn cao sự vinh hiển và quyền năng của Ngài. Cuộc đời mù loà của bà đã trở nên sáng tươi nhờ lời của Chúa và tình yêu của Ngài. Fanny Crosby được sinh ra trong một mái nhà tranh nhỏ ở Southeast Dutnam, hạt Putran, Nữu Ước, vào ngày 24-3-1820. Bà bị mù vĩnh viễn khi chỉ mới được sáu tuần bởi một người thầy lang dốt nát, đã dùng thuốc đắp lên cặp mắt bị viêm của bà. Trước khi được một tuổi, Crosby đã mồ côi cha. Mẹ và bà của Crosby đã giáo dục cô suốt những năm còn thơ ấu. Khi Crosby lên sáu, gia đình dời đến Ridgefield, bang Connecticut, nơi họ đã sống “sáu năm thơ mộng và ích lợi”. Năm lên 9, Crosby đã sáng tác bài thơ đầu tiên. Một chiều ở ngoài đồng, Crosby đã cầu xin ĐCT sử dụng mình cho một mục đích cao quí, thanh khiết và tốt lành. Tại đó cô đã dâng cuộc đời thanh xuân của mình cho Ngài. Vài tiếng đồng hồ sau, cô trở về nhà, thảo nhanh trên giấy bài thơ đầu tiên của mình. So với lứa tuổi và điều kiện thể chất của nhà thơ thì những vần thơ này thuộc trong số những vần thơ tuyệt nhất nhất trong mọi nền văn chương :
Oh what a happy soul am I !
Although I can not see
I am resolved that in this word
Contented I will be
How many blessing I enjoy
That other people don’t
To weep and sigh because I’m blind
I can not, and I won’t
Ôi ! Tôi hạnh phúc biết là dường bao !
Dẫu mắt tôi không thấy
Song tôi đã được định rằng trong trần gian này
Tôi sẽ sống thỏa vui,
Tôi đã hưởng biết bao nhiêu phước hạnh
Mà người khác không có được Ấy là tôi không thể
Và sẽ không khóc hay thở dài, bởi vì tôi vốn mù.
Năm 15 tuổi, Crosby vào học trường dành cho người mù ở Tp. Nữu Ước. Chẳng bao lâu cô đã chứng tỏ khả năng tuyệt vời của mình trong việc sáng tác thơ văn.
Năm 1858, Crosby thành hôn với Alexander Van Alstyne, một nhạc sĩ và Giáo sư mù tại trường cho người mù Tp. Nữu Ước, nhưng bà cứ tiếp tục sáng tác và xuất bản những tác phẩm của mình dưới tên phụ nữ rất nổi tiếng của bà. Bà và ông là tín hữu Hội thánh Giám lý ở Đại Lộ thứ 13 – Nữu Ước. Mãi đến năm 44 tuổi, Crosby mới bắt đầu viết lời cho Thánh ca. Năm 1864, Crosby gặp W.B. Bradbury, nhà soạn nhạc nổi tiếng, người đề nghị bà hãy viết Thánh ca. Chẳng bao lâu, Crosby khám phá ra chức vụ thật của đời sống mình và bà trở thành “người hạnh phúc nhất trên trái đất”.
Từ đó trở đi, cho đến khi bà về với Chúa, năm 1915 (95t) Crosby tuôn đổ lòng mình vào những bài hát chinh phục người khác về với Đấng Christ.
Bà đã sáng tác gần 8.000 bài thơ trong suốt cuộc đời. Thường thì những lời bài hát đến với bà thật nhanh. Một buổi chiều mùa hè năm 1868, William H.Doane một thương gia tài giỏi và là một tín hữu Cơ Đốc, người sáng tác nhạc để tiêu khiển, đến gõ cửa nhà Crosby. Khi cửa mở, ông lao vào và nói :
– Bà Fanny, tôi có đúng 40 phút trước khi rời đây đến Cincinati. Tháng tới có một hội nghị trường Chúa nhật lớn rộng, cả tiểu bang ở Cincinati. Thêm vào những đoàn đại biểu đông đúc của người lớn, còn có nhiều thanh thiếu niên đến dự nữa. Tôi muốn có một bài TC mà tôi có thể giới thiệu lần đầu tiên ở Hội nghị này để nắm lấy những trái tim và trí tưởng tượng của các thanh thiếu niên.
Fanny mỉm cười, ngước nhìn ông với đôi mắt mù của mình và nói :
– Ông đã viết nhạc rồi phải không ?
– Làm sao bà biết được ?
– Trực giác của phụ nữ.
– Vì bà đã biết, bà cũng nên nghe. Hãy lắng nghe cẩn thận, vì chuyến xe lửa của tôi sẽ chạy trong vòng 35 phút nữa, và tôi muốn đem bài TC mới đó khi tôi đi.
Quay sang cây đàn dương cầm, ông ngồi xuống và đàn giai điệu mới của mình cách thật cảm động. Khi ông đàn xong, Crosby nói:
– Có một câu luôn reo vang trong tâm trí tôi cả ngày: “Ở bên dưới là cánh tay muôn đời.”
– Còn bài Thánh ca thì sao ?
– Bài Thánh ca ở ngay trong câu ấy, ông William ạ! Khúc nhạc của ông nói rằng “Rất yên ninh trong cánh Christ.” Còn điều gì thích hợp hơn cho các cô cậu ở hội nghị thanh thiếu niên nữa ?
Ông Doane xem đồng hồ nói có vẻ hơi mất kiên nhẫn :
– Chỉ còn 30 phút nữa thôi.
– Ông sẽ có bài Thánh ca của mình.
Crosby đi lại bàn, lấy ra một mảnh giấy, tìm cây bút rồi ngồi xuống bắt đầu viết. Sau khi viết ra nhiều vần thơ, Crosby yêu cầu ông Doane đàn lại vài lần bài Thánh ca của ông. Trong lúc ông đàn, Crosby tiếp tục viết. Khi đã xong, Crosby xếp tấm giấy lại, bỏ trong một bì thơ và trao cho ông :
– Bài hát đây, William. Ông có thể đọc trên xe lửa. Thôi, nhanh lên, ông không muốn trễ mà.
Ông Doane cám ơn, chào tạm biệt, chộp lấy mũ và phóng ra chiếc xe ngựa đang chờ ông trước nhà. Trên chuyến tàu đến Cincinati, ông mở bao thư, lấy mảnh giấy ra và đọc những gì Crosby đã viết cho khúc nhạc của ông. Khổ thơ đầu tiên và điệp khúc là :
Rất an ninh trong cánh Christ, êm bấy trên ngực Ngài nay. Bóng yêu thương Ngài bao phủ kín. Ắt tâm linh an lạc thay.
Kìa Thiên Sứ hoan ca thi thánh. Reo trong tôi điệu nhạc hay.
Trong quang cảnh Thiên Quốc hiển vinh. Tại bên biển sáng ngời đây.
Đk : Rất an ninh trong cánh Christ. Êm bấy trên ngực Ngài nay bóng yêu thương Ngài bao phủ kín. Ắt tâm linh an lạc thay.
Nhiều trong số những bài hát của Fanny Crosby được sáng tác theo lối ngược. Thay vì viết một bài thơ để cho người khác phổ nhạc, bà lại viết hẳn một vài khổ thơ của mình để đặt vào những giai điệu của người khác.
Nhiều lời có hàm ý thật cảm động, nói đến sự mù lòa của Crosby, đã được bắt gặp trong các bài hát của bà. Bài “Chúa dẫn đưa đời tôi” (TC 272) nói lên một cánh tay dẫn dắt mạnh mẽ có ý nghĩa thế nào đối với người mù. Khi đọc những bài thơ của Crosby trong quyển Thánh ca của mình, bạn có thể tìm thấy những lời hàm ý nghĩa thế nào đối với người mù khác về nỗi hoạn nạn của bà cũng như cách bà nhìn đến Chúa để tìm sự giúp đỡ không ?
Năm 1869, Crosby thăm những khu nhà ổ chuột ở Tp. Nữu Ước. Dù không thể nhìn thấy song bà có thể cảm nhận được cảnh khốn khổ của cuộc sống tại đó. Hãy cứu lấy người đang chết mất (Rescue the Perishing) là bài Thánh ca bà viết như một lời kêu gọi khắp nước Hoa Kỳ, Anh và những xứ xa hơn nữa.
Bạn sẽ thích thú nếu như bạn thử tìm xem mình đã biết được bao nhiêu bài của Crosby. Trong số những bài hát nổi tiếng “Xin đừng qua khỏi con, hỡi Chúa nhu mì” (TC 256) (Pass me not, o gentle Saviour) “Giê Xu đang êm dịu gọi tôi về” (Jesus is tenderly calling me home), “Nầy là truyện ký tôi” (TC 269) (Blessed Assurance, Jesus is mine),...
Không có một ai có thể đạt được sự toàn thiện trong thể chất hay tinh thần. Nhưng mỗi chúng ta đều có thể cố gắng phát triển một đặc điểm của mình, và giúp đỡ người khác, như Fanny Crosby đã làm. Bởi tâm tính nhiệt thành, dũng cảm và lòng tin trong Chúa Giê Xu mà cô bé mù này, người sẽ không “khóc hay thở dài bởi vì tôi vẫn mù” đã cảm thúc hàng triệu người đến một đời sống hạnh phúc và hữu dụng. Những bài thánh ca khác mà chúng ta rất thường hay tôn vinh Chúa do bà sáng tác đó là các bài thánh ca: “Lo vực người đang luân vong” số 323. “Có Giê Xu phần tôi thoả rồi” số 212, “Gần thập tự” số 193, “Dầu ác khiên đỏ như đơn hồng” số 176, “Chúa ơi! Xin dừng chơn lại gần tôi” số 256, “Chỗ kẻ đá vững an” số 267.v.v...
Thánh ca 336: GIỜ DANH SÁCH TUYÊN ĐỌC
“When the roll is called up yonder”
“Thời gian sẽ chấm dứt lúc tiếng loa rao tin Chúa lai lâm từ trời. Bình minh sẽ chiếu ánh mãi mãi sáng choang đẹp tươi, mọi dân đắc-cứu dưới đất, lúc bay lên vui nhóm bên kia bờ rồi. Giờ danh sách khởi xướng mừng nghe Giê Xu gọi tôi. Giờ danh sách tuyên đọc, vui quá vui! Khi danh sách tuyên đọc, vui quá vui! Giøờ danh sách xướng lên thật mừng vui! Lúc danh sách khởi xướng, mừng nghe Giê Xu gọi tôi.”
J.M.Black là Trưởng đoàn thanh niên. Một hôm anh bắt gặp một cô bé nghèo khổ, đáng thương khoảng 15 tuổi. Cha cô là bợm nhậu, gia đình chẳng có niềm vui. Anh mời cô đến dự nhóm với đoàn thanh niên.
Một thời gian sau, theo lệ thường, phải điểm danh trước khi nhóm, khi đọc tên cô gái thì không có tiếng trả lời, cô không đến nhóm. Anh nói, điều đáng tiếc nhất là khi chiên con tuyên đọc danh sách, tôi không có tên trong đó. Sau đó, anh cầu nguyện: “Lạy Chúa, xin cho con có tên con trong danh sách của Ngài.”
Anh muốn tìm một bài hát có tâm tình như vậy, nhưng trong Thánh ca chưa có. Trên đường về nhà, anh ước ao sáng tác một bài Thánh ca nói lên ý nghĩa trên, nhưng biết rằng mình không đủ khả năng. Khi về đến nhà, vợ anh thấy anh ưu sầu nên hỏi han, anh chẳng trả lời. Nửa giờ sau, anh sáng tác được 3 lời thơ, rồi anh đến cây dương cầm để soạn nhạc. Thế là từ buổi tối hôm ấy, âm điệu của bài Thánh ca phổ biến như chúng ta hát ngày nay.
Thánh ca 342: TA SẼ CHUNG NHÓM Ở THIÊN HÀ
“Shall we gather at the river"
“ Phải chăng sau này họp trên sông vàng, nơi muôn thiên sứ hay lai vãng; Sông kia tuôn dòng lưu ly muôn đời, lưu ra từ ngôi Đức Chúa Trời. Vâng, ta sẽ chung nhóm ở Thiên hà, là sông đẹp xinh, đẹp xinh không thể thuật ra; Sông đây nơi họp của Thánh dân muôn đời, sông tràn từ ngôi Đức Chúa Trời.”
Tác giả của bài thánh ca chứng kiến cái chết của nhiều người trong một cơn dịch bệnh, những người mất vợ, những kẻ mất chồng, những đứa con mất cha mẹ, những cha mẹ mất con cái.v.v... Thảm cảnh thê lương này nếu không có gì an ủi hoặc nhắc nhở về một nơi sum họp tương lai chắc sẽ còn làm cho nhiều người kéo dài cuộc sống đau thương khốn khổ hơn nữa. Trong bối cảnh này lời Chúa đã cảm động và nhắc nhở Mục sư Lowry phải đem lại sự an ủi cho mọi người. Mặc dù MS Robert Lowry nói rằng : Tôi thích giảng một bài giảng hơn là viết một bài Thánh ca song ông cứ được nhắc đến qua những bài hát hơn là những bài giảng của ông. Thực tế là nếu không bởi những bài Thánh ca của ông thì tên ông khó được nhớ đến dầu ông chẳng có một sự học hỏi âm nhạc chính qui nào cho đến sau sinh nhật thứ 40. Có thể thật không bình thường để chờ mong một giáo sư đại học sáng tác một bài hát được công chúng ưa thích. Nhưng Lowry, giáo sư khoa hùng biện đại học đường Buckneil đã viết lời và nhạc của một bài hát gây đổ nước mắt nhất trong thời đó có tựa là “Đứa con vắng mặt”. Bài hát được biết cách gần gũi hơn bởi dòng thứ nhất: “Đứa con lang thang của tôi ở đâu đêm nay ?” Không còn nghi ngờ gì nữa bài hát đã nảy sinh bởi chỉ một câu hỏi của một tín đồ khi ông đi thăm viếng từng gia đình trong Hội Thánh mình.
Khi được hỏi ông đã sáng tác các bài hát của mình như thế nào, vị tu sĩ Baptit này trả lời: “Tôi xem xét tâm trạng của mình và khi có bất cứ điều gì đó đập vào tâm trí tôi thì bất kể tôi đang ở đâu, tôi ghi nhanh ra giấy, không kể lời hay nhạc, thường thì bên lề của một tờ báo hay mặt sau của một bì thư. Thông thường lời và nhạc được viết cùng một lúc”.
Lowry đã có một đóng góp hiển nhiên vào âm nhạc Trường Chúa nhật khi ông sử dụng tốt phần điệp khúc. Ông nhận thấy rằng phần này cần thiết không chỉ để hoàn tất ý nghĩa của các khổ thơ, song cũng giúp các em nhỏ, vốn chưa biết chữ, có thể hát chung với người lớn. Ông dạy phần điệp khúc cho lũ trẻ và khuyến khích chúng hát với người lớn sau mỗi phiên khúc.
Sau những năm hầu việc Chúa tại các HT Baptit ở West Chester, Pennsylvania và TP Nữu Ước, ông đến Brooklyn (Nữu Ước) làm người chăn bầy cho HT Baptit ở đó. Mùa hè năm 1864, thời tiết oi bức và ẩm ướt lạ thường. Trong những ngày nóng bức cực độ này, một tấn kịch bắt đầu quét ra trong các đường phố, ngõ hẻm của đô thị đông nghịch người ấy. Hết người này đến người kia ngã xuống và cơn dịch thay vì giảm bớt, lại có vẻ nổi thịnh nộ, số bệnh nhân ngày càng tăng lên làm hàng trăm người chết, nhiều người đang nằm chờ chết. Robert Lowry tận tuỵ đi thăm từ nhà này sang nhà khác, ủy lạo người bệnh, an ủi người có tang. “Thưa Mục sư, chúng tôi đã chia tay nhau ở tử hà, liệu chúng tôi có gặp nhau ở sinh hà không ?” Người ta cứ hỏi mãi ông câu ấy. Ông an ủi họ :”Gia đình này tan vỡ thì sẽ lại toàn vẹn ở dòng sông của sự sống chảy bên ngai ĐCT. Theo ý Khải 22 : 1 “Thiên sứ chỉ cho tôi xem sông nước sự sống, trong như lưu ly, từ ngôi ĐCT và Chiên con chảy ra”. Ông nhắc đi nhắc lại lời hứa này với hàng trăm gia đình. Khi hết nhà này đến nhà kia trong sự tang chế, khi bạn bè và người thân nằm xuống hàng loạt.
Vào lúc xế trưa một ngày nọ, cái nóng tàn bạo hơn mọi ngày, số người chết tăng thêm nhiều hơn, vị Mục sư mệt mỏi đi vào phòng khách. Ông ngồi vào cây organ nhỏ bé của mình, cố tìm sự xoa dịu, giải thóat trong âm nhạc, và cũng để tìm lối thoát cho những cảm xúc bị đè nén trong lòng ông. Ông nghĩ về những đứa trẻ, “Những Thiên sứ quí báu của ĐCT, đã không chịu nổi sự tàn hại của trận dịch, và về những người đã ra đi trước. Đột nhiên, lời và nhạc của một bài hát mới bắt đầu tuôn ra như thể bởi cảm hứng vậy. Chẳng mấy chốc ông cất tiếng hát :
“Phải chăng sau này họp trên sông vàng.... từ ngôi ĐCT”
Năm sau, 1865 bài hát được in trong tập : “Những giọng hát hân hoan.” với tựa đề: “Gặp nhau trong đời sau”. Từ đó, bài hát ấy được in trong những quyển Thánh ca và là bài hát của nhiều giáo phái.
Khi William Bradbury mất, Tấn sĩ Lowry được Cty Bigelow và Marn chọn kế tục, và trong điều kiện ấy, ông cho in rất nhiều quyển bài hát trường chúa nhật.
Dù đã bị sử dụng cách sai lầm bởi một vài giáo phái, hay bị đã kích, phê bình sai lầm bởi những nhóm khác, hoặc là đầu đề cho rất nhiều trò cười nhạo thô thiển của vài diễn giả công cộng, bài Thánh ca “Ta sẽ chung nhóm ở Thiên Hà” vẫn còn an ủi nhiều tấm lòng tan vỡ và làm mạnh mẽ những tấm lòng phiền muộn, với lời bảo đảm về sự tái ngộ sẽ đến với những người thân yêu, những người mà “chúng ta đã yêu trong một thời gian dài và mất đi trong thời gian ngắn”.
Thánh ca 344: MIỀN VINH HIỂN
“The sweet by and by"
“Miền vinh hiển kia rạng soi hơn ô vàng, nhờ lòng tin ta trông thấy cảnh hiển vinh; Vì Cha ở bên kia mong ta trọn đàng, Ngài đang sắm cho phần ta nơi đẹp xinh. Trong chốn ấy rất êm dịu, bờ bên đó thoả mãn bấy ta gặp nhau. Trong chốn ấy rất êm dịu, bên bờ đẹp nơi chúng ta mong gặp nhau.”
Có những bài thánh ca được soạn trong nơi thanh vắng với lòng suy tư, trầm lắng. Nhưng cũng có lúc Thánh Linh Chúa ban cho một bài thánh ca được sáng tác trong một hoàn cảnh hết sức lạ lùng như một phương thuốc để chửa trị lòng người, bản thánh ca này được sáng tác và soạn nhạc trong một hiệu thuốc tây. Bài hát đã ra đời vì dược sĩ Samuel Fillmore Bennett, 31 tuổi đã kê một toa thuốc đúng lúc.
Ông là một người thuộc hạt Eric, Nữu Ước, Bennett cùng gia đình chuyển đến Elkhon, Wisconcil vào giữa thế kỷ 19, nơi ông lớn lên và trở thành chủ bút một tờ báo tỉnh nhỏ, tờ Độc Lập. Khi cuộc nội chiến nổ ra, ông gia nhập quân đội và trực thuộc đơn vị tình nguyện Wisconcil thứ 40, và ở trong quân ngũ cho đến khi cuộc chiến chấm dứt vào năm 1865. Trở về Elkhon, ông mở một hiệu thuốc lúc đó còn gọi là cửa hàng bào chế và bán dược phẩm, dược cụ.
Trong vòng bạn bè Bennett có Joseph P.Webster, một nhạc sĩ địa phương có tài người vừa mới đi một vòng các tiểu bang Miền Bắc với ban tứ tấu do chính ông thành lập. Suốt hai năm sau đó, hai người đã hợp tác với nhau rất nhiều, Bennet viết lời bài hát, còn Webster, vốn là một nhạc sĩ violon tài năng, soạn nhạc.
Một buổi sáng cuối mùa thu năm 1867, một phụ nữ bước vào hiệu thuốc và nói với ông chủ:
– Ông Bennett này, cách đây mấy phút tôi gặp bạn ông, ông Joseph Webster. Ông ta có vẻ như vừa mất một người bạn tốt nhất của ông ta vậy đó, có chuyện gì thế ?
– Ông bà biết mấy ông nhạc sĩ thế nào mà, nay thì nóng, mai thì lạnh. Nhưng nếu bà muốn biết làm sao để chữa trị ông ta thì tôi sẽ kê cho bà một toa thuốc chưa bao giờ thất bại.
– Toa thuốc ấy viết bằng tiếng La Tinh?
– Không, toa thuốc ấy viết bằng tiếng Anh đơn giản mà chúng tôi dùng hằng ngày. Bà biết đó, tôi và Joe đã bỏ công sức cho quyển bài hát mới của chúng tôi trong gần hai năm nay. Ông ấy viết nhạc cho những bài thơ của tôi. Cứ lần nào ông ta đến đây mà trông có vẻ buồn bã u sầu và chán nản, tôi để ông ta một mình trong chốc lát, nếu ông ta không bứt mình ra khỏi tình trạng ấy thì tôi sẽ vực ông ta ra bằng cách viết một bài thơ mới cho ông ta phổ nhạc. Đó là toa thuốc đặc biệt của tôi. Khi ông ta bắt đầu nghĩ về một điệu nhạc mới thì ông ta quên mất những nỗi lo lắng phiền muộn của mình và trở nên thư thái trong nháy mắt.
Nghe vậy, bà khách cười, lắc đầu, cầm lấy túi đồ của mình ra về. Một chút sau đó, Webster đi vào hiệu thuốc, chẳng nói chẳng rằng, cũng chẳng liếc chào mà đi ngay đến lò sưởi. Chờ đợi ít phút, Bennett nói :
– Chào Joesph. Khi bạn chẳng trả lời ông nói thêm.
– Sớm muộn gì ông cũng nói, vậy nên nói hết những gì trong lòng ông ngay bây giờ đi. Chuyện gì đã xảy ra vậy ông bạn ?
Webster bắt đầu đổ ra tất cả những nỗi nhức nhối, đau đớn, chán nản, thất bại chồng chất, trong khi Bennett yên lặng lắng nghe. Cuối cùng ông kết thúc bằng câu :”Thôi, tôi nghĩ chẳng ích lợi gì để mà cứ nóng nảy như vậy. Rồi đây mọi điều sẽ tốt đẹp trong miền vinh hiển”.
– Cái gì ? Anh vừa nói gì đó hở Joe ?
– Tôi vừa nói rằng rồi đây mọi điều sẽ tốt đẹp trong miền vinh hiển. Bỏ người bạn ngồi bên lò sưởi, nhà dược sĩ đi đến bàn mình, cầm lên một tờ giấy và bắt đầu viết. Hai khách hàng bước vào tiệm, nhưng vị chủ nhân từ chối phục vụ họ cho đến khi ông hoàn tất công việc đang làm. Vì thế họ được Webster tiếp chuyện. Khi một khách hàng nói với bạn mình rằng : Ông Webster trông giống như vừa rơi vào đống rác vậy. Vị nhạc sĩ trả lời :”Xin các ông khỏi lo cho tôi. Tôi vừa mới bảo với Sam rằng rồi đây mọi sự sẽ tốt đẹp trong miền vinh hiển”.
Bennett đứng lên, rời bàn đi lấy viết và mực ở quầy gần bên rồi tiếp tục viết. Vài phút sau, ông đưa tờ giấy cho Webster và nói:
– Đây là đơn thuốc của anh, anh Joe. Tôi hy vọng nó sẽ hiệu nghiệm như trong quá khứ vậy.
Wesbter liếc nhìn tờ giấy và đọc to những gì bạn ông đã viết :
“Miền vinh hiển kia rạng soi hơn ô vàng ... mong gặp nhau”.
Cầm cây violon lên, Wesbter bắt đầu phổ ngay một giai điệu đơn giản cho mấy khổ thơ mới. Trong chốc lát, ông đã ngâm nga điệu “điệp khúc”.
Wesbter nói : – Đưa cho tôi tờ giấy, để tôi có thể ghi nhanh những nốt nhạc.
Ông dạo qua điệu hát 2, 3 lần rồi nói với bạn và những người khách : – Chúng ta họp thành ban tứ ca nhé ! Hãy cùng hát bài này xem thử thế nào.
Khi họ đang hát bài “Miền vinh hiển” lần đầu tiên thì R.R. Crosby, chú của bà Bennett bước vào. Sau khi họ hát xong lời hai, ông nói :
– Thưa các ông, bài hát hay quá. Khi đang băng qua đường, tôi nghe thấy tiếng hát và không thể không bước vào để lắng nghe.
Vài ngày sau, bài hát được giới thiệu với công chúng : trong vòng hai tuần lễ, bài hát mà hai vị dược sĩ và nhạc sĩ đã sáng tác mất không đầy nửa giờ đã được các Thanh niên ở Elkhon hát. Được in trong quyển “The Signet Ring”, Hội ấn chứng, của Wesbter và Bennett vào năm 1868. Bài hát này trở thành bài hát phổ biến nhất và thành công nhất mà hai ông đã từng sáng tác. Nguyên thủy, bài miền vinh hiển chỉ được viết trên một tờ giấy khổ 5×7 inch (13×18) nhưng bài hát ấy đã đủ tầm vóc để đi vào lòng của tín hữu Cơ Đốc trên toàn thế giới.
Thánh ca 355: QUYẾT RAO TIN LÀNH
“To the regions beyond”
“Giờ đây tôi quyết đi đến chốn xa xăm mịt mù, là nơi chưa truyền danh Giê Xu. Nguyền lấy cổ tích hay truyền cho kẻ chưa am tường Tin lành đạo ân điển, nguồn yêu thương. Nầy tôi quyết rao Tin Lành, miền xa xăm, vùng hẻo lánh. Để muôn dân, nhận cứu ân, nhờ chân Chúa, chuộc hồn thân.”
Bài thánh ca này do Mục sư A.B. Simpson sáng tác bài thơ năm 1885, sau đó con gái ông là Margaret Simpson đã phổ nhạc.
Sau khi tốt nghiệp Đại học, tiến sĩ A.B.Simpson sinh năm 1843, lần lượt phục vụ qua nhiều Hội thánh. Trải qua nhiều thử nghiệm, ông cảm thấy cần phải học tập đời sống đức tin. Về sau, được Chúa Khải thị, ông cảm nhận rằng trên khắp thế giới còn nhiều dân tộc chưa có cơ hội nghe giảng Tin lành. Nhớ đến sứ mạng Chúa giao trong Mat 28 : 19 – 20 lòng ông cảm thấy bất an. Sau đó ông quyết định từ chức ở một Nhà thờ lớn tại New – York, Hoa Kỳ. Năm 1887, ông sáng lập Hội truyền Giáo Phúc âm Liên Hiệp, theo tôn chỉ đem Tin Lành đến những nơi chưa được nghe giảng Tin Lành. Sau đó, ông sáng lập Thần học viện, đào tạo nhiều giáo sĩ đi ra truyền Tin Lành ở những nơi xa xôi. Ông cũng sáng lập một nguyệt san thuộc linh, ra hàng tuần. ÔÂng cũng viết nhiều sách thuộc linh.
Phần điệp khúc : “Miền xa xăm tôi quyết rao Tin Lành”, thể hiện tâm tư sâu sắc của ông. Nhiều người hát bài Thánh ca này, hết lòng dâng hiến cho việc rao truyền Tin Lành. Đây là mục đích ông cầu xin Chúa từ đầu, và Chúa đã làm trọn.
Thánh ca 364: GIÉ XU HẰNG YÊU MẾN TÔI
"Jesus loves me"
“Hằng ngày lòng nầy thật mừng vì Cha minh chánh, ơn yêu thương cao sâu Ngài sách thánh ghi tường; Mọi điều lạ lùng từng tìm được trong Kinh Thánh, duy Giê Xu yêu tôi là quí báu phi thường. Giê Xu yêu tôi, Chúa mến tôi trọn đời, Ngài đầy lòng yêu, Ngài yêu tôi mãi: Giê Xu yêu tôi, khiến tôi vui mừng hoài, Giê Xu hằng yêu mến tôi.”
Đây là bài hát mà Philip Bliss đã sáng tác trong năm 1870. Một lần trong buổi nhóm phấn hưng, cả hội chúng cất tiếng hát lớn : “Chúng tôi thật yêu mến Giê Xu” và hát đi hát lại nhiều lần. Trong lúc nghe hát, Philip Bliss nảy sinh trong lòng một suy nghĩ : “Ôi ! thật vô ích nếu chỉ nói chúng ta yêu Giê Xu mà không nói tại sao chúng ta yêu Ngài. Chính Ngài đã yêu chúng ta bằng tình yêu tuyệt vời của Ngài”. Thế là ông cầm bút viết bài Thánh ca “Giê Xu hằng yêu mến tôi”. Lời ca thân thuộc như in sâu trong lòng chúng ta từ khi còn nhỏ bé, êm ái như tiếng mẹ ru từ những năm tháng xa xôi trong quá khứ. Chính lời ca ấy đã đưa chúng ta vào đời, trưởng thành trong tình yêu Thiên Chúa. Có tình yêu nào sánh được tình yêu Giê Xu đã hy sinh chính mạng sống mình, chịu nhục hình trên thập tự vì tội lỗi của tất cả mọi người. Bằng tình yêu tuyệt vời Chúa đã thể hiện một lần trọn vẹn là sự chết của chính Ngài.
Đường đời nguy nan, có Chúa luôn bên mình, yêu thương tôi dù bao phen tôi bội bạc cách xa chân Chúa. Tai văng vẳng lời yêu dấu : “Hỡi con ! Ta yêu con bằng tình yêu muôn đời chẳng phai”.
Ôi ! Kỳ diệu thay tình yêu Thiên Chúa ! Lòng tôi hát khúc hoan ca chẳng thôi vì Giê Xu hằng yêu mến tôi.
Thánh ca 383: HIẾN CẢ THẢY CHO NGÀI
“I surrender all"
“Xin dâng hết thảy cho Giê Xu, tôi tình nguyện hiến chính thân thể này; Luôn yêu mến trông mong nơi Chúa thôi, hằng ngày sống dưới ân điển Ngài. Hiến cả thảy cho Ngài, hiến cả thảy cho Ngài, lạy Giê Xu, tôi hiến cả thảy đây, hiến cả thảy cho Ngài.” Tác giả bài thơ là ông J.W.Wan Deventer, là một mỹ thuật gia, từng bỏ nhiều thời gian và tiền của để chuyên tu mỹ thuật. Sau khi tốt nghiệp Đại học ông giữ chức Giáo Sư mỹ thuật. Một hôm ông đi dự một buổi nhóm phấn hưng, tại đó ông bằng lòng dâng mình cho Chúa. Lúc đầu, ông làm chứng vì nghĩa vụ, nhưng Chúa trọng dụng ông, nhiều người tin Chúa qua lời làm chứng của ông. Sau đó, các lãnh tụ Hội thánh khuyên ông dành tất cả cho Chúa sử dụng. Lòng ông có sự tranh chiến, vì ông yêu ngành mỹ thuật. Thời gian này kéo dài 5 năm. Một hôm được Thánh Linh cảm động, ông chịu đầu phục Chúa, từ bỏ chức vụ Giáo sư mỹ thuật, dâng hiến đời mình, ông được Thánh Linh ban cho ân tứ về âm nhạc. Ông viết lời và nhạc các bài Thánh ca. Trong lúc ông tổ chức truyền giảng, Chúa ban cho ông bài thơ “Hiến cả thảy cho Ngài” để kỷ niệm việc ông dâng đời mình cho Chúa.
Một người thật sự kính yêu Chúa mới có thể bày tỏ kinh nghiệm theo Chúa. Ngược lại, nếu không có lòng dâng hiến triệt để, người ấy không thể có được sự bình an thật và các phước hạnh ngọt ngào.
Người soạn nhạc bài Thánh ca này là ông Weeden, bạn của ông Deventer. Hai ông thường cùng nhau tổ chức và chủ trì các buổi truyền giảng. Một người giảng, một người lo âm nhạc. Một bài Thánh ca do Thánh Linh cảm động viết nên, giúp ích cho chính mình lẫn nhiều người khác. Chúng ta biết rằng một bài Thánh ca có hiệu quả lớn, chẳng bởi ý riêng của một người viết nên mà là có Thánh Linh cùng làm việc, để người ấy viết ra những kinh nghiệm sống động. Ước gì sự dâng hiến của chúng ta cũng hết lòng như tác giả.
THẬP TỰ XƯA
"The old rugged cross"
“Thập tự xưa sừng sững cao, dựng tận trên sườn núi xa, như tiêu biểu cho muôn sầu khổ sỉ nhục. Lòng tôi yêu thập giá xưa, nơi vua vinh diệu chí cao, thay nhân thế hư hoại chết cách đau thương. Lòng tôi say mê bóng dáng thập tự xưa. Vui lòng đầu phục tận hiến cả cuộc đời. Lòng ôm ấp mối quyến luyến với thập tự. Sẽ biến nên mão vinh diệu cho chính tôi.”
MS. George Bennard sinh ở vùng Young – Ohio. Cha ông mất năm ông 16 tuổi, để lại gánh nặng gia đình gồm bà mẹ và 4 em gái trên vai người thiếu niên này. Vì thế ông không thể học hành như ý muốn trong sự chuẩn bị cho sự hầu việc Chúa sau này. Vài năm sau, gia đình ông chuyển đến Illinois. Tại đây, ông lập gia đình. Ông và bà được huấn luyện phục vụ một thời gian như nhân viên trong tổ chức Cứu thế quân mà sau này kết hợp với Hội giám lý. Ông hợp tác với Hội thánh Methodist Episcopal và trở nên nhà truyền đạo liên giáo phái. Bạn bè cổ vũ ông phát huy tài năng của mình và họ đã làm hết sức mình để giúp đỡ ông thành đạt việc này. Suốt trong những năm đầu của chức vụ, ông đã luôn cầu nguyện cho một sự hiểu biết trọn vẹn về Thập tự giá và chương trình của Thập tự giá trong Cơ đốc giáo. Kết quả là ông đã dành rất nhiều thì giờ để nghiên cứu, cầu nguyện, suy gẫm cho đến khi ông có thể nói: “Tôi đã thấy Đấng Christ của Thập tự giá như thể tôi đang thấy. Ngài mặc lấy hình dạng con người và hành động bằng ý nghĩa của sự cứu chuộc.” Suốt trong những ngày này, đề tài “Thập tự xưa” đã đến với ông năm 1913, tại Abbion, Michigan. Ông kể lại rằng, chủ đề của bài hát đến với ông trước, sau đó ông soạn nhạc, và sau một cuộc thử thách đức tin qua chính đời sống mình, ông mới sáng tác ra lời của bài hát.
Những cuộc truyền giảng ở Michigan và Nữu Ước đã ngăn trở ông viết ra bài hát ông muốn. Trên chuyến hành trình trở về Michigan, ông trãi qua một kinh nghiệm khá gay go. Khi ông cảm nhận được ý nghĩa lời của Thánh Phaolô : Thông công trong sự thương khó của Đấng Christ.
Những cảm xúc cá nhân cùng với những thành công trong kỳ giảng phục hưng đã khiến ông có thể đạt đến chỗ tập trung hơn bao giờ hết. Cuối cùng, bài hát được hoàn tất tại tư thất Hội thánh Giám lý ở Pokdagon, Michigan. Lúc ấy, một loạt những buổi thờ phượng ở Hội thánh Pokdagon cũng được xếp đặt. Ông cầm lấy cây ghi ta thân yêu của mình và nhờ ông bà chủ nhà, Mục sư và bà L.O.Bostwich nghe những lời thơ khi ông đàn và hát. Trong gian bếp của tư thất Hội thánh, ông bà Mục sư chủ nhà là những người đầu tiên thưởng thức bài “Thập tự xưa” do chính tác giả trình bày. Ông hát xong và hồi hộp hỏi: “Được không ?” Mục sư Boswich trả lời : “Đức Chúa Trời đã ban cho ông một bài hát bất tử. Không một bài nào đã làm chúng tôi cảm động bằng bài hát này”. Lập tức họ xin ông quyền xuất bản bài hát để phổ biến cho nhiều người biết. Đêm 7-6-1913, Mục sư Bennard giới thiệu bài hát “Thập tự xưa” tại một Hội thánh gần đó và xin ban hát 4 giọng đã hát bài Thánh ca ấy từ những ghi chép bằng bút chì của ông. Thành viên của ban hát lịch sử ấy gồm : Frank Virgil, Olive Mars, Clara Virgil, William Thaldorf và Florence Jonen, cũng là nhạc sĩ organ đầu tiên đàn hát bài mới ấy. Hằng năm, ngày “Thập tự xưa” được giữ ở Hội thánh này và tên của những người hát đầu tiên cùng ý nghĩa của sự kiện này đã được khắc trên một tảng đá to gần đó.
Ngay lập tức, bài hát trở nên phổ biến. Được giới thiệu trước một Đại hội đồng lớn ở Thần học viện Chicago, Illinois. Danh tiếng của bài hát nhanh chóng lan tràn khắp thế giới Cơ Đốc. Tác giả gởi một bản sao đến Charles H.Gabriel, nhà soạn nhạc Thánh, hòa âm, phối âm nổi tiếng và ông này đã giữ lại nó với lời tiên tri : Ông sẽ nghe từ bài hát này ...
Ở khắp mọi nơi như tư gia, buổi nhóm, bệnh viện, nhà thờ ... bài hát đều trình bày sứ điệp của nó. Ngay các phạm nhân trong tù cũng gọi là : “Bài Thánh ca của tù nhân”. Ông Homer Rodeheaver, một nhà truyền đạo hay hát, một người chuyên xuất bản Thánh ca rất nổi tiếng, đã tiếp tục lan truyền ảnh hưởng của bài hát này tại bất cứ nơi nào ông đặt chân tới. Cuối cùng, đài phát thanh đã sử dụng đến bài hát và đạt đến kết quả như ta thấy ngày nay.
Thánh Phaolô đã viết : “Đức Chúa Trời cấm tôi khoe (hãnh diện) trừ ra khoe Thập tự giá của Chúa Giê Xu Christ của chúng ta (Ga 6 : 14). Được cảm hứng bởi lời này, John Browing sáng tác bài Thánh ca “Đời tôi lấy Thập tự làm hiển vinh”.
Từ trong bóng đêm nghèo nàn, thống khổ, với sự tự nguyện cầu của mình, George Bennard đã hát về năng quyền của Thập tự, và càng ngày bài hát của ông càng được thêm nhiều người biết đến.
Với năng lực tối cao của Thánh ca, để chữa lành tâm linh, để khích lệ, an ủi và thêm sức cho lòng người bài Thập Tự xưa chứa đựng một nhiệm vụ, một sứ điệp sẽ còn tồn tại lâu dài.
Một cây Thập tự bằng gỗ cao 3,6m, đứng bên vệ đường gần Thành phố Reed Michigan, đã làm vinh danh nhà biên soạn. Trên cây Thập tự ấy có ghi dòng chữ “Thập tự xưa”. Aáy là một dấu hiệu nhắc nhở khách qua lại rằng :”Nơi đây là nhà của tác giả Mục sư George Bennard”.
Những bài hát do Phaolô và Sila hát giữa đêm khuya đã gây một trận động đất ở nhà giam, thành Philip. Bài hát George Bennard hát từ giữa đêm tối của tâm linh ông đã gây nên một cơn chấn động thuộc linh trong vô số tấm lòng và đem không biết bao nhiêu con người đến với Thập Tự mà ông đã hát một cách hùng hồn.
TRẦN THẾ CHẲNG PHẢI QUÊ TÔI
"This world is not my home"
“Trần thế chẳng phải quê hương, chính tôi đây thân lữ hành, nhà Cha trên nơi Thiên quốc chất chứa bao châu báu tôi. Sứ thánh hát sướng tưng bừng xuống lên trên thang chờ mong. Lòng tôi còn gì vương vấn dưới thế gian ô dơ này. Chúa biết tỏ tường thiết hữu tôi ai ngoài Ngài. Hồn tôi nơi nao nương náu nếu chẳng mong lên nước Cha. Quyết chí bước tới theo Ngài mỗi khi đi lên càng cao. Lòng tôi còn gì vương vấn với thế gian ô dơ này.”
Albert E.Brumley là người da đen, Phi Châu. Dân tộc ông chịu nhiều đau khổ, đói khát, bị bán làm nô lệ, bị đánh đập. Họ nếm chịu cay đắng của trần gian. Nhưng Đức Chúa Trời đã soi sáng họ và thương xót họ. Họ tìm được nguồn an ủi lớn lao nơi Đức Chúa Trời. Vì thế, trong đau khổ, họ cất tiếng ngợi ca, tôn vinh Đức Chúa Trời, cảm động nhiều người.
Trong Thánh ca chúng ta thấy được lời cầu nguyện của họ trong đau khổ. Có vài nhà âm nhạc nói rằng : gần 100 năm nay, nhiều người da đen đã cống hiến cho nhân loại không ít bài hát phong phú. Âm nhạc của họ có một phong cách riêng, một phương thức riêng.
LỚN BẤY DUY NGÀI
“How great thou art”
“Khi xem muôn vật do tay Chân Chúa sáng tạo chúng. Cứu Chúa của tôi! Lòng cảm xúc bao kinh sợ. Tôi xem sao trời, tôi nghe muôn tiếng sấm rền nổ, khắp khắp đó đây, quyền của Chúa ôi vô bờ.
Hồn ngợi khen Chúa, Cứu Chúa tôi Đức Chúa Trời. Lớn bấy duy Ngài. Quyền bính thay Ngài. Hồn ngợi khen Chúa. Cứu Chúa tôi Đức Chúa Trời. Duy Ngài đại năng, cao cả quyền oai.”
Theo lời kể của GEORGE BEVERLY SHEA: Trong chiến dịch truyền giảng tại vận động trường Harringay (Luân Đôn) năm 1954, bạn tôi là ông Andrew Gray ở nhà xuất bản Pickering và Inglis trao cho tôi một truyền đạo đơn gồm 04 trang trong đó có 1 bài ca mới. Chúng tôi nhận được nhiều sự đóng góp theo cách này, và ban đầu tôi không xem kỹ bài này, nhưng tôi nhận ra rằng nó có lời Anh và Nga, và có tựa rất tôn kính mạnh mẽ : “How great thou art” (Chúa lớn bấy) Vài tuần sau, tôi học biết bài ca mới này của S.K. Hine là kết quả của gần 7 năm hoạt động văn chương, có sự đóng góp của nhiều tác giả và dịch giả. Bài được viết trước tiên vào năm 1885 hoặc 1886 tại Thụy Điển với Mục sư Carl Boberg, nhà truyền giáo danh tiếng cũng là nghị viên của Quốc hội Thụy Điển trong 15 năm. Nguyên tựa của bài là “O great God” (ĐCT cao sâu thay) Bài dịch ra Anh văn ấn hành năm 1925 dưới tựa “O mighty (ĐCT quyền năng thay), nhưng không được ưa thích và phổ biến lắm. “How great thou art” đến Hoa Kỳ rất là dài dòng. Bản dịch Đức Ngữ được dịch từ nguyên bản tiếng Thụy Điển bởi Manfred von Glehn năm 1907. Năm năm sau, 1912 Mục sư Ivan S. Prokchanoff được biết như là Martin Luther của nước Nga mới – cho xuất bản ở Petersburg bằng tiếng bản xứ có lẽ dịch từ bài của Glohn. Bài này được in trong tập có tựa “Cymbals”, gom góp những bài thánh ca dịch từ nhiều thứ tiếng. Tựa của tập hát này được lấy trong Thi Thiên 150:5 (Cymbals : chập chỏa).
Năm 1922, nhiều tập hát của Prokchanoff, trong đó có Cymbals, được tập họp thành 1 cuốn lớn là “Bài ca của Cơ đốc nhân”, được xuất bản bằng tiếng Nga ở New York City, được ủng hộ bởi bạn của Prokchanoff. Quyển này khiến cho ông bà giáo sĩ Stuart và Hine chú ý đến bài “How great thou art” và sử dụng để truyền giảng rất nhiều tại Đông Ukraine (Nga). Sau nhiều năm tôn vinh bằng Nga ngữ, ông Hine dịch 3 đoạn sang Anh ngữ. Khi đệ nhị thế chiến bùng nổ, ông bà Hine về Anh Quốc, và đoạn thứ tư được thêm vào năm 1948.
Toàn bộ bài được in năm 1949 trong 1 tờ báo Tin Lành Liên Xô do ông Hine xuất bản. Trên khắp thế giới các giáo sĩ yêu cầu cho in lại bài này và nó là một trong những truyền đạo đơn mà chúng tôi nhận được vào năm 1954. Chúng tôi tôn vinh bài này đầu tiên trong chiến dịch truyền giảng tại Canada năm 1955. Cliff Barrows và ban hát lớn của ông đóng góp phần điệp khúc... Không lâu sau đó chúng tôi dùng bài này trong “Giờ quyết định” (Hour of decision) và trong các chiến dịch truyền giảng ở Mỹ. Ở kỳ họp tại New York năm 1957, ban hát gia nhập với tôi để tôn vinh 95 lần. Nó đã trở thành bài nồng cốt trong mỗi tối ngợi khen Chúa.
Đọc đoạn đầu của bài hát, chúng tôi liên tưởng đến Thi 19:1. Carl Boberg có lần nói cảm hứng của bài là vẻ đẹp của đồng cỏ và hồ ở Thụy Điển sau 1 cơn mưa rào mùa thu.
Stuart Hine cũng viết rằng bản dịch Anh ngữ của ông được thành hình sau một cơn giông tố ở núi Carpathian trong một ngôi làng tại Tiệp Khắc, nơi ông tìm chỗ trú qua đêm. Trong một dịp khác sau này, ông viếng thăm vùng núi Bukovine ở Rumani, và nghe một nhóm tín đồ trẻ tuổi khởi hát với mandoline và guitar trong cảnh đẹp đẽ của rừng núi. Bài họ hát là “How great thou art” với bản Nga ngữ của Prokcharroff, và chính trường hợp này đã cảm động Hine sáng tác đoạn 2.
Phải, ĐCT nói chuyện với chúng ta qua sự sáng tạo của Ngài, trời đất rao sự vinh hiển của ĐCT. Nhưng lớn hơn nữa là sự cứu rỗi dành cho chúng ta. Khôn ngoan thay ! Yêu thương thay ! Như đoạn 3 nói rằng, sự lớn lao hơn sự suy tưởng của tôi, “Tôi không thấu hiểu nổi”.
Ông Hine cũng nói rằng đoạn cuối được sáng tác sau đệ nhị thế chiến, khi nhiều người chạy tị nạn từ Đông Âu sang Anh. Dầu họ tìm được an toàn và tự do, câu hỏi thường được đặt ra với họ là “Khi nào chúng ta trở về quê hương”. Chỉ khi nào chúng ta tới được quê hương trên trời mới hiểu được ĐCT cao cả như thế nào. Như Phao Lô nói : ICor 13:12 trong ngày ấy chúng ta sẽ “Hạ mình khiêm nhường tôn thờ Ngài” và tung hô “ĐCT cao cả thay !”.
(St)

Về Đầu Trang Go down
http://TINLANHHYVONG.COM
Naroly

Naroly

Tổng số bài gửi : 497
Join date : 24/09/2010
Age : 36
Đến từ : Thanh niên HT Cần Thơ Thân iu

LỊCH SỬ CÁC BÀI THÁNH CA !!!! _
Bài gửiTiêu đề: Re: LỊCH SỬ CÁC BÀI THÁNH CA !!!!   LỊCH SỬ CÁC BÀI THÁNH CA !!!! Icon_minitime27/10/2010, 17:23

CHÓNG MẶT QÁ CHỪNG RÙI....
Về Đầu Trang Go down
https://www.facebook.com/profile.php?id=100001552818085&sk=wa
Sponsored content




LỊCH SỬ CÁC BÀI THÁNH CA !!!! _
Bài gửiTiêu đề: Re: LỊCH SỬ CÁC BÀI THÁNH CA !!!!   LỊCH SỬ CÁC BÀI THÁNH CA !!!! Icon_minitime

Về Đầu Trang Go down
 

LỊCH SỬ CÁC BÀI THÁNH CA !!!!

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
 :: Nhịp Sống Thanh Niên :: Nhạc Thánh-
Chuyển đến 
Free forum | ©phpBB | Free forum support | Báo cáo lạm dụng | Thảo luận mới nhất