|
|
| NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT VỀ SỰ CÁM DỖ !!!!!!!! | |
| Tác giả | Thông điệp |
---|
Lưu Chí Huy
Tổng số bài gửi : 368 Join date : 24/10/2010 Age : 39 Đến từ : BTN HTTL CẦN THƠ
| Tiêu đề: NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT VỀ SỰ CÁM DỖ !!!!!!!! 25/10/2010, 22:27 | |
| Những Điều Cần Biết Về Sự Cám Dỗ - Chương 1 Tác giả: A. Swanson. Dịch giả: Tiếng Gọi Trong Đêm CHƯƠNG 1 LỜI CẢNH BÁO CỦA CHÚA GIÊ XU VỀ SỰ CÁM DỖ Các môn đồ cảm thấy an toàn trong khi sự cám dỗ đang ở cạnh bên! Chính lúc đó Chúa Giê-xu đưa ra lời cảnh báo này “Hãy thức canh và cầu nguyện kẻo các ngươi sa vào chước cám dỗ”(Ma-thi-ơ 26: 41, Mác 14: 38, và Luca 22; 46). Tất cả những ai là môn đồ của Đấng Christ cũng cần được cảnh báo giống như vậy. Lời cảnh báo này có ba bài học rất căn bản mà mọi Cơ đốc nhân cần phải hoc thật kỹ. 1.Mọi Cơ đốc nhân phải liên tục cảnh giác với sự cám dỗ. 2.“Sa vào chước cám dỗ” là trải qua sự cám dỗ ở hình thức nguy hiểm nhất và có tác động mạnh mẽ nhất. 3.Để tránh sa vào chước cám dỗ, Cơ đốc nhân phải học “Thức canh và cầu nguyện”. Trước khi chúng ta sẵn sàng để học bất cứ bài học nào trong ba bài này, chúng ta phải xem xét sự dạy dỗ nền tảng của Kinh Thánh về sự cám dỗ. Kinh Thánh đề cập đến hai loại cám dỗ (thử thách) khác nhau: Một loại là sự thử thách mà Chúa sử dụng; loại kia là sự cám dỗ gian ác mà Sa-tan sử dụng. Cám dỗ giống như một con dao. Nó có thể được sử dụng cho mục đích tốt hay mục đích xấu: nó có thể được dùng để cắt miếng thịt cho một người hoặc nó dùng để cắt cổ anh ta. 1.Sự thử thách mà Chúa sử dụng. Đôi khi Kinh Thánh dùng từ cám dỗ để nói đến hoạn nạn hay thử thách. (Lưu ý: các bản dịch hiện đại thường dùng từ “thử thách” hay “hoạn nạn” thay vì dùng “cám dỗ” khi có liên quan đến công việc của Chúa). Đức Chúa Trời thử thách Áp-ra-ham (Sáng thế-ký 22: 1 trở đi) và bằng cách này hay cách khác mọi Cơ đốc nhân đều khó tránh khỏi thử thách hay hoạn nạn (ví dụ trong Gia-cơ 1; 2 và I Phi-e-rơ 1: 6). Có hai điểm quan trọng cần lưu ý về hoạn nạn: Lưu ý 1—mục đích của Chúa khi cho phép hoạn nạn. a). Hoạn nạn giúp Cơ đốc nhân kiểm tra sức khỏe thuộc linh của mình. Cơ đốc nhân kinh nghiệm ân điển Chúa tuôn đổ trên đời sống mình khi họ trải qua hoạn nạn. Thử thách mà Đức Chúa Trời đem đến trên Áp-ra-ham cho thấy sức mạnh của đức tin ông. Đôi khi thử thách sẽ giúp Cơ đốc nhân nhận ra những gian ác trong lòng mình mà trước đây người đó chưa bao giờ biết đến. Đức Chúa Trời thử nghiệm Ê-xê-chia để cho ông thấy sự kiêu ngạo của lòng ông (II Sử ký 32: 31). Có lúc Cơ đốc nhân cần được khích lệ khi nhìn thấy ân điển thuộc linh đang tuôn đổ trên đời sống mình. Nhưng cũng có lúc Cơ đốc nhân cần hạ mình khi nhận biết những gian ác trong lòng mình. Đức Chúa Trời cho phép hoạn nạn xảy ra để giúp chúng ta nhận ra vấn đề của lòng mình. b). Hoạn nạn giúp Cơ đốc nhân biết thêm về Chúa. Chính Chúa là Đấng duy nhất có thể giữ Cơ đốc nhân khỏi sa vào tội lỗi. Cho đến khi chúng ta bị cám dỗ, chúng ta mới không còn nghĩ rằng mình có thể thắng được sự cám dỗ bằng sức riêng của mình. Phi-e-rơ nghĩ rằng ông sẽ không bao giờ chối Thầy của mình. Cám dỗ đã cho ông thấy rằng ông đã chối Chúa. (Ma-thi-ơ 26: 33-35, 69-75). Khi chúng ta nhận ra sự yếu đuối của mình và sức mạnh của sự cám dỗ, thì chúng ta sẽ sẵn sàng để khám phá quyền năng của ân điển Chúa. Đây là bài học quan trọng nhất mà sứ đồ Phao-lô học được qua “dằm xóc” (Xem II Cô-rinh-tô 12: 7-10). Lưu ý 2—Đức Chúa Trời có nhiều cách để thử nghiệm dân sự Ngài. Chúa thử nghiệm tất cả mọi tín đồ theo cách rất riêng tư. Sau đây là một vài ví dụ về cách thức mà Đức Chúa Trời đôi khi dùng để thử nghiệm dân sự Ngài. a) Ngài thử nghiệm họ bằng cách giao cho họ những nhiệm vụ vượt quá khả năng của họ. Sứ đồ Phao-lô liên hệ đến sự thử nghiệm này khi ông viết “Chúng tôi chịu áp lực quá mức…… (II Cô-rinh-tô 1: . Đây là sự thử nghiệm Chúa dùng để dạy Phao-lô “không dựa trên chính mình nhưng nơi Chúa, Đấng khiến kẻ chết sống lại (II Cô-rinh-tô 1: 9). Cơ đốc nhân không nên ngạc nhiên hay mất tinh thần nếu Chúa giao cho một công việc dường như quá sức của mình. Chúa thử nghiệm Cơ đốc nhân bằng cách này để cho họ biết đức tin của họ nơi quyền năng của Chúa mạnh hay yếu. b) Ngài thử nghiệm Cơ đốc nhân bằng cách cho phép họ chịu khổ vì đức tin của mình. Đôi khi sự đau đớn rất dữ dội, thậm chí cho đến chết. Hầu hết Cơ đốc nhân sợ chịu khổ như vậy. Nhưng nhiều người đã tìm được sức mạnh bất ngờ ban cho họ để họ có thể chịu tra tấn hay thậm chí chết vì cớ Đấng Christ. Tất cả Cơ đốc nhân đều được gọi để chịu khổ bằng cách này hay cách khác (Phi-líp 1: 29, I Phi-e-rơ 2: 21). Sứ đồ Phi-e-rơ gọi sự chịu khổ như thế là “sự thử nghiệm của đức tin anh em” (I Phi-e-rơ 1: 7). c) Ngài thử nghiệm Cơ đốc nhân bằng cách cho phép họ đối diện với những giáo sư giả hay sự dạy dỗ sai trật. Chúa thử nghiệm lòng trung thành của tín đồ và tình yêu của họ dành cho Ngài bằng cách này. Phục truyền 13: 1 là ví dụ điển hình về loại thử nghiệm này. Trên đây là ba ví dụ về nhiều cách khác nhau mà Đức Chúa Trời dùng để thử nghiệm dân sự Ngài. Loại thử nghiệm mà Chúa dùng luôn luôn là vì cớ ích lợi cho dân sự Ngài. Bây giờ chúng ta sẵn sàng để sang hình thức cám dỗ mà Sa-tan sử dụng. 2) Hình thức cám dỗ gian ác mà Sa-tan sử dụng. Cả hai hình thức cám dỗ đều chứa đựng ý nghĩa thử nghiệm. Cám dỗ luôn luôn là sự nghiệm! Điểm cần nhớ về loại cám dỗ mà Sa-tan sử dụng là mục đích của nó. Cám dỗ ở dạng này là sự thử nghiệm được dùng để dẫn một người vào tội lỗi. Đức Chúa Trời không bao giờ là tác giả của dạng cám dỗ này (Gia-cơ 1: 13). Đây là dạng cám dỗ mà Chúa cảnh báo môn đồ của Ngài. Chúng ta sẽ nghiên cứu nhiều hơn về dạng cám dỗ này. Kinh thánh cho biết có ba nguyên nhân chính của dạng cám dỗ này. Có khi những nguyên nhân này cùng làm việc với nhau, có lúc lại tách biệt. Thứ nhất—ma quỷ là kẻ cám dỗ. Trong Tân ước, có hai lần ma-quỷ hay satan được gọi là ‘kẻ cám dỗ’ (Ma-thi-ơ 4 : 3, I Tê-sa-lô-ni-ca 3 : 5). Có lúc ma-quỷ sẽ cám dỗ Cơ đốc nhân phạm tội bằng cách đặt vào tâm trí người đó suy nghĩ gian ác hay phạm thượng. Có lúc cám dỗ để nghi ngờ sự thực hữu của Chúa hay lẽ thật của Lời Ngài. Sự cám dỗ này thường đến qua những suy nghĩ tội lỗi do ma quỷ tiêm nhiễm vào tâm trí của một người. Cám dỗ dạng này được gọi là ‘những tên lửa của kẻ thù’ (Ê-phê-sô 6 : 16). Cơ đốc nhân không phạm tội bởi vì mình có những suy nghĩ như vậy. Cơ đốc nhân chỉ phạm tội nếu người đó tin vào những suy nghĩ này. Thường thì ma quỷ sẽ cám dỗ bằng cách tận dụng hai cách khác : Thứ hai—thế gian (bao gồm cả con người thế gian) là kẻ cám dỗ. Người đánh cá dùng con giun hấp dẫn làm mồi nhử để bắt cá. Cũng như vậy ma quỷ thường dùng những thú vui hấp dẫn của đời này làm mồi nhử để thuyết phục một người phạm tội. Khi ma quỷ cám dỗ Chúa Giê-xu, nó dùng những vương quốc của thế gian này làm mồi nhử. Chính đứa đầy gái là người đã cám dỗ Phi-e-rơ chối Chúa (Mathiơ 26:69). Thế gian cùng với mọi thứ thuộc về nó và con người là nguồn cám dỗ liên tục đối với Cơ đốc nhân. Thứ ba—xác thịt (ví dụ như ham muốn của xác thịt) là kẻ cám dỗ. Đôi khi ma quỷ dùng những ham muốn của một người để cám dỗ người đó. Ma quỷ cám dỗ Giu-đa chối Chúa bằng cách sử dụng sự giúp đỡ của thế gian (người Pha-ri-si và ba mươi miếng bạc, Mathiơ 26:14-16) và bản chất tham lam của chính Giuđa. Theo như lời của Gia-cơ ‘Nhưng mỗi người bị cám dỗ khi mắc tư dục xui giục mình’ (Gia-cơ 1: 14). Loại cám dỗ mà ma quỷ sử dụng luôn luôn là nỗ lực để thuyết phục một người phạm tội. Sự cám dỗ như thế nhằm thuyết phục một người phạm một trong những tội sau đây: lơ là nhiệm vụ Chúa giao phó; nuôi dưỡng tội lỗi trong lòng; để satan lợi dụng điều gian ác trong lòng; để cho satan làm xao lãng mối thông công với Chúa dưới bất cứ hình thức nào; không vâng phục trọn vẹn trong tất cả những gì Chúa giao phó (bao gồm cả cách thức bạn thể hiện sự vâng phục). Bây giờ chúng ta có thể ôn lại một chút những ý chính mà chúng ta mới vừa đề cập. 1) Mọi Cơ đốc nhân phải liên tục cảnh giác với sự cám dỗ. Chúng ta sẽ minh họa mức độ nguy hiểm của sự cám dỗ mà satan sử dụng trong hai điểm sau: a). Hậu quả lớn mà sự cám dỗ của satan có thể đem đến cho Cơ đốc nhân. Mục đích chính của sự cám dỗ là dẫn một người tới chỗ phạm tội. Đó có thể là tội làm điều Chúa không cho phép. Đó có thể là tội không làm điều Chúa răn dạy. Đó có thể là tội của xác thịt và mọi người nhìn thấy điều đó. Hoặc đó có thể là tội của tâm trí mà chỉ có Chúa nhìn thấy. Cho dù đó là tội gì đi nữa, thì chúng ta cũng không được quên rằng mục đích của sự cám dỗ như thế là làm hại đến sức khỏe thuộc linh của người tín đồ b). Những hình thức cám dỗ đa dạng mà satan dùng để chống lại Cơ đốc nhân. Bất cứ điều gì ngăn cản chúng ta làm theo ý muốn của Đức Chúa Trời phải được xem là cám dỗ. Đó có thể là điều gì đó bên trong chúng ta (ví dụ như ham muốn tội lỗi), hay bất cứ điều gì, bất cứ người nào ở trong thế gian này. Bất cứ điều gì kích động hay khuyến khích một người phạm tội thì điều đó được xem là một hình thức cám dỗ. Hầu như bất kỳ một ham muốn nào đều có thể được sử dụng cho mục đích cám dỗ. Bản thân nó không phải là tội khi mong muốn có được cuộc sống thoải mái, có bạn bè, có mức sống cao, hay có danh tiếng tốt (và vô số những điều khác!). Tuy nhiên, những điều này có thể trở bị lạm dụng để trở nên nguồn cám dỗ nguy hiểm khó có thể chống lại được. Cơ đốc nhân cần cảnh giác đối với những sự cám dỗ như vậy. Nếu chúng ta không làm điều này, chúng ta đang ở gần bờ vực thất bại hơn là chúng ta nghĩ! |
| | | Lưu Chí Huy
Tổng số bài gửi : 368 Join date : 24/10/2010 Age : 39 Đến từ : BTN HTTL CẦN THƠ
| Tiêu đề: Re: NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT VỀ SỰ CÁM DỖ !!!!!!!! 25/10/2010, 22:29 | |
| CHƯƠNG 2 CÁM DỖ--HÃY GIẢI QUYẾT THẬN TRỌNG! Trong phần chính của chương này chúng ta sẽ tập trung vào sự nguy hiểm của cám dỗ bằng cách xem xét ý nghĩa của hai cụm từ được tìm thấy trong Tân ước: Sa vào sự cám dỗ (Mathiơ 26: 41) Giờ thử thách (Khải huyền 3: 10) 1. Sa vào sự cám dỗ Chúa Giê-xu ý muốn nói gì qua cụm từ sa vào sự cám dỗ’? Chúng ta sẽ bắt đầu trả lời câu hỏi này bằng cách xem xét hai câu trả lời không đúng rất phổ biến sau đây: a) ‘Sa vào sự cám dỗ’ đơn giản nghĩa là ‘bị cám dỗ’. Câu trả lời này không chính xác bởi vì không có nơi nào Chúa hứa là sẽ không bị cám dỗ. Chúa Giê-xu sẽ không dạy chúng ta cầu nguyện cho điều gì đó mà Đức Chúa Trời biết rằng điều đó sẽ không xảy ra. Chúng ta có thể tránh được một số cám dỗ, nhưng không thể nào có thể tránh được hết tất cả các loại cám dỗ. ‘Sa vào chước cám dỗ’ nguy hiểm hơn rất nhiều so với cám dỗ. b) ‘Sa vào sự cám dỗ’ nghĩa là ‘phạm tội’. Câu trả lời này cũng không đúng bởi vì một người có thể ‘sa vào sự cám dỗ’ nhưng không bị cám dỗ đánh bại. Giô-sép đã trải qua kinh nghiệm ‘sa vào sự cám dỗ’ (xem Sáng thế ký 39 : 6-12) nhưng Giô-sép đã thoát ra khỏi trong chiến thắng. Trong I Ti-mô-thê Phao-lô ví ‘sa vào chước cám dỗ’ như bị vướng vào bẫy. Ý nghĩa chính của việc bị vướng vào bẫy là bạn không thể dễ dàng thoát khỏi đó. Trong I Cô-rinh-tô 10:13 Phao-lô dùng cách diễn đạt ‘không có sự cám dỗ nào quá sức anh em”. Điều này được dùng để minh họa sức mạnh của cám dỗ và mức độ khó khăn để thoát ra khỏi đó. Trong II Phi-e-rơ 2:9, Phi-e-rơ nêu bật cho chúng ta thấy sức mạnh của một số hình thức cám dỗ. Chúng ta chỉ có thể thoát ra được những loại cám dỗ như thế nhờ vào sự giúp đỡ của quyền năng trổi hơn của Đức Chúa Trời.
Từ những phân đoạn Kinh thánh này chúng ta rút ra kết luận là ‘sa vào chước cám dỗ’ nghĩa là ở một mức độ bình thường chúng ta nhận biết được sức mạnh khó cưỡng lại được của sự cám dỗ. Đôi khi sự cám dỗ giống như người bán hàng đang gõ cửa. Chúng ta có thể phớt lờ hoặc bảo nó đi chỗ khác và nó đi. Có lúc khác cám dỗ không thể giải quyết dễ dàng như vậy. Những lúc như thế cám dỗ giống như người bán hàng đã bước vào cửa. Người bán hàng chẳng những quyết tâm muốn bán được món hàng của mình mà món hàng của anh ta lại còn rất hấp dẫn nữa. Khi sự cám dỗ chỉ mới ‘gõ cửa’, thì chúng ta còn có thể phớt lờ nó. Nhưng khi sự cám dỗ đã ‘bước vào cửa’ và vào trong ‘căn phòng tấm lòng chúng ta’ thì lúc đó chúng ta đã ‘sa vào chước cám dỗ’.
Khi một người ‘sa vào chước cám dỗ’, người đó kinh nghiệm sức mạnh của sự cám dỗ từ hai nguồn c) Sức mạnh của satan hoạt động một cách đặc biệt từ phía bên ngoài người đó. Satan đến với sự cương quyết hơn và sức mạnh nhiều hơn bình thường để cám dỗ một người phạm tội. Đôi khi nó cám dỗ bằng cách đe dọa: ‘phạm tội hay muốn gì khác! Chối Chúa hay mất mạng’. Đôi khi nó cám dỗ bằng cách đem đến điều mà người đó mong muốn; ví dụ ‘ví bằng ngươi sấp mình trước mặt ta mà thờ lạy, thì ta sẽ cho ngươi tất cả mọi sự này’ (Ma-thi-ơ 4 : 9). d) Sức mạnh của tội lỗi ở trong lòng hoạt động cách đặc biệt từ bên trong. Tội lỗi ẩn chứa trong lòng có thể được ví như kẻ phản bội nằm sẵn trong lòng của mỗi người. Kẻ phản bội này liên kết với kẻ cám dỗ để cố gắng khuyến khích người bị cám dỗ khuất phục sự cám dỗ. Trong những lúc như thế Cơ đốc nhân có thể liên tục kêu cầu với Chúa xin sự giải cứu nhưng vẫn không thoát khỏi được sự cám dỗ. Sự cám dỗ tiếp tục đưa ra yêu sách. Những sự cám dỗ như vậy thường diễn ra ở một trong những hoàn cảnh sau đây: i) Khi satan được Chúa cho phép đặc biệt, vì lý do nào đó chỉ có Chúa mới biết, để đem Cơ đốc nhân ‘sa vào chước cám dỗ’. (II Sa-mu-ên 24:1, I Sử ký 21:1; Gióp 1: 12, 2:6; Lu-ca 22:31). ii) Khi những ham muốn tội lỗi của một người gặp được điều kiện thuận lợi và có điều kiện đầy đủ để thực hiện những ham muốn đó. Đây là trường hợp của Đa-vít được ghi lại trong II Sa-mu-ên 11. 2. ‘Giờ thử thách’ Bất cứ khi nào một trong những hoàn cảnh này xảy ra, có nghĩa là một người đang sa vào chước cám dỗ, theo như Khải huyền gọi là ‘giờ thử thách’. Vào lúc đó, sức mạnh khó cưỡng lại được của cám dỗ đạt đến đỉnh cao. Trong thời điểm này sự cám dỗ trở nên nguy hiểm nhất và có thể đánh bại được bất kỳ sự chống trả nào nếu có. Thường thì cám dỗ ít khi xảy ở mức độ này và có thể thắng hơn được cách dễ dàng. Nhưng khi sự cám dỗ xảy ra vào ‘giờ thử thách’, thì nó có sức mạnh mới. Nếu không bởi ân điển đặc biệt của Chúa, thì sự cám dỗ sẽ thắng hơn và dẫn người đó đến chỗ phạm tội. Có thể khi còn trẻ Đa-vít đã từng gặp những sự cám dỗ về tội tà dâm hay giết người (trong trường hợp của Na-banh, xem I Sa-mu-ên 25) nhưng mãi cho đến ‘giờ thử thách’ thì những cám dỗ cụ thể này xuất hiện với sức mạnh phi thường và đã đánh bại Đa-vít (II Samuên 11). Nếu một người không được chuẩn bị đặc biệt cho giờ thử thách, thì người đó chắc chắn sẽ sa ngã dưới loại cám dỗ này. Có hai câu hỏi nữa về ‘giờ thử thách’ cần được xem xét. a) Có những phương tiện phổ biến nào được sử dụng để đem cám dỗ đến giờ của nó? i) Khi satan nhằm mục đích muốn làm cho một người sa vào chước cám dỗ, nó sẽ liên tục và kiên trì đem đến một sự cám dỗ cụ thể nào đó trong tâm trí. Nó tìm cách làm tâm trí của chúng ta không còn nhạy bén với sự sai trái của cám dỗ bằng cách cứ liên tục cám dỗ. Lúc đầu có thể tâm trí của chúng ta hoảng sợ trước sự cám dỗ, nhưng khi sự cám dỗ cứ diễn ra liên tục, sự hoảng sợ này sẽ yếu dần và cám dỗ có vẻ không còn kinh khủng như lúc ban đầu. ii) Nếu một Cơ đốc nhân nhìn thấy người anh em mình sa vào tội lỗi, người đó phải phản ứng lại bằng cách ghét tội lỗi, cảm thấy đáng tiếc cho tình trạng sa ngã của người đó và cầu nguyện xin Chúa giải cứu người đó. Nếu người này không phản ứng như thế, satan sẽ dùng điểm yếu này làm bàn đạp nhằmcám dỗ người này bằng chính tội lỗi của người kia. (II Ti-mô-thê 2 : 17-18). iii) Mức độ xấu xa của sự cám dỗ có thể bị che giấu bằng cách so sánh với những điều khác. Ví dụ, người Ga-la-ti bị cám dỗ để bỏ Tin lành hầu cho không còn phải bị bắt bớ. Mong ước này đã làm tăng thêm sức mạnh cho sự cám dỗ từ bỏ Tin lành. b) Làm sao chúng ta biết mình đã bước vào giờ thử thách? i) Một người có thể nhận ra rằng mình đang bị satan đem vào giờ thử thách khi người đó nhận thấy rằng nó đang liên tục gia tăng áp lực vào đời sống mình. Dường như satan biết rằng đây là cơ hội duy nhất nó có và bằng mọi cách nó làm cho linh hồn người đó không bao giờ yên nghỉ. Trong chiến tranh, nếu kẻ thù thắng thế hơn đối thủ của mình, họ sẽ nỗ lực gấp đôi. Cũng như vậy, khi satan làm giảm bớt quyết tâm của Cơ đốc nhân nhằm chống trả lại nó, nó sẽ sử dụng tất cả mọi sức mạnh và sự xảo quyệt để thắng hơn và thuyết phục người đó phạm tội. Bất cứ khi nào sự cám dỗ đến tư bề (bên trong và bên ngoài) nhằm làm cho ý chí chìu theo tội lỗi, thì chúng ta có thể chắc chắn rằng ‘giờ thử thách’ đã đến. ii) Bất cứ khi nào cám dỗ kết hợp sức mạnh của sợ hãi với sức mạnh lôi cuốn, thì giờ thử thách đã đến. Sức mạnh tổng thể của cám dỗ chứa đựng trong sự liên kết của hai sức mạnh này. Thường thì chỉ một trong hai sức mạnh này cũng đủ để thuyết phục một người phạm tội. Khi chúng kết hợp với nhau thì hiếm có khi nào thất bại. Chúng ta nhìn thấy sức mạnh này hoạt động trong trường hợp Đa-vít giết U-ri. Trong đó có nỗi lo sợ U-ri sẽ trả thù vợ (chưa nói đến khả năng là U-ri trả thù Đa-vít) cùng với nỗi sợ hãi rằng tội lỗi của mình bị mọi người biết đến. Điều đó được liên kết với sự hấp dẫn của vui thú hiện tại khi Đa-vít phạm tội với Bát-sê-ba. Bất cứ khi nào một người nhận biết sức mạnh của hai thế lực này đang thuyết phục mình phạm tội, thì giờ thử thách đã đến.
Bây giờ chúng ta chuẩn bị để sang chủ đề mới, rất ngắn gọn, rất đáng để chúng ta quan tâm trong phần còn lại của sách này. Để tránh bị tổn hại khi trải qua cám dỗ như vậy, Cơ đốc nhân phải học ‘thức canh và cầu nguyện".
Thức canh có nghĩa là cảnh giác, chú ý, xem xét tất cả các cách thức và phương tiện mà kẻ thù có thể sử dụng để tấn công chúng ta bằng sự cám dỗ. Điều này nói đến một sự thức canh liên tục và siêng năng đối với linh hồn mình, sử dụng tất cả các phương tiện Chúa ban cho nhằm mục đích này. Cụ thể, nó bao gồm một sự nghiên cứu trọn đời về mưu chước của kẻ thù cũng như những điểm mạnh và điểm yếu của chúng ta mà satan có thể khai thác để làm chúng ta vướng vào tội lỗi.
Cùng với tỉnh thức, chúng ta phải cầu nguyện. Đây là phương tiện mà qua đó chúng ta có thể nhận được sự giúp đỡ của Chúa để tỉnh thức như điều mình nên làm và để chống trả lại sự tấn công của satan. Tất cả công việc của đức tin nhằm giữ linh hồn của chúng ta khỏi cám dỗ được gói gọn trong hai nhiệm vụ này ‘thức canh và cầu nguyện.’ Tiếng Gọi Trong Đêm (Ma-thi-ơ 25:6) |
| | | Lưu Chí Huy
Tổng số bài gửi : 368 Join date : 24/10/2010 Age : 39 Đến từ : BTN HTTL CẦN THƠ
| Tiêu đề: Re: NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT VỀ SỰ CÁM DỖ !!!!!!!! 25/10/2010, 22:31 | |
| CHƯƠNG 3 TẠI SAO LẠI QUÁ NGHIÊM TRỌNG VỀ CÁM DỖ NHƯ VẬY?
Chúng ta đã đặt nền tảng cho loạt bài học về sự nguy hiểm của sự cám dỗ. Bây giờ chúng ta đi vào phần trọng tâm của bài học: Đây là nhiệm vụ quan trọng mà mỗi Cơ đốc nhân cần nỗ lực hết sức, sử dụng các phương tiện Chúa ban cho, để không sa vào chước cám dỗ. Vì sao bài học này lại quan trọng đến như vậy? Trong chương này chúng ta sẽ suy nghĩ đến ba lý do mà Kinh thánh đề cập đến. Lý do 1: Chúa Giê-xu dạy chúng ta những điều cần cầu nguyện mỗi ngày. Trong bài cầu nguyện này có một lời khẩn nguyện là ‘xin chớ để chúng tôi bị cám dỗ, mà cứu chúng tôi khỏi điều ác’ (Ma-thi-ơ 6:13). Lời khẩn nguyện này có thể được diễn dịch như sau: ‘xin ban ơn giải chúng con cứu chúng con khỏi điều ác (kẻ ác) vì chúng luôn quyết tâm làm cho chúng con sa vào cám dỗ’. Cứu Chúa của chúng ta biết rằng sự cám dỗ là rất nguy hiểm và thể nào chúng ta cần sự giúp đỡ của Ngài để giữ chúng ta khỏi sa vào cám dỗ. Chúng ta tin cậy nơi sự khôn ngoan, tình yêu thương và sự chăm sóc mà Chúa Giê-xu dành cho con cái Ngài. Vì Chúa nhấn mạnh đến trách nhiệm của chúng ta trong việc chống lại sự cám dỗ nên chúng ta phải nghiêm túc với nó. Lý do 2: Chúa Giê-xu hứa ban một phần thưởng lớn cho hội thánh Phi-la-đen-phia (Khải huyền 3 : 10). Phần thưởng đó là sự giải cứu khỏi hoạn nạn thử thách sẽ xảy đến cho toàn thế gian. Bạn có khao khát ơn phước này không? Nếu có thì bạn phải nghiêm túc với nhiệm vụ mà Chúa Giê-xu Christ đã giao cho như là một phương tiện để giữ gìn chúng ta trong lúc thử thách đó hoặc giữ chúng ta thoát khỏi sự cám dỗ. Lý do 3: Khi chúng ta nhìn thấy những hậu quả kinh khiếp của những người sa vào sự cám dỗ thì chúng ta cần phải hết sức nghiêm túc với trách nhiệm của mình. Những hậu quả kinh khiếp khi sa vào sự cám dỗ có thể được nhận thấy thông qua hai nhóm người rất khác nhau: a. Những người mang danh là Cơ đốc nhân nhưng thực ra là họ chưa kinh nghiệm sự tái sanh. Trong thí dụ về người gieo giống Chúa Jesus mô tả những người chỉ mang danh là Cơ đốc nhân là những người có lòng cứng cỏi. Họ vui mừng khi nghe lời Chúa, nhưng lời đó không thể đâm rễ trong lòng. Họ chỉ tin một thời gian nhưng khi thử thách đến thì họ lui đi (Lu-ca 8:13). Luôn luôn có những người như thế trong mọi thời đại. Họ có khởi đầu tốt trong đời sống đức tin nhưng khi cám dỗ đến họ vội bỏ đức tin. Chúa Jesus cũng mô tả những người này như là người dại xây nhà mình trên cát. Căn nhà loại này có ích lợi gì? Nó là nơi trú ẩn cho họ trong một thời gian, nhưng khi sự cám dỗ và phong ba nổi lên thì nó sụp đổ (Ma-thi-ơ 7:26-27).
Chúng ta biết Giu-đa đi theo Chúa Jesus trong ba năm. Chỉ có Chúa Jesus nhìn thấy sự khác nhau giữa Giu-đa và mười một sứ đồ khác. Giu-đa đã thất bại không lâu sau khi ông sa vào sự cám dỗ, và không bao giờ đứng lên trở lại. Đê-ma tự xem mình như là người cùng chia sẽ khải tượng với Phao-lô cho đến khi lòng đam mê thế gian chiếm lấy lòng ông và Đê-ma rời bỏ Phao-lô (2 Ti-mô-thê 4:10). Những người như thế sa vào sự cám dỗ cũng có nghĩa là họ chối bỏ đức tin. Trong nhiều trường hợp, mọi người đều có thể nhận biết là họ chối bỏ đức tin, nhưng trong những trường hợp khác thì chúng ta chỉ có thể nhận biết sự bội đạo của họ trong ngày phán xét cuối cùng. b. Cơ đốc nhân thật. Kinh thánh ghi chép lại những hậu quả kinh khiếp khi các thánh đồ sa vào sự cám dỗ. Chúng ta chỉ đề cập đến một vài người điển hình: A-đam: Ông được tạo dựng nên theo ảnh tượng của Đức Chúa Trời, có bản chất thánh khiết, và vì thế ông không bị cai trị ở dưới những ham muốn tội lỗi như tình trạng của loài người sau khi sa ngã. Tuy nhiên ông đã nhanh chóng bị sự cám dỗ đánh bại khi ông sa vào cạm bẫy của nó. Hậu quả là ông và cả hậu tự của mình đều bại hoại. Nếu một người trong tình trạng hoàn hảo như thế mà còn dễ dàng bị sự cám dỗ đánh gục thì có hy vọng gì cho hậu tự của A-đam? Chúng ta không phải chỉ chiến đấu với satan mà còn với thế gian đã bị Đức Chúa Trời rủa sả cộng với những đam mê tội lỗi trong lòng do sự sa ngã của A-đam truyền lại. Áp-ra-ham: Ông tổ của đức tin, đã hai lần sa vào cùng một loại cám dỗ. Ông lo sợ cho sự an toàn của tính mạng mình đã khiến ông nói dối. Đức Chúa Trời bị xúc phạm và dĩ nhiên là Áp-ra-ham đã hối tiếc, đau buồn (Sáng 12:10-20; 20:2). Đa-vít: Ông được gọi là ‘người làm theo lòng Chúa’, nhưng khi ông sa vào sự cám dỗ ông đã thất bại. Ông phạm tội tà dâm và tội giết người, thậm chí là giết một người trung thành. Nhiều người khác: Kinh thánh ghi chép lại việc một số người sa vào sự cám dỗ và bị nó đánh gục như trường hợp của Lót, Ê-xê-chia và Phi-e-rơ để dạy dỗ chúng ta. Những trường hợp này cho thấy thế nào các thánh đồ dễ dàng phạm những tội kinh khiếp khi họ sa vào sự cám dỗ. Trong ánh sáng của những trường hợp cụ thể trên mỗi người chúng ta cần khẩn nguyện: ‘Chúa ơi, nếu những thánh đồ như họ mà đã phạm tội khi họ sa vào sự cám dỗ, thì làm thế nào con có thể đứng nổi trong giờ phút như thế? Ôi, xin cứu con khỏi những loại cám dỗ đó!’ Đức Chúa Trời đã cảnh cáo chúng ta nhiều lần về sự cám dỗ, và cho chúng ta nhìn sự thất bại của nhiều người khác khi họ bị cám dỗ. Bất chấp điều này, nhiều Cơ đốc nhân vẫn liều lĩnh đi vào con đường của sự cám dỗ. Thật là ngu muội biết bao! |
| | | Lưu Chí Huy
Tổng số bài gửi : 368 Join date : 24/10/2010 Age : 39 Đến từ : BTN HTTL CẦN THƠ
| Tiêu đề: Re: NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT VỀ SỰ CÁM DỖ !!!!!!!! 25/10/2010, 22:33 | |
| CHƯƠNG 4 SỨC MẠNH CỦA SỰ CÁM DỖ
Nếu chúng ta nghĩ đến sự yếu đuối của chính mình, thì chúng ta sẽ nhận thấy rằng chúng ta phải nghiêm túc trong việc “thức canh và cầu nguyện.” Sự yếu đuối của chúng ta có thể nhìn thấy từ hai khía cạnh sau:
Chúng ta không có năng lực hay sức mạnh riêng của mình để chống lại “giờ cám dỗ”.
Điểm yếu chính của mỗi người là việc tự tin cách sai lầm vào chính sức riêng của mình. Sự tự tin của Phi-e-rơ vào chính mình chính là điểm yếu của ông (Mathiơ 26: 33). Hầu hết mọi người đều có thái độ giống như ông. Chúng ta không bao giờ thực sự làm được điều mà mình nghĩ rằng mình có khả năng. Tệ hơn nữa, ước muốn tội lỗi giống như kẻ phản bội sẵn có trong lòng của chúng ta. Nó sẵn sàng phản bội đem nộp chúng ta cho kẻ thù. Đây là lý do khiến chúng ta đừng bao giờ nên khoác lác rằng chúng ta có sức mạnh để đứng vững trong giờ cám dỗ. Chúng ta có thể tự mãn khi nghĩ rằng chúng ta sẽ không bao giờ phạm một số tội nào đó. Nhưng chúng ta quên rằng dưới sự tấn công của cám dỗ, tấm lòng chúng ta không giống như trước khi bị cám dỗ. Phi-e-rơ hầu như không nghĩ rằng ông sẽ chối Chúa của mình cho đến chừng có người chất vấn ông. Khi giờ cám dỗ đến, ông đã quên đi tất cả mọi quyết tâm của mình, tất cả tình yêu của ông dành cho Chúa tạm thời bị chôn vùi và sự cám dỗ cùng với nỗi sợ hãi trong lòng Phi-e-rơ đã hoàn toàn đánh bại ông. Tự tin vào sức riêng của mình là một thất bại phổ biến, vì vậy, khi chúng ta xem xét điều này cách kỹ càng là khôn ngoan. Chúng ta đang tin vào điều gì? 1. Tổng quát Chúng ta thường tin vào chính tấm lòng mình. Nhiều người không tin Chúa tự cho rằng mình có một tấm ngay thẳng, nhưng Kinh thánh chép rằng “Lòng kẻ hung ác không ra gì” (Châm ngôn 10: 20). Đây chính là loại tấm lòng mà cám dỗ sẽ tấn công. Làm sao một tấm lòng không ra gì lại có thể đứng vững trước sự cám dỗ trăm bề thoạt đến? Cơ đốc nhân thật nhưng lại tự tin vào chính lòng mình cũng không khá gì hơn, Kinh thánh dạy “Kẻ nào tin cậy nơi lòng mình là kẻ ngu muội” (Châm ngôn 28: 26). Phi-e-rơ là một Cơ đốc nhân thật, nhưng ông chứng tỏ mình là một kẻ dại khi ông tin vào lòng mình. Kinh thánh cũng có chép “Lòng người ta là dối trá hơn mọi vật, và rất là xấu xa: ai có thể biết được?” (Giê-rê-mi 17: 9). Chúng ta có dám tin vào cái “dối trá hơn mọi vật” không? 2. Cụ thể hơn Chúng ta luôn tin rằng tấm lòng có động lực đủ mạnh để tránh bị cám dỗ đánh bại. Nhưng những động lực này có mạnh đủ không? Hãy suy nghĩ đến một vài ví dụ sau đây a) Yêu danh vọng ở thế gian Danh tiếng và sự kính mến mà một người có được sau nhiều năm theo Chúa cách trung tín là điều quan trọng. Một số người nghĩ rằng những điều đó là động lực đủ mạnh để họ đứng vững trong giờ cám dỗ. Những người này nghĩ rằng họ thà chết còn hơn là từ bỏ danh tiếng họ có được trong hội thánh Chúa. Nhưng hỡi ôi, đây không phải là động lực đủ mạnh để giữ một người không sa vào tội lỗi. Điều này đã không giữ được Giu-đa, Hy-mê-nê và Phy-lết (II Ti-mô-thê 2: 17). Và cũng sẽ không thể giữ được bất cứ ai khỏi sa vào giờ cám dỗ. b) Sợ xấu hổ, mất mát hay chỉ trích Một số người tin chỉ có sự sợ hãi rằng mình sẽ bị xấu hổ hay bị chỉ trích hoặc vì cớ Đấng Christ mới là động cơ đủ mạnh để đứng vững trong giờ cám dỗ. Điều này chỉ có thể áp dụng đối với những cám dỗ có liên quan đến tội mà người khác có thể quan sát được. Những ai dựa vào động cơ này sẽ sớm nhận ra rằng trong ngày cám dỗ nó chẳng có được sức mạnh như họ nghĩ. c) Sợ bị lương tâm cắn rứt và sợ địa ngục. Nỗi sợ bị lương tâm cắn rứt và sợ đi địa ngục là những lý do chúng ta thường đưa ra nhất. Tuy nhiên, những nỗi sợ này bản thân chúng không có gì đảm bảo rằng chúng ta sẽ đứng vững trong giờ cám dỗ. Có ít nhất 3 lý do tại sao những điều này sẽ không thể giữ chúng ta được: i) Đôi khi sự bình an trong lòng mà một người muốn giữ lại là sự bình an giả tạo. Sau khi Đa-vít phạm tội với Bát-sê-ba và trước khi tiên tri Na-than đến gặp, Đa-vít đang ở trong sự bình an. Đó là sự bình an giả tạo. Tệ hơn nữa, nhiều người không tin Chúa nghĩ rằng họ có được sự bình an với Chúa, nhưng đó là sự bình an giả tạo. Sự bình an giả tạo sẽ cho thấy nó vô ích như thế nào trong ngày đoán xét thì cũng vậy nó cũng sẽ vô ích như vậy trong giờ cám dỗ. ii) Sự bình an thật của tấm lòng là điều quý giá. Tuy nhiên, chỉ có sự bình an không thôi thì cũng không đủ để giữ một người trong giờ cám dỗ. Lý do là tấm lòng dối trá có thể đưa ra nhiều lý lẽ thuyết phục khác để cho thấy rằng giữ sự bình an trong tấm lòng không còn là điều quan trọng nữa. Sau đây là hai trong số nhiều lý lẽ đó “Những tín hữu khác đã sa ngã nhưng cũng đã tìm lại được sự bình an còn gì.” Và “Nếu tôi có mất sự bình an, thì cũng tìm lại được mà”. Khi giờ cám dỗ đến, những lý lẽ như thế này và những thứ tương tự như thế sẽ sớm làm cho linh hồn mệt mỏi và không còn quan tâm đến sự bình an của mình. iii) Nghĩ rằng mong muốn giữ cho lương tâm bình an là điều kiện đủ để giữ chúng ta trong giờ cám dỗ giống như một người lính nghĩ rằng miễn là anh ta đội mũ sắt thì sẽ không bị thương trong chiến trận. Lương tâm bình an chỉ là một phần trong bộ áo giáp cần thiết để vượt qua cám dỗ. Nhưng nếu nó là phần duy nhất của bộ áo giáp được sử dụng trong giờ cám dỗ, thì sự cám dỗ sẽ sớm tìm ra được mục tiêu không được bảo vệ. d) Phạm tội cùng Chúa là điều kinh khủng Bạn có thể ý thức cách rõ ràng rằng phạm tội cùng Chúa là điều kinh khủng. Dường như đó là sự bảo vệ chắc chắn cho bạn khi đối diện với giờ cám dỗ. Làm sao tôi có thể phạm tội cùng Cứu Chúa của tôi cho được? Làm sao tôi có thể làm tổn thương Cứu Chúa Giê-xu Christ là Đấng đã chết thay cho tôi? Một lần nữa cần phải khẳng định rằng điều này tự thân nó không đủ để giữ chúng ta khỏi phạm tội trong giờ cám dỗ. Mỗi ngày trôi qua chứng tỏ cho chúng ta rằng chỉ với lý do này thôi chúng ta vẫn thường thất bại trước sự cám dỗ. Mỗi lần một con cái Chúa sa vào tội lỗi, thì có nghĩa là sự cám dỗ đã thắng hơn được sự bảo vệ loại này. Chúng ta đã nói đến sự yếu đuối của mình trên phương diện là chúng ta thiếu năng lực. Bây giờ chúng ta phải xem xét đến:
3. Sự cám dỗ có sức mạnh làm tâm trí trở nên tối tăm. Rượu ảnh hưởng đến khả năng phán đoán của một người (Ô-sê 4: 11). Sự cám dỗ cũng có sức mạnh làm giảm sút khả phán đoán của một người giống như vậy. Ma-quỉ đã làm mù lòng những kẻ chẳng tin, hầu cho họ không trông thấy sự vinh hiển chói lói của Tin Lành Đấng Christ (II Cô-rinh tô 4 : 4). Bằng cách tương tự như vậy mọi sự cám dỗ đều làm cho con người mất khả năng hiểu biết và đánh giá rõ ràng. Cám dỗ thể hiện sức mạnh này dưới nhiều cách khác nhau, nhưng chúng ta chỉ xem xét đến ba cách phổ biến nhất : a. Sự cám dỗ có thể cai trị tâm trí và suy nghĩ của một người ở mức độ mà người đó không thể nghĩ đến bất cứ điều gì khác. Khi một người bị cám dỗ, có nhiều điều người đó cần xem xét đến để không phạm tội, nhưng sự cám dỗ quá mạnh đến nỗi nó cai trị tâm trí và suy nghĩ của người đó. Anh ta không thể tập trung vào những điều có thể cứu mình. Anh ấy giống như người bị nan đề kiểm soát. Có nhiều cách giúp anh ta giải quyết nan đề, nhưng vì anh ta cứ quá bận tâm vào chính nan đề đó đến nỗi anh ta không còn nhìn thấy những giải pháp có thể. b. Sự cám dỗ có thể sử dụng những ước muốn và cảm xúc của một người để làm rối trí người đó và khiến anh ta không thể suy nghĩ rõ ràng. Bất cứ khi nào một người để cho những ước muốn hay cảm xúc chế ngự suy nghĩ của mình thì người đó sẽ không còn có thể suy nghĩ rõ ràng nữa. Sự cám dỗ sẽ thường xuyên tấn công những ước muốn và cảm xúc của một người tới mức độ mà người đó không còn kiểm soát được lý trí của mình nữa. Trước khi một người rơi vào một sự cám dỗ cụ thể nào đó, thì anh ta có thể nhìn thấy rõ ràng rằng hành động như thế là sai. Nhưng khi cám dỗ đến với người đó và liên tục tác động đến ước muốn hay cảm xúc của anh ta, thì anh ta sẽ không còn có thể suy nghĩ rõ ràng nữa. Nhưng sẽ nhanh chóng tìm lý do để bào chữa hay biện hộ cho những hành động tội lỗi của mình. c. Cám dỗ sẽ kích thích những ham muốn tội lỗi trong lòng một người đến mức những ham muốn này sẽ cai trị tâm trí của người đó. Ham muốn tội lỗi giống như một đóm lửa. Sự cám dỗ là nhiên liệu làm cho nó bùng cháy và vượt khỏi tầm kiểm soát. Lý trí của một người sẽ thường xuyên thuyết phục người đó kiểm soát các ham muốn tội lỗi của mình bằng cách nhắc cho người đó nhớ những hậu quả của việc người đó muốn làm. Nhưng nếu ngọn lửa cám dỗ cứ tác động liên tục đến ham muốn tội lỗi đó, thì lý trí không còn có khả năng kiểm soát điều đó nữa. Không ai có thể biết được tính ác liệt và sức mạnh của ước muốn tội lỗi cho đến chừng ước muốn đó gặp được một sự cám dỗ đặc biệt thích hợp với nó. Ngay cả những người vững vàng nhất cũng kinh ngạc và bị đánh bại bởi sức mạnh của ước muốn tội lỗi khi ước muốn đó gặp được điều kiện thuận lợi. Hãy nghĩ đến trường hợp của Phi-e-rơ; nỗi sợ hãi đã đẩy ông đến chỗ chối Chúa nhanh biết là dường nào. Bạn có dám coi mình là vững vàng khi bạn có một kẻ thù có sức mạnh như vậy không? 4. Sức mạnh của sự cám dỗ cộng đồng. Trong Khải huyền 3:10 Chúa nói đến một loại cám dỗ (‘giờ thử thách’) ‘sẽ đến trong khắp thế gian, đặng thử những người ở trên đất’. Giờ thử thách này đến để thử nghiệm những người bất cẩn tự xưng mình là Cơ đốc nhân. Satan đến như sư tử rống để bắt bớ họ và nó cũng đến dưới hình ảnh thiên sứ sáng láng để cố dẫn dụ họ đi sai trật. Chúng ta phải xem xét đến ba khía cạnh của hình thức thử nghiệm này: a. Hình thức thử nghiệm này là sự đoán phạt đến từ nơi Chúa. Chúa có hai mục đích khi làm như vậy. Thứ nhất là đoán phạt thế gian vì đã xem thường Tin lành của Ngài. Thứ hai là đoán phạt những kẻ giả mạo tự xưng mình là Cơ đốc nhân. Điều này có nghĩa là sự thử nghiệm này có sức mạnh đặc biệt để có thể hoàn thành mục đích của Chúa. Kinh thánh nói về những người ‘khước từ lẽ thật e rằng mình được cứu chăng’, những kẻ không tin vào lẽ thật nhưng vui trong điều ác. Để đoán phạt họ ‘Đức Chúa Trời cho chúng nó mắc phải sự lầm lạc, là sự khiến chúng nó tin điều dối giả…….’ (II Tê-sa-lô-ni-ca 2 : 9-12). Chúa không hề thay đổi. Trong sự tể trị thiên thượng của Ngài, Chúa vẫn còn đem đến những thử nghiệm như thế, và những thử nghiệm đó không bao giờ là vô ích. Chúa ban cho chúng sức mạnh để thực hiện điều Ngài muốn. b. Đây là loại cám dỗ làm cho chúng ta muốn noi theo những Cơ đốc nhân hữu danh vô thực. Khi tội ác gia tăng, thì tiêu chuẩn chung cho đời sống tin kính giữa vòng dân sự Chúa sẽ hạ xuống. Sự tụt dốc này sẽ bắt đầu với một vài Cơ đốc nhân khi họ có khuynh hướng bất cẩn, sống theo thế gian và lơ là trong trách nhiệm của một con cái Chúa. Những tín hữu này bắt đầu đặt dấu hỏi về nếp sống Cơ đốc và cảm thấy tự do để làm theo các ước muốn tội lỗi của mình. Thoạt đầu, những tín hữu khác sẽ lên án họ hoặc thậm chí quở trách. Tuy nhiên, sau một thời gian nhiều người sẽ làm theo gương của một số tín hữu này. Ngay lúc này sẽ khó có thể biết được ai là người thật sự tin kính. Nguyên tắc ‘một chút men làm dậy đống bột’ cần phải được cân nhắc nghiêm túc (I Cô-rinh-tô 5:6; Ga-la-ti 5:9). Tất cả những gì cần chỉ là một vài Cơ đốc nhân có tầm ảnh hưởng cứ tiếp tục tụt dốc trong đời sống thuộc linh nhưng lại đi biện hộ cho điều đó với những người khác. Đi theo đám đông làm điều ác thì dễ hơn là đứng một mình làm điều đúng. Nguyên tắc này cũng được áp dụng đối với những sự dạy dỗ sai trật. Bạn cần điều gì để có thể thay đổi quan điểm tín lý của một hội thánh? Tất cả những gì cần đó là chỉ một vài Cơ đốc nhân có tầm ảnh hưởng cứ liên tục quảng bá và biện minh cho sự dạy dỗ sai trật. Chẳng bao lâu sau sẽ có một đám đông theo họ. Đáng tiếc thay có quá ít Cơ đốc nhân nhận ra được sức mạnh của sự cám dỗ làm theo người khác! Ở mọi thời đại Cơ đốc nhân phải học đặt niềm tin của mình nơi Lời Chúa, chứ không phải nơi những người (có vẻ) tin kính. Nếu chúng ta khiêm nhường, chúng ta sẽ nghiêm túc lắng nghe ý kiến và việc làm của những người có tiếng là tin kính. Nhưng không nhất thiết phải làm theo gương của họ nếu ý kiến và việc làm của họ đi ngược lại với Lời Chúa. c. Cám dỗ để theo đám đông làm điều ác. Ở phần trước chúng ta đã lưu ý rằng có một sự cám dỗ mạnh mẽ để noi theo gương những người có tiếng là tin kính. Thêm vào đó, những người lãnh đạo làm điều ác này thường đưa ra những lý do dường như rất chính đáng cho ý kiến hay cách sống của họ. Bạn đã sẵn sàng để suy nghĩ chính mình chưa? Hay bạn để cho người khác nghĩ cho mình. Nếu bạn để người khác nghĩ thay cho mình, bạn sẽ dễ bị dẫn đi sai trật bởi những kết luận sai trật của người khác. Ví dụ, Kinh Thánh Tân ước dạy rất rõ ràng về sự tự do mà Cơ đốc nhân có được qua Đấng Christ. Đáng buồn thay một số người lại dễ dàng xuyên tạc sự dạy dỗ này. Từ từ từng chút một nhưng chắc chắn, sự thánh khiết của luật pháp Đức Chúa Trời bị thay thế bởi sự tự do của Cơ đốc và điều này trở thành giấy thông hành cho tội lỗi. Nếu Cơ đốc nhân nhận thấy được điều này ngay từ lúc mới bắt đầu thì sự dạy dỗ hủy huyệt này này sẽ không thể dẫn họ xa lẽ thật, họ đã có thể kinh khiếp mà tránh xa nó. Cũng có lý khi nói rằng ngay chính bản thân những người dạy cũng không biết sự dạy dỗ của họ sẽ dẫn họ đi đâu. Thoạt đầu, sự chệch hướng khỏi lẽ thật có vẻ không đáng kể và không quan trọng. Nhưng nếu không chú ý đến thì cả thầy lẫn trò sẽ càng ngày càng đi xa lẽ thật và đến chừng ‘họ đã đổi lẽ thật Đức Chúa Trời lấy sự dối trá’ (Rô-ma 1 : 25). Ví dụ, ngày nay con số ngày càng tăng những người tự xưng mình là Cơ đốc nhân sẵn sàng làm cho bớt gay gắt và thậm chí còn làm vô hiệu hóa sự lên án của Kinh Thánh về hoạt động đồng tính luyến ái. Đây là minh họa mới nhất cho nguyên tắc này. 5. Sức mạnh của sự cám dỗ cá nhân Chúng ta đã bàn qua một phần về sức mạnh của sự cám dỗ khi nó tác động tới từng cá nhân dưới tiêu đề ‘Sự cám dỗ có sức mạnh làm tâm trí trở nên tối tăm’. Bây giờ chúng ta sẽ nói thêm đến hai điểm nữa:
Thứ nhất : Tại sao ‘giờ cám dỗ’ lại mạnh đến như vậy? Khi chúng ta bị cám dỗ, có hai sức mạnh hoạt động cùng một lúc. Một là sức mạnh của sự cám dỗ ở bên ngoài mà chúng ta đang đối diện. Cái còn lại là ước muốn tội lỗi trong lòng chúng ta. Trong ‘giờ cám dỗ’ cả hai sức mạnh này gặp nhau và cái này tiếp thêm sức mạnh cho cái kia. Thật vậy, những ước muốn tội lỗi của chúng ta sẽ trở nên mạnh mẽ hơn khi nó gặp sự cám dỗ. Khi điều này xảy ra sức mạnh của sự cám dỗ sẽ được gia tăng bội phần. Có một số người (bao gồm cả Cơ đốc nhân) chưa bao giờ một lần nghĩ đến việc tự cho phép mình vui thú trong những việc làm tội lỗi nào đó. Nhưng hiện tại họ đang chìu theo tư dục mình mà không cảm thấy xấu hổ hay buồn rầu. Điều này đã xảy ra như thế nào? Chúng ta có thể minh họa quá trình này bằng một ví dụ phổ biến: sự tan vỡ của hôn nhân Cơ đốc vì tội ngoại tình. Khi những người này lập gia đình, tất nhiên họ mong muốn sống chung thủy. Nhưng đâu đó xung quanh mình chúng ta vẫn thấy ngoại tình, ngay cả giữa vòng Cơ đốc nhân. Điều này xảy ra như thế nào? Câu trả lời nằm ở nguyên tắc này: sức mạnh của sự cám dỗ đã tiếp thêm sức mạnh cho ước muốn tội lỗi về ngoại tình. Khi ước muốn tội lỗi này được thêm sức mạnh, thì sức mạnh của sự cám dỗ cũng cứ không ngừng gia tăng cho đến chừng cả hai kết hợp để thúc đẩy một người phạm tội ngoại tình. Đây không phải là sự kiện bất ngờ. Nhưng nó xảy ra theo một quá trình, một quá trình đã xảy ra nhiều năm trước khi hành động phạm tội được thực hiện. Nói chung, quá trình này xảy ra như sau. Sau nhiều năm sống đời sống hôn nhân, một trong người bị cám dỗ sống không chung thủy. Sự cám dỗ lần đầu tiên này tìm được sự đáp ứng bởi vì nó có vẻ hấp dẫn đối với ước muốn tội lỗi đã có sẵn trong lòng. Sự cám dỗ lần đầu tiên này tìm được sự hưởng ứng, nhưng tâm linh thì phần nào đó chống trả lại. Có thể người đó cảm thấy sốc khi thấy mình suy nghĩ làm một việc như thế. Sự cám dỗ bị chống trả lại. Cho dù sự cám dỗ đã bị chống trả, nó đã bước vào trong lòng và bắt đầu công việc làm gia tăng ước muốn tội lỗi để phạm tội. Sự cám dỗ nuôi dưỡng ước muốn đó bằng nhiều cách khác nhau. Và như thế ước muốn đó càng ngày càng lớn lên. Kết quả là sự cám dỗ thật sự bên ngoài cũng lớn lên. Sau một thời gian, ước muốn tội lỗi trở nên mạnh mẽ đến nỗi nó chỉ cần cám dỗ đem đến cho nó một cơ hội thuận tiện và như thế là hành vi tội lỗi sẽ được thực hiện. Chỉ có một cách thỏa đáng duy nhất để chống trả lại sự cám dỗ. Đó là giải quyết trực tiếp với những ước muốn tội lỗi mà sự cám dỗ nhắm vào để tiếp sức. Ngay khi chúng ta nhận ra một ước muốn tội lỗi, cho dù đó là tham vọng, kiêu ngạo, làm theo thế gian, ô uế hay bất cứ cái gì khác, thì chúng ta phải làm cho chết đi ước muốn đó. Sự lựa chọn là đây: hoặc là ước muốn tội lỗi đó phải chết hoặc linh hồn phải chết. Thứ hai : Chúng ta cũng phải xem xét đến khía cạnh khác đó là công việc của sự cám dỗ ảnh hưởng đến cả linh hồn chứ không chỉ đối với ước muốn tội lỗi mà nó muốn lợi dụng. Chúng ta có thể minh họa điều này bằng cách trở về với ví dụ trước đây. Khi sự cám dỗ phạm tội ngoại tình lần đầu tiên đến với một Cơ đốc nhân thì lý trí của người đó sẽ bảo rằng phải chống trả lại sự cám dỗ đó. Nhưng một khi cám dỗ đã tìm được lối vào trong lòng, thì nó vẫn tiếp tục tác động đến lý trí người đó. Khi lý trí được lương tâm kiểm soát thì nó chống lại cám dỗ. Tuy nhiên, khi lý trí bị ước muốn tội lỗi kiểm soát thì nó tạo điều kiện cho cám dỗ. Khi ước muốn tội lỗi trở nên mạnh hơn, thì bằng cách này hay cách khác nó sẽ cuốn cả linh hồn theo với nó. Một lần nữa, chúng ta cần lưu ý quá trình diễn ra. Đầu tiên lý trí do tiếng nói của lương tâm hướng dẫn sẽ chống trả lại sự cám dỗ. Nhưng khi cám dỗ đã vào trong lòng, thì chúng ta thấy rằng lý trí sẽ làm việc ngày càng nhiều để tạo điều kiện cho sự cám dỗ đó. Chỉ một thời gian sau, cái lý trí mà trước đây không thể nào dung chịu tội lỗi như thế thì nay, chậm nhưng chắc chắn, lại bắt đầu vui hưởng khoái lạc mà tội này có thể đem lại. Lý trí từng bước bị chiếm dụng để xua đuổi đi sự kinh khiếp và sợ hãi về tội lỗi. Cuối cùng lý trí khuyến khích và biện minh cho chính tội mà trước đó nó không thể nào dung chịu. Thật kinh khủng khi nghĩ về sức mạnh của cám dỗ khi nó làm hư hỏng lý trí để đạt được những mục đích xấu xa của nó. Học từ kinh nghiệm của chính mình. Chúng ta nên luôn luôn học từ kinh nghiệm của chính mình và của người khác. Kinh nghiệm của bạn về sự cám dỗ trong quá khứ dạy cho bạn điều gì? Có phải nó dạy cho bạn rằng cám dỗ đã làm vẩn đục lương tâm của bạn, làm hỏng đi hay cướp mất đi sự bình an của bạn, làm cho bạn trở nên yếu đuối trong sự vâng lời và nụ cười của Chúa không còn thấy trên đời sống bạn không? Có thể cám dỗ đã thất bại khi không thể thuyết phục bạn chìu theo ước muốn tội lỗi nào đó. Ngay cả như vậy, chẳng phải nó đã để lại dấu vết dơ bẩn của nó trong lòng bạn và gây ra biết bao đau đớn sao? Tất cả chúng ta đều thừa nhận rằng hiếm có khi nào chúng ta thoát ra khỏi được cám dỗ mà không chịu mất mát nào đó trong đời sống tâm linh. Nếu đây chính là kinh nghiệm của bạn, liệu bạn có sẵn sàng để cho mình bị vướng vào cám dỗ nữa không? Nếu bạn đang vui hưởng sự tự do thoát khỏi cám dỗ, hãy hết sức cẩn thận để không vướng vào cám dỗ một lần nữa nếu không thì nhiều điều tồi tệ hơn có thể sẽ đến với bạn. Satan chỉ có một mục tiêu duy nhất trong việc cám dỗ con người. Trong mọi cám dỗ mục tiêu cuối cùng là làm ô danh Chúa và hủy hoại linh hồn chúng ta. Bạn có dám khinh lờn cám dỗ hay đùa giỡn với nó khi biết mục đích của nó là gì không? Bạn có thật sự tin hậu quả do cám dỗ đem lại đối với danh Chúa và đối với chính bạn không? Vậy với lòng biết ơn Chúa hãy sử dụng những phương tiện Chúa ban cho bạn để làm thất bại mưu chước của satan trong việc cám dỗ bạn. |
| | | Lưu Chí Huy
Tổng số bài gửi : 368 Join date : 24/10/2010 Age : 39 Đến từ : BTN HTTL CẦN THƠ
| Tiêu đề: Re: NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT VỀ SỰ CÁM DỖ !!!!!!!! 25/10/2010, 22:35 | |
| CHƯƠNG 5 TẤT CẢ NỖ LỰC NÀY CÓ THẬT SỰ CẦN THIẾT KHÔNG?
Chúng ta đã đưa ra nhiều lý do tại sao Cơ đốc nhân phải cố gắng hết sức tránh xa sự cám dỗ. Mọi người cần biết rõ ràng rằng đó là nhiệm vụ của chúng ta. Tuy nhiên, một số người vẫn còn đưa ra nhiều lý do phản đối có thể làm giảm sự quyết tâm của chúng ta. Phản đối 1 Kinh thánh dạy chúng ta rằng ‘hãy coi sự thử thách trăm bề thoạt đến cho anh em như là điều vui mừng trọn vẹn’ (Gia cơ 1 : 2). Thế tại sao chúng ta phải cố gắng hết sức để tránh sự cám dỗ? Có hai câu trả lời cho câu hỏi này. a) Gia-cơ không bảo chúng ta vui mừng trong sự cám dỗ mà chúng ta đang sa vào. Ông cũng không nói rằng nỗ lực hết sức để tránh xa sự cám dỗ là điều sai. Nhưng điều ông muốn nói là như vầy: Trong sự tể trị của Chúa, chúng ta đôi khi phải đối diện với cám dỗ. Trong những lúc này chúng ta phải vui mừng, không phải trong chính sự cám dỗ, nhưng trong mục đích của Chúa khi đem chúng ta vào sự cám dỗ (Gia cơ 1:3, 4). b) Như chúng ta đã lưu ý ở chương mở đầu, Kinh thánh dùng chữ cám dỗ ở hai nghĩa. Bản thân Gia-cơ cũng dùng từ này ở hai nghĩa khác nhau (xem Gia-cơ 1:2 và 1:13, ở câu 2 dùng ‘thử thách’ và ở câu 13 dùng ‘cám dỗ’ để cho thấy sự khác nhau). Ở nghĩa thứ nhất, chính Chúa là Đấng dùng cám dỗ hay thử nghiệm và được dùng với mục đích tốt. Ở nghĩa thứ hai, có ý muốn thuyết phục một người phạm tội. Chỉ có ma quỷ mới cám dỗ theo cách này. Không ai có thể vui mừng vì mình bị ma quỷ cám dỗ phạm tội bởi mục đích của sự cám dỗ như thế hoàn toàn là gian ác. Chúa dùng thử thách vì ích lợi cho chúng ta. Nhưng điều này có thể cho ma quỷ cơ hội để cám dỗ chúng ta phạm tội. Chúng ta chỉ vui mừng trong thử thách nhưng hết sức tránh bất cứ sự cám dỗ nào khiến chúng ta phạm tội. Phản đối 2 Chính Chúa Giê-xu cũng chịu cám dỗ, vậy có gì xấu khi chúng ta cũng dự phần với Ngài trong sự cám dỗ? Hơn thế nữa, rõ ràng trong Hê-bơ-rơ 2 : 17, 18 có nói rằng cám dỗ là điều ích lợi vì nó giúp cho Ngài trở nên thầy tế lễ giàu lòng thương xót? Đúng là Chúa Giê-xu bị cám dỗ, nhưng cũng rõ ràng là Chúa không chìu theo sự cám dỗ. Vì vậy, Ngài phán rằng ‘đừng thử Chúa là Đức Chúa Trời ngươi’ (Ma-thi-ơ 4:7). Ngài chịu cám dỗ, nhưng Ngài không phạm tội. Ngài không bao giờ phạm tội. Khi vua chúa của thế gian đời này đến cám dỗ Chúa Giê-xu, hắn ‘chẳng có chi với ta hết’ (Giăng 14:30). Điều này rất khác với chúng ta. Vua chúa của thế gian đời này có điều gì đó trong chúng ta; một đồng minh là những ước muốn tội lỗi trong chúng ta. Chúng ta không bao giờ có thể ra khỏi cám dỗ như Chúa Giê-xu đã làm, thanh sạch và không bị ô uế. Chúng ta không thể nào thoát khỏi cám dỗ hoàn toàn nhưng chúng ta phải làm tất cả những gì có thể để tránh bị vướng vào và bị ô uế. Phản đối 3 Chúa đã hứa gìn giữ chúng ta trong cám dỗ (I Cô-rinh-tô 1:13; II Phi-e-rơ 2:9). Thế tại sao chúng ta phải nỗ lực giữ mình khỏi sa vào chước cám dỗ? Chúa đã ban cho chúng ta những lời hứa quý báu là để khích lệ chúng ta trong trận chiến chống lại cám dỗ. Công bố những lời hứa đó để làm cớ biện minh cho việc mình không chống lại sự cám dỗ là lạm dụng lời hứa của Chúa. Hãy chú ý lời hứa trong I Cô-rinh-tô 10 :13. Lờ hứa này có một mạng lịnh rất rõ ràng cập theo: « Ai thưởng mình đứng, hãy giữ kẻo ngã. » a) Nếu chúng ta cố ý sa vào cám dỗ, hay nếu chúng ta xao lãng nhiệm vụ của mình và như thế là sa vào cám dỗ, thì lời hứa này không dành cho chúng ta. Lời hứa này chỉ dành cho những ai đã nỗ lực hết sức mình để tránh cám dỗ mà vẫn bị sa vào. Đây không phải là lời hứa bừa bãi dành cho chúng ta nếu chúng ta cố ý chìu theo cám dỗ. Một trong những sự cám dỗ mà ma quỷ dùng để gài bẫy Chúa Giê-xu phạm tội đó là xuyên tạc Lời Kinh Thánh khi bỏ qua cụm từ “trong các đường lối ngươi” (Thi thiên 91: 11). Cụm từ này rất quan trọng. Chúa Giê-xu đã không bị đánh lừa bởi vì Ngài biết rằng lời hứa giải cứu chỉ dành cho những ai bước đi trong đường lối của Đức Chúa Trời mà thôi. Nếu chúng ta cố ý đi vào con đường cám dỗ thì có nghĩa là chúng ta đang đi ra khỏi con đường của Chúa. Những lời hứa của Chúa là dành cho những ai bước đi trong đường lối của Ngài, chứ không phải cho những người lìa khỏi đường lối đó. b) Con cái Chúa sẽ biết rằng ân điển của Ngài đủ để giữ người đó không rời bỏ đường lối Ngài. Người đó biết rằng mình không hề bị hư mất (Giăng 10:28). Sự hiểu biết này không là cớ để người đó bất cẩn đối với cám dỗ. Một Cơ đốc nhân sẽ run sợ khi danh Chúa bị ô nhơ, phúc âm bị tai tiếng và sự tối tăm thuộc linh sẽ bao phủ linh hồn của người đó nếu anh ta sa vào tội lỗi. Ngược lại bất cứ người nào tránh cám dỗ đơn giản chỉ vì sợ đi địa ngục thì người đó có nguy cơ đi đến đó nhiều hơn là mình nghĩ. c) Để mình sa vào cám dỗ đơn giản vì bạn tin rằng mình sẽ không bị kết tội về điều đó cũng có nghĩa là “cứ tiếp tục phạm tội, để ân điển được gia thêm” (Rô-ma 6: 1, 2). Hãy tưởng tượng, một người chủ tàu vừa mới mua một số hàng hóa lớn đắt tiền. Anh ta sẽ là người dại nếu sẵn sàng để cho chiếc tàu mình va vào đá vỡ tan tành đơn giản bởi vì anh ta tin rằng mình có thể bám vào một miếng ván mà bơi vào bờ. Là Cơ đốc nhân chúng ta có những phước hạnh lớn lao hơn là hàng hóa đắt tiền. Chúng ta có sự yên ủi, bình an và vui mừng; chúng ta có thể làm vinh hiển danh Chúa và tôn cao phúc âm. Thật chúng ta sẽ ngu dại gấp nhiều lần khi chịu đánh mất tất cả những điều này chỉ vì chúng ta nghĩ rằng đến cuối cùng linh hồn mình thế nào cũng được an toàn. |
| | | Lưu Chí Huy
Tổng số bài gửi : 368 Join date : 24/10/2010 Age : 39 Đến từ : BTN HTTL CẦN THƠ
| Tiêu đề: Re: NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT VỀ SỰ CÁM DỖ !!!!!!!! 25/10/2010, 22:36 | |
| Lối Vào Cám Dỗ - Những Dấu Hiệu Nếu một người muốn tránh sa vào cám dỗ, người đó cần biết những dấu hiệu báo động của lối vào cám dỗ. 1. Khi đã quá muộn và đã phạm tội. Điều này dường như được coi là dấu hiệu rõ ràng nhưng cũng cần được nói đến. Bất cứ khi nào một người sa vào một tội lỗi nào đó, thì người đó có thể chắc chắn rằng mình đã đi đến hành vi tội lỗi đó thông qua con đường dẫn vào sự cám dỗ. Tất cả tội lỗi đều đến từ sự cám dỗ. Không có tội lỗi nào mà không do cám dỗ (Gia-cơ 1: 14, 15; Ga-la-ti 6: 1). Khi phạm tội, nhiều người ăn năn về tội của mình nhưng không nhận ra rằng cám dỗ chính là nguyên nhân dẫn đến phạm tội. Nếu bạn muốn thắng hơn một tội lỗi nào đó, bạn phải xem xét điều gì đang cám dỗ mình phạm tội và tập trung vào việc tránh cám dỗ đó. Cám dỗ là căn nguyên và tội lỗi là trái đắng của cám dỗ. Rất nhiều người ý thức về tội lỗi của mình nhưng là không nhận ra cám dỗ. Những người như thế không bằng lòng với trái đắng của tội lỗi nhưng lại không cảnh giác để tránh rễ độc của cám dỗ. Bạn sẽ không bao giờ đột nhiên sa vào tội lỗi nếu như trước đó bạn không bước vào sự cám dỗ. Kết bạn người xấu chắc chắn dẫn đến đến những suy nghĩ tội lỗi, trong lời nói hay việc làm (II Cô-rinh-tô 15: 33) nhưng lại vẫn thích thú được kết bạn với họ mà không biết rằng sau đó sẽ phải than khóc vì tội lỗi gây ra từ việc làm đó. Một số mục đích hay tham vọng (I Ti-mô-thê 6: 9) có thể gây ra hậu quả tương tự. Nhưng người ta vẫn cứ theo đuổi những điều này mà không nhận ra những bất hạnh của tội lỗi do việc theo đuổi đó mang lại. 2. Sức mạnh của cám dỗ Như chúng ta đã lưu ý trong chương đầu tiên, cám dỗ có một vài mức độ khác nhau. Khi cám dỗ xảy đến mãnh liệt, hoặc liên tục, làm cho linh hồn không được bình an, thì chúng ta có thể chắc chắn rằng mình đã sa vào chước cám dỗ. Những ước muốn tội lỗi của một người có sức mạnh cám dỗ người đó phạm tội mà không cần bất cứ hình thức cám dỗ bên ngoài nào khác (Gia-cơ 1: 14), nhưng điều này không giống như sa vào cám dỗ. Những ước muốn tội lỗi giống như con suối đang trên đường chảy ra biển, và cám dỗ giống như một cơn gió mạnh thổi trên con nước đó. Thử nghĩ đến một con suối như thế và tưởng tượng có một con thuyền trống ở trên dòng nước đó. Chẳng sớm thì muộn, theo dòng chảy và tốc độ của dòng nước, chiếc thuyền đó sẽ bị cuốn ra biển. Cũng giống như vậy, những ước muốn tội lỗi của một người chẳng sớm thì muộn (nếu không bởi ân điển cứu chuộc của Chúa) sẽ cuốn người đó vào biển hư mất đời đời. Trở lại với minh họa của chúng ta, thử cho là có gió mạnh thổi trên chiếc thuyền đó. Và rồi chiếc thuyền sẽ bị đập mạnh vào bờ, vào đá cho đến chừng vỡ tan tành và bị nuốt chửng trong lòng biển. Minh họa này cho chúng ta hai hình ảnh của một con người tội lỗi. Thứ nhất là hình ảnh của một người từ từ nhưng chắc chắn đang bị cuốn vào biển hư mất đời đời trên dòng chảy của những ước muốn tội lỗi của người đó. Hình ảnh thứ hai cho thấy người đó đang chịu gió cám dỗ dữ dội. Gió này đẩy nhanh người đó vào hết tội này đến tội khác—cho đến chừng bị chìm hoàn toàn—người đó sa vào sự hư mất đời đời. Minh họa này có thể được nhìn thấy từ cuộc đời của một số nhân vật trong Kinh Thánh. Họ đã được cứu khỏi sự hư mất đời đời, nhưng đã sa vào chước cám dỗ và ngã thảm thương trước sự nhục nhã của chính mình. Ê-xê-chia bản chất đã có sự kiêu ngạo trong lòng (một ước muốn tội lỗi mà nếu không nhờ ân điển của Chúa, có thể đã làm ông thất bại). Sự kiêu ngạo này trước đó đã không khiến vua khoe khoang về của cải và sự giàu có của mình cho đến chừng vua sa vào sự cám dỗ thông qua cơ hội gặp sứ giả của vua Ba-by-lôn (II Các Vua 20:12-19; II Sử ký 32:24-31). Căn nguyên tội lỗi của sự kiêu ngạo này cũng được nhìn thấy ở nơi Đa-vít. Đã nhiều năm ông chống trả lại ước muốn tội lỗi là việc kiểm tra dân số, nhưng khi satan đứng lên xúi giục ông thì ông lại sa ngay vào ước muốn này (II Sa-mu-ên 24 : 1-10; I Sử ký 21 : 1- . Chúng ta cũng nhìn thấy những hình ảnh tương tự ở cuộc đời của Áp-ra-ham, Giô-na, Phi-e-rơ, và nhiều người khác nữa. Giu-đa Ích-ca-ri-ốt là hình ảnh đáng sợ về một người chưa bao giờ là Cơ đốc nhân thật. Ngay từ đầu, ông đã là người tham lam (Giăng 12:6) nhưng ông không cố thỏa mẵn ước muốn tội lỗi này của mình bằng cách phản bội Thầy mình cho đến chừng quỷ satan bước vào lòng ông. Tất cả chúng ta đều có những ước muốn tội lỗi. Đôi khi cơ hội cấp bách lại đến để những ước muốn này được thỏa mãn. Khi điều này xảy ra, chúng ta sa vào cám dỗ. 3. Thái độ của chúng ta đối với cám dỗ Một người có thể sa vào cám dỗ mà không nhận biết rằng đã có một ước muốn tội lỗi nào đó đang bị khuấy động lên. Ví dụ như khi tấm lòng của một người bắt đầu bí mật thích sự cám dỗ và bằng lòng nuôi dưỡng nó, cho nó cơ hội để lớn lên dưới nhiều cách khác nhau—nhưng không phạm tội công khai. Đây là hình thức cám dỗ rất tinh vi. Một ví dụ sẽ giúp chúng ta nhìn thấy điều này. Một người bắt đầu có được danh tiếng về đời sống tin kính, sự khôn ngoan, học thức… (điều gì đó tốt ở chính mình). Mọi người khen ngợi người này về điều đó và anh ta bắt đầu thích thú nó. Sự kiêu ngạo và tham vọng của người này bị điều đó ảnh hưởng. Bây giờ anh ta nỗ lực hết sức để chứng tỏ tài năng và sự tao nhã của mình. Nhưng động cơ của người này đã sai; anh ta đang muốn chứng tỏ danh tiếng của mình. Và người này đang sa vào cám dỗ. Nếu anh ta không nhận ra và xử lý nó, thì sự cám dỗ tinh vi này sẽ nhanh chóng biến người này thành nô lệ cho ước muốn tội lỗi đó là muốn danh tiếng tốt. Giê-hu là ví dụ điển hình về một người như thế trong thời Cựu ước. Trước đó ông đã nhận ra rằng mình đang có được danh tiếng là nhiệt thành. Giô-na-đáp, một người tốt và tin kính, đến gặp Giê-hu. Giê-hu nghĩ ‘Đây chính là cơ hội để làm tăng danh tiếng của ta.’ Vì vậy ông gọi Giô-na-đáp đến với mình và bắt tay làm việc sốt sắng. Những điều ông làm là tốt nhưng động cơ của ông thì không tốt. Ông đang làm theo những ước muốn của mình và đã sa vào cám dỗ. Những người nào dự phần vào công việc và chức vụ rao giảng phúc âm là những người có khả năng dễ rơi vào sự cám dỗ tinh vi này. Nhiều điều liên quan đến công tác này có thể là phương tiện để tìm kiếm danh tiếng và sự quý trọng. Khả năng chung của một người, sự thẳng thắng của người đó, sự trung thành, dạn dĩ, thành công của anh ta…tất cả đều có thể trở thành phương tiện để làm tăng danh tiếng của mình. Chúng ta có bao giờ bí mật thích sự cám dỗ này chưa? Chúng ta có bắt đầu làm điều tốt với động cơ sai trật chưa? Nếu có, có nghĩa là chúng ta đang sa vào cám dỗ. 4. Bất cứ khi nào những ước muốn tội lỗi của một người và sự cám dỗ gặp nhau Bất cứ khi nào một người thấy mình ở trong hoàn cảnh mà những ước muốn tội lỗi của mình được cho cơ hội để thỏa mãn và người đó thấy mình được khuyến khích tận dụng tối đa cơ hội đó, thì có nghĩa là người này đang sa vào cám dỗ. Một người được cho cơ hội, dịp tiện hay hoàn cảnh thuận lợi hoàn toàn phù hợp với những ước muốn tội lỗi của mình mà không bị vướng vào đó thì gần như là điều không thể xảy ra. Khi sứ giả của vua Ba-by-lôn đến, sự kiêu ngạo của vua Ê-xê-chia đã đánh ngục ông trong cám dỗ. Khi Hê-za-ên trở thành vua của Sy-ri (II Các Vua 8 : 7-15; 13 : 3, 22), tính độc ác và tham vọng của ông đã làm cho ông đối xử cách tàn bạo đối với I-sơ-ra-ên. Khi các thầy tế lễ đem bạc đến gặp Giu-đa thì tính tham lam của ông đã ngay lập tức làm việc khiến ông bán thầy của mình (Lu-ca 22 : 3-6). Chất dễ cháy thì phải được cất tránh xa lửa. Cũng như vậy, tránh xa những điều làm khuyấy động những ước muốn tội lỗi của chúng ta là điều hết sức quan trọng. Một số người nghĩ rằng họ có thể chơi với rắn mà không bị cắn, sờ vào sơn ướt mà không bị dính tay, chơi với lửa mà không bị cháy; họ đã lầm. Công việc bạn đang làm, cách sống của bạn hay mối quan hệ mà bạn đang giữ có đem đến cơ hội để thỏa mãn những ước muốn tội lỗi của bạn không? Nếu có, thì bạn đang sa vào cám dỗ. Chỉ có Đức Chúa Trời mới biết bạn sẽ thoát ra khỏi những điều đó như thế nào! 5. Tình trạng tâm linh nghèo nàn cho thấy rằng người đó đã sa vào chước cám dỗ Giống như một người có thể chất yếu đuối thì dễ bị bệnh, thì cũng vậy tình trạng sức khỏe thuộc linh nghèo nàn của một người khiến người đó dễ sa vào cám dỗ. Cụ thể hơn, bất cứ khi nào đời sống tâm linh của một người bị yếu đuối, thì có nghĩa là người đó đã sa vào cám dỗ. Có thể lúc đầu người đó không nhận biết hình thức cám dỗ cụ thể mà mình đang sa vào. Tuy nhiên không lâu sau đó người này sẽ phát hiện ra sự cám dỗ đó là gì trong sự đau đớn của mình. Để giúp chúng ta phát hiện được lối dẫn cụ thể đưa chúng ta vào cám dỗ, chúng ta phải xem xét đến cách thức mà qua đó đời sống thuộc linh của một người có thể bị yếu đi. Xao lãng, hay làm cho có hình thức những nhiệm vụ mà Cơ đốc nhân phải làm luôn luôn dẫn tới đời sống tâm linh yếu đuối. Khi một người có thể bỏ qua đời sống đọc Kinh thánh, cầu nguyện hay tự bằng lòng với chính mình bằng cách thực hiện cách bất cẩn, tẻ nhạt (không có niềm vui hay sự thỏa mãn trong tâm linh như trước đây), thì người đó đang yếu đuối trong đời sống tâm linh. Đây là một nguyên tắc chắc chắn: Khi tấm lòng của một Cơ đốc nhân trở nên nguội lạnh, lơ đễnh hay hình thức trong sự thờ phượng Chúa, thì đã có một sự cám dỗ nào đó đã bắt đầu công việc trong lòng người đó. Một khi lòng yêu mến thế gian, kiêu ngạo, ô uế, tư lợi, ác tưởng, ghen tỵ, hoặc những điều bất khiết nào khác giống như vậy đã chiếm hữu tâm linh người đó thì người đó đã sa vào cám dỗ. Có thể mượn lời của Ô-sê ‘Tóc đầu nó bạc lém đém mà nó chẳng ngờ’ (Ô-sê 7 : 9b). Điều quan trọng cần phải nhận biết rằng, một Cơ đốc nhân, đặc biệt là vì cớ lương tâm, có thể thực hiện tất cả mọi hoạt động trong khi thờ phượng như cầu nguyện, đọc Kinh thánh, nghe giảng Lời Chúa, nhưng với một tấm lòng nguội lạnh thản nhiên; không có sự sống thật trong khi thực hiện những nhiệm vụ này. Hội thánh Sạt-đe đã duy trì việc thể hiện các nhiệm vụ tôn giáo mà qua đó có tiếng là sống; nhưng Chúa biết rõ hơn nên Ngài phán rằng ‘ngươi là chết’ hay ‘hầu chết’ (Khải huyền 3 : 1, 2). Có một sự liên hệ mật thiết giữa sức sống mới và sự thờ phượng Chúa (mối liên hệ này được minh họa tuyệt vời trong Thi thiên 119). Hai điều này không thể tách rời nhau được trừ phi có sự cám dỗ kín giấu nào đó làm cho tâm linh không được khỏe mạnh. Vì vậy, nếu một Cơ đốc nhân tự tra xét đời sống của mình cách chân thật, phát hiện ra rằng ‘mạch thuộc linh’ của mình không được khỏe như đáng phải có—nếu người đó thấy mình không còn ham thích hay ước muốn những sự thuộc về Chúa—thì người đó nên biết rằng mình đang sa vào chước cám dỗ, mặc dù hình thức cám dỗ đó là gì vẫn chưa rõ. Một Cơ đốc nhân như thế đang ở trong tình trạng nguy hiểm về đời sống tâm linh. Nếu người đó không tìm ra và giải quyết nguyên nhân gây ra đời sống thuộc linh yếu đuối, thì người đó khó lòng mà thoát khỏi sự cám dỗ dữ dội dẫn đến phạm tội. Trong sự thương xót của Chúa, Ngài có thể ngăn cản điều này. Mặt khác, Ngài có thể sửa phạt Cơ đốc nhân đó bằng cách cất đi sự hiện diện của Ngài khỏi người đó (Nhã ca 5: 2, 6). |
| | | Lưu Chí Huy
Tổng số bài gửi : 368 Join date : 24/10/2010 Age : 39 Đến từ : BTN HTTL CẦN THƠ
| Tiêu đề: Re: NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT VỀ SỰ CÁM DỖ !!!!!!!! 25/10/2010, 22:38 | |
| LÀM SAO CHÚNG TA CÓ THỂ KHỎI SA VÀO CÁM DỖ? Làm sao chúng ta có thể được cứu khỏi sa vào chước cám dỗ? Câu trả lời có thể tóm gọn trong lời Chúa dạy ‘thức canh và cầu nguyện.’ 1. Những hướng dẫn chung về ‘thức canh và cầu nguyện’ a. Hãy cố gắng để hiểu và cảm nhận nguy hiểm như thế nào khi sa vào chước cám dỗ Thật đáng sợ khi nghĩ đến có nhiều người khinh suất đối với mức độ nguy hiểm khi sa vào chước cám dỗ. Đối với phần lớn mọi người giữ mình khỏi phạm tội công khai là đủ rồi. Giữ mình khỏi tầm với của cám dỗ dường như chẳng quan trọng lắm đối với họ. Nhiều chỗ trong Kinh Thánh (Châm ngôn 1:12-20; 4:14-19; 22:24-25; I Cô-rinh-tô 15:33) cảnh báo chúng ta về sự nguy hiểm khi có bạn bè xấu. Nhưng, có bao nhiêu người nghe lời cảnh báo này? Có bao nhiêu người, đặc biệt là bạn trẻ, chọn bạn xấu? Và chẳng lâu sau, họ chọn luôn những việc làm xấu của những người bạn này? Cha mẹ hay những người bạn có quan tâm đến sẽ cảnh báo cho họ biết về các mối liên hệ đó, nhưng vô ích. Lúc đầu, những bạn trẻ này có thể thật lòng ghét một số việc mà những người bạn xấu thích làm, nhưng đáng buồn thay, chẳng lâu sau họ cũng thích làm những điều đó. Thậm chí còn buồn hơn đó là sự ngu dại của những người tự xưng mình là Cơ đốc nhân đùa giỡn với cám dỗ mà họ không bao giờ cần phải đối diện. Thường thì, trong thời đại của chúng ta, sự dạy dỗ của Kinh thánh về sự tự do của Cơ đốc nhân bị lạm dụng. Cơ đốc nhân cảm thấy mình được tự do để làm hầu như bất cứ điều gì họ muốn. Những người này tuyên bố có thể nghe bất cứ cái gì họ muốn. Họ tuyên bố quyền tự do Cơ đốc của mình. Họ đọc những gì mình muốn và không chịu lắng nghe nếu có người nào đó khôn ngoan nói cho họ biết rằng những gì họ đang đọc là sự dạy dỗ sai trật. Họ sẽ lắng nghe bất cứ giáo sư giả nào. Họ cảm thấy khá tự tin rằng họ sẽ phân biệt được và không bị ảnh hưởng bởi những gì họ đọc hay nghe. Hậu quả nói chung của sự ngu dại đó là gì? Hiếm, rất hiếm có người nào thoát ra khỏi đó mà không bị thương. Đức tin hay giáo lý đúng đắn của nhiều người bị phá đổ. Không người nào có quyền tuyên bố rằng mình sợ tội lỗi mà lại không sợ sự cám dỗ dẫn vào tội đó! Tội lỗi và cám dỗ do satan kết hợp lại với nhau và khó có người nào có thể tách chúng ra được. Để duy trì nguyên tắc về sự tự do Cơ đốc, chúng ta không bao giờ được quên một nguyên tắc cũng quan trọng không kém “mọi sự đều có phép làm—nhưng không phải mọi sự đều có ích” (I Cô-rinh-tô 10: 23). Những nơi tôi đi đến, những mối quan hệ tôi đang nắm giữ, những mục tiêu tôi đang nhắm đến có làm cho tôi nguội lạnh và khinh suất chăng? Những điều đó có ngăn cản tôi không vâng lời Chúa liên tục và hoàn toàn không? Nếu có, thì tôi cần thực hiện quyền tự do của mình để tránh những điều này? Tôi có muốn tránh sa vào cám dỗ không? Nếu có, tôi cần phải nhạy bén với sự yếu đuối và hư hoại của chính mình. Tôi cũng cần cảnh giác với sự quỷ quyệt của satan, sự xấu xa của tội lỗi và sức mạnh của cám dỗ. Chúng ta nên dành thời gian mỗi ngày xem xét mức độ nguy hiểm có liên quan khi chúng ta sa vào cám dỗ. Hãy nghĩ đến những hậu quả có thể! Thật là điều kinh khủng khi làm buồn Thánh Linh Chúa, mất sự bình an và đặt lợi ích đời đời của linh hồn chúng ta vào nguy hiểm. Hãy chắc chắn điều này, nếu bạn coi thường cám dỗ, nó sẽ đánh bại bạn. Nếu tôi nhạy bén và cẩn thận ở chỗ này, coi như một nửa công tác tránh lối dẫn vào cám dỗ đã được thực hiện. b. Phải biết chắc rằng chúng ta không có khả năng để giữ mình khỏi sa vào chước cám dỗ Chúng ta càng nhận ra rõ ràng bao nhiêu rằng sức riêng của mình không thể giữ mình khỏi cám dỗ, thì chúng ta sẽ cảm thấy mình cần cầu nguyện xin Chúa giúp đỡ bấy nhiêu. Đây là một phương tiện khác đem đến sự bảo vệ. Nhiều người sa vào cám dỗ rồi mới nhận ra rằng mình cần Chúa giúp đỡ. Vào thời điểm đó, hiếm có người nào tin vào khả năng chiến thắng cám dỗ bằng sức riêng mình. Nhưng đúng hơn họ sẽ kêu cầu xin Chúa giúp đỡ. Chúa dạy rằng cầu nguyện để tránh sa vào cám dỗ cũng quan trọng như cầu nguyện xin giúp đỡ khi đã sa vào cám dỗ. Có hai cách để chúng ta được giữ khỏi sa vào cám dỗ bởi quyền năng của Chúa. Thứ nhất, Ngài dạy chúng ta cầu nguyện “xin chớ để chúng tôi sa vào chước cám dỗ” (Ma-thi-ơ 6: 13a) và bảo chúng ta “thức canh và cầu nguyện kẻo các ngươi sa vào chước cám dỗ (Ma-thi-ơ 26: 41a). Khi dạy chúng ta cầu nguyện theo cách này Chúa muốn chỉ cho chúng ta biết rằng chúng ta phải đặt sự tin cậy của mình nơi quyền năng và sự khôn ngoan của Ngài, chớ không phải của chúng ta, để giữ mình khỏi cám dỗ. Cách thứ hai, Chúa dạy chúng ta đó là qua chính tấm gương của Ngài. Chính Chúa đã cầu nguyện cho môn đồ Ngài để họ được gìn giữ khỏi điều ác (Giăng 17: 15). Chúa biết rằng có nhiều cách làm cho chúng ta sa vào cám dỗ. Chúa biết chúng ta có thể sa vào cám dỗ do vô ý. Chúa biết cám dỗ có sức mạnh như thế nào, nó xảo trá và tinh vi ra sao. Ngài cũng biết chúng ta ngu dại, yếu đuối và thiếu cảnh giác. Vì vậy, Chúa hướng dẫn chúng ta đặt niềm tin cậy của mình nơi một sức mạnh lớn hơn và sự khôn ngoan cao hơn của chúng ta để chúng ta có thể được giữ khỏi sa vào cám dỗ. Chúng ta phải học để thường xuyên nói với chính mình, nhắc cho mình nhớ những điều như thế này: “Tôi kém cỏi và yếu đuối, satan thì tinh vi, mạnh sức, xảo quyệt và liên tục tìm cơ hội thích hợp để cám dỗ tôi. Thế gian này, đặt biệt khi nó được sử dụng làm công cụ của satan, thì trở nên rất hấp dẫn, kiên trì và có nhiều cách dối trá nhằm cám dỗ tôi. Bản chất tội lỗi của chính tôi thì mạnh và luôn luôn sẵn sàng phản bội tôi trong giờ cám dỗ. Tất cả những gì về tôi là những cơ hội thích hợp nhằm thỏa mãn những ước muốn tội lỗi của mình. Tôi không nhanh chóng nhìn thấy những gì đang xảy ra. Nếu để tôi một mình, tôi có thể bị mắc bẫy trước khi tôi nhận ra điều đó. Chỉ có một mình Chúa mới có thể giữ tôi khỏi sa ngã (Giu-đe 24). Tôi phải cầu nguyện với đức tin rằng chỉ một mình Ngài có thể giữ tôi khỏi sa vào chước cám dỗ’. Nếu chúng ta trung tín làm điều này, chúng ta sẽ thấy mình liên tục được ở trong sự chăm sóc của Chúa. Chúng ta sẽ không làm điều gì và đảm nhận điều gì mà không tìm kiếm ý muốn của Ngài về vấn đề đó. Tinh thần cầu nguyện như thế đem đến cho chúng ta lợi ích gấp đôi. i) Nếu chúng ta cầu nguyện theo cách này, chúng ta sẽ nhận được ân điển và sự thương xót của Chúa, Đấng đã hứa vùa giúp kẻ yếu. Chúng ta có thể chắc chắn rằng những ai cầu nguyện theo cách này, xuất phát từ nhận thức rằng mình cần điều đó, thì sẽ không bao giờ phải bị hổ thẹn. ii) Duy trì một tinh thần cầu nguyện như thế này là một phần trong phương tiện mà Chúa sử dụng để giữ gìn chúng ta. Nếu chúng ta ý thức được mình cần điều đó và tìm kiếm sự tiếp Chúa trợ, chúng ta sẽ cẩn thận thực hiện theo các phương cách mà Chúa đã chỉ định để đem đến sự bảo vệ cho chúng ta. c. Tin nơi lời hứa gìn giữ của Chúa. Tin rằng Chúa sẽ gìn giữ chúng ta là một phương tiện đem đến sự bảo vệ. Nếu chúng ta tin nơi lời hứa của Chúa và cầu nguyện xin sự gìn giữ thì Ngài hoặc sẽ giữ chúng ta khỏi sa vào chước cám dỗ hoặc sẽ mở đường cho chúng ta thoát khỏi (I Cô-rinh-tô 10 : 13). Chúa đã hứa rằng sẽ gìn giữ chúng ta trong các đường lối mình(Thi thiên 91:11), rằng Ngài sẽ dẫn dắt chúng ta, hướng dẫn chúng ta (Thi thiên 32 : và giải cứu chúng ta khỏi kẻ dữ (Rô-ma 16:20). Chúng ta phải hết lòng tin cậy nơi lời hứa của Chúa và chờ đợi Chúa thành tín với các lời hứa của Ngài. 2. Hướng dẫn chung xuất phát từ nhiệm vụ cầu nguyện. Bạn có muốn được giữ khỏi cám dỗ hay được giữ khỏi sa ngã khi bị cám dỗ không? Nếu có, thì bạn phải cầu nguyện thật nhiều. Tin rằng Chúa có thể gìn giữ chúng ta thì không đủ. Chúa muốn chúng ta cầu nguyện xin sự gìn giữ đó và Chúa muốn chúng ta liên tục cầu nguyện, ‘cầu nguyện không thôi’ (Ê-phê-sô 6 : 18; Luca 18 : 1- . Nếu chúng ta không duy trì một tinh thần cầu nguyện liên tục, chúng ta có thể bị dao động trước sự cám dỗ dữ dội như thác lũ. Mỗi ngày chúng ta nên cầu nguyện cụ thể xin sự gìn giữ khỏi cám dỗ. Chúng ta phải cầu xin Chúa gìn giữ linh hồn chúng ta, bảo vệ tấm lòng và đường lối chúng ta để chúng ta được giữ khỏi vướng vào cám dỗ. Chúng ta phải cầu nguyện xin sự tể trị khôn ngoan và tốt lành của Ngài dẫn dắt các đường lối và công việc làm của chúng ta để không có cám dỗ quyết liệt nào tấn công chúng ta. Chúng ta phải cầu nguyện xin Chúa ban cho chúng ta sự siêng năng, cẩn thận, và cảnh giác trong các đường lối mình. Nếu chúng ta cầu nguyện theo cách này, với một sự nhận biết thật sự rằng mình cần sự giúp đỡ của Chúa, chúng ta sẽ kinh nghiệm sự giải cứu. Nhưng nếu chúng ta không muốn cầu nguyện, chúng ta sẽ dễ dàng sa vào tội lỗi. |
| | | Lưu Chí Huy
Tổng số bài gửi : 368 Join date : 24/10/2010 Age : 39 Đến từ : BTN HTTL CẦN THƠ
| Tiêu đề: Re: NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT VỀ SỰ CÁM DỖ !!!!!!!! 25/10/2010, 22:40 | |
| CHƯƠNG 8 CHÚNG TA THỨC CANH VỀ ĐIỀU GÌ? Trong chương này chúng ta sẽ tập trung vào phần còn lại trong lời hướng dẫn của Chúa đó là ‘thức canh.’ Một cách cụ thể, chúng ta sẽ xem xét một số lần khi chúng ta ở trong sự nguy hiểm của ‘sa vào chước cám dỗ’. 1. Sự thịnh vượng khác thường bên ngoài Thời điểm thịnh vượng khác thường bên ngoài thường đi kèm với giờ cám dỗ. Thịnh vượng và cám dỗ đi chung với nhau. Thực tế, thịnh vượng bản thân nó là một cám dỗ, nếu không nói là nhiều cám dỗ. Trừ phi Chúa ban cho ân điển đặc biệt, nếu không đó là sự cám dỗ ở hai phương diện. Nó có thể đem đến cơ hội cho những ước muốn tội lỗi của con người; và ma quỷ biết cách tận dụng điều đó để đem lợi ích đến cho nó. Trong Châm ngôn 1:32 chúng ta đọc thấy ‘sự thịnh vượng của kẻ ngu muội sẽ hủy diệt họ’ (bản dịch NIV). Sự thịnh vượng làm họ cứng lòng. Nó làm cho họ khinh thường lời hướng dẫn hay cảnh báo. Suy nghĩ về ngày đoán xét (điều có thể làm họ thay đổi lối sống của mình) không có trong tâm trí của họ. Nếu không có sự giúp đỡ đặc biệt của ân điển Chúa, sự thịnh vượng có thể đem đến ảnh hưởng nguy hại cho những người tin Chúa. Đây là lý lẽ của Agur, người đã cầu nguyện chống lại sự giàu có, vì sự cám dỗ đi kèm theo với nó (Châm ngôn 30:8, 9). Đây là điều đã thật sự xảy ra đối với dân Y-sơ-ra-ên: ‘Chúng nó đã được no nê theo đồng cỏ; và được no nê rồi, thì chúng nó sanh lòng kiêu ngạo; vậy nên chúng nó đã quên Ta’ (Ô-sê 13 : 6). Đây chính là nguy hiểm mà Đức Chúa Trời cảnh báo dân Y-sơ-ra-ên phải canh chừng (Phục truyền 8, đặc biệt câu 12-14). Con cái Chúa có thể vui mừng trong sự thịnh vượng (Truyền đạo 7:14), nhưng không bao giờ được quên rằng thịnh vượng đem đến những nguy cơ rất thật cần phải cẩn thận cảnh giác và cầu nguyện. Hãy suy nghĩ một chút về một số nguy cơ sau : a. Khi thịnh vượng đời sống Cơ đốc ở trong nguy cơ đánh mất thực tại bên trong. Như chúng ta đã lưu ý trong chương 6, điều này có thể đưa linh hồn đến chỗ đối diện với tất cả các hình thức cám dỗ mạnh mẽ. b. Trong thịnh vượng, chúng ta ở trong nguy hiểm của việc nhận lãnh quá nhiều cảm giác mãn nguyện và vui sướng từ những tiện nghi của đời này. Sự mãn nguyện và vui sướng như thế được miêu ta chính xác là ‘thuốc độc của linh hồn.’ c. Sự thịnh vượng có thể làm chúng ta cứng cỏi và không nhạy bén trong đời sống Cơ đốc của mình. Nếu chúng ta không cảnh giác với điều này, nó sẽ biến chúng ta thành mục tiêu dễ dàng cho sự xảo quyệt của tội lỗi và làm chúng ta dễ rơi vào bẫy của satan. Khi được thịnh vượng, hãy cảm tạ Chúa, nhưng hãy ý thức đến những nguy hiểm nó đem lại mà chuyên lòng ‘thức canh và cầu nguyện’. Nhiều vị thánh đã ngã vì không làm điều này. Khôn ngoan là hãy học lấy bài học từ kinh nghiệm đau thương của họ. Phước thay là người luôn có lòng kính sợ Chúa, đặc biệt trong lúc thịnh vượng. 2. Tình trạng ngủ mê thuộc linh. Như đã lưu ý trước đây (xem chương 6), nếu bạn lơ là trong đời sống tương giao với Chúa và trở nên hình thức khi thực hiện nhiệm vụ thuộc linh Cơ đốc của mình, thì nguy hiểm đang ở gần. Đây là lúc cần phải thức canh cảnh giác. Nếu bạn đang ở trong tình trạng như thế, hãy thức dậy và nhìn quanh. Kẻ thù của bạn đang ở gần. Bạn đang ở trong nguy cơ rơi vào tình trạng thuộc linh mà bạn có thể phải nuối tiếc suốt cả đời còn lại. Tình trạng này là rất đáng báo động, nó là tín hiệu cảnh báo cho bạn biết rằng tình trạng tồi tệ hơn có thể đang đến. Các sứ đồ đã ở trong tình trạng ngủ mê cả thuộc linh lẫn thuộc thể trong vườn Ghết-sê-ma-nê. Chúa Jesus đã nói gì với họ? ‘Hãy thức canh và cầu nguyện để các ngươi khỏi sa vào sự cám dỗ.’ Chúng ta biết là một người trong số họ gần với sự cám dỗ dữ dội là dường nào. Người đó đã nhanh chóng sa vào giờ cám dỗ vì đã không thức canh và cầu nguyện như đáng phải làm. Người nữ sách Châm-ngôn 5:2-8 được miêu tả là ở trong tình trạng buồn ngủ và không muốn chổi dậy để mở cửa cho người yêu của mình. Khi nàng chổi dậy thì người yêu đã đi khỏi. Người nữ này chỉ có thể tìm lại được người yêu của mình sau khi phải trả giá rất nhiều bằng đau thương. Cũng một thể ấy, Cơ đốc nhân có thể ở trong tình trạng ngủ mê thuộc linh và không muốn chổi dậy để tương giao với Chúa Jesus. Những người này có thể sẽ phải mang lấy những đau thương. Trong nhiều trường hợp họ sẽ có thể không bao giờ tìm lại được sự ngọt ngào trong đời sống thuộc linh mà họ đã từng kinh nghiệm. Buổi chiều mà Đa-vít tỉnh dậy từ giấc ngủ (2 Sa-mu-ên 11 :2-27) là buổi chiều ngủ mê thuộc linh của Đa-vít. Ông không bao giờ hoàn toàn phục hồi lại từ lần vấp ngã ngoài ý muốn này. Phần lịch sử bi thương này của Đa-vít được ghi chép lại để cảnh cáo chúng ta. Nó phải vực chúng ta dậy trong đời sống cầu nguyện và tự tra xét mình. Một số câu hỏi để tự tra xét chính mình i) Bạn đang nhận được điều gì từ việc đọc Kinh thánh? Bạn có nhận được ích lợi nhiều như trước đây không? Nhìn bên ngoài, những người khác có thể không thấy có sự khác biệt nào, nhưng việc đọc Kinh thánh của bạn có đem bạn đến với mối tương giao với Chúa không? ii) Lòng nhiệt huyết của bạn có đang nguội lạnh đi không? Bạn có thể vẫn đang làm những công việc như trước đây, nhưng lòng bạn có ấm lên nhờ tình yêu Chúa không? Thực hiện công việc hiện tại có làm lòng bạn ấm lên với Chúa như bạn đã có lúc ban đầu không (Khải huyền 2: 2-4) iii) Bạn có đang trở nên xao lãng trong việc cầu nguyện và nghe lời Chúa không? Bạn có thể vẫn đang thực hiện những nhiệm vụ này, nhưng bạn có đang làm với sức sống và lòng nhiệt huyết như trước đây không? (Xem Lu-ca 8: 18; Rô-ma 12: 12c). iv) Bạn có đang mệt mỏi trong đời sống Cơ đốc không? Hay, nếu bạn vẫn đang tiếp tục giữ vững đời sống Cơ đốc, thì động cơ của bạn là gì khi làm như vậy? Bạn có bao giờ thầm mong ước rằng phải chi con đường không quá hẹp như vậy? (II Cô-rinh-tô 4: 16-18; 5: 14, 15). v) Tình yêu và niềm vui của bạn dành cho dân sự Chúa có đang nhạt nhòa và nguội lạnh không? Tình yêu bạn dành cho họ có đang chuyển từ tình yêu thuộc linh sang tình yêu thế tục không? Tình yêu đó có dựa trên những điều bạn thích về họ hay những ích lợi có được từ tình bạn với họ hơn là họ có trở nên giống Chúa Giê-xu không? (I Tê-sa 4: 9, 10; I Phi-e-rơ 1: 22; 3- . Bạn có tìm thấy lý do cần quan tâm trong những câu trả lời của mình không? Nếu có, thì đây chính là lúc bạn cần tỉnh giấc trước khi mình sa vào sự cám dỗ nào đó, và nó sẽ làm tê liệt đời sống thuộc linh của bạn suốt cuộc đời còn lại. 3) Khi ở đỉnh cao thuộc linh Những đỉnh cao thuộc linh có thể bị biến thành thời điểm cho những cám dỗ nguy hiểm do sự xảo trá của satan và sự yếu đuối của lòng chúng ta. Phao-lô biết điều này. Vừa mới nhận được sự mặc khải vinh hiển từ nơi Chúa thì ông bị ngay sứ giả của satan hành hạ (II Cô-rinh-tô 12: 1-9). Ba sứ đồ trên núi hóa hình kinh nghiệm điều này. Phi-e-rơ nói “Lạy Chúa, chúng ta ở đây thì tốt lắm.” Nhưng chỉ trong một lúc sau khi họ đi xuống núi thì gặp ngay người bị quỷ ám và những người đại diện cho “dòng dõi không tin và gian tà” (Ma-thi-ơ 17: 4; 17: 14-17). Chính Chúa Giê-xu biết điều này. Khi Ngài chịu báp têm, Ngài nghe có tiếng từ trời phán rằng “này là con yêu dấu của Ta, đẹp lòng Ta mọi đàng”. Thì ngay sau đó, chúng ta đọc tiếp rằng “Đức Thánh Linh đưa Chúa Giê-xu đến nơi đồng vắng để chịu ma quỷ cám dỗ” (Ma-thi-ơ 3: 17; 4: 1). Ma quỷ biết rằng chúng ta có thể quá vui mừng mà quên không cảnh giác với mưu chước của nó. Nó sử dụng cơ hội này để được lợi. Nếu Chúa ban cho bạn một niềm vui trong đời sống tâm linh, bạn có thể quá đỗi vui mừng. Nhưng đừng nói rằng “Tôi sẽ không bao giờ bị lung lay,” vì bạn không biết khi nào thì Chúa có thể giấu mặt Ngài khỏi bạn, hay một sứ giả của satan có thể được sai đến để hành hạ bạn. Trong những vui mừng thuộc linh, chúng ta cần đặc biệt cảnh giác, nếu không phước có thể trở thành họa. Một điểm quan trọng khác về phước hạnh tâm linh cần phải được đề cập ở đây. Có những phước hạnh thuộc linh thật đáng ước ao; nhưng chúng ta không bao giờ quên rằng đôi khi một số người tự lừa dối chính mình khi nghĩ rằng mình đang nhận được tình yêu của Chúa cách đầy tràn trong khi đó chỉ là ảo tưởng. Hậu quả kinh khiếp của những cảm xúc giả tạo như thế là rất khó lường. Nếu một người tự khoe về cảm xúc như thế của mình nhưng lại có lối sống trần tục thì người đó đang tự lừa dối chính mình và hậu quả là rất lớn. 4. Tự tin Cám dỗ thường ở gần lúc một người quá tự tin. Phi-e-rơ là hình ảnh minh họa đau thương cho điều này khi ông khoe khoang ‘Phi -e-rơ cất tiếng thưa rằng: Dầu mọi người vấp phạm vì cớ thầy, song tôi chắc không bao giờ vấp phạm vậy… Dầu tôi phải chết với thầy đi nữa, tôi chẳng chối thầy đâu’ (Ma-thi-ơ 26 : 33, 35). Chỉ một lúc sau khi nói những lời này Phi-e-rơ làm chính điều ông nói mình sẽ không bao giờ làm—và khóc lóc đắng cay về điều đó. Đức Chúa Trời sử dụng sự sa ngã của Phi-e-ơ để dạy ông (và chúng ta) rằng thật ngu dại khi tin vào chính mình. Thế gian đầy những cám dỗ và sự dạy dỗ sai trật. Có một số người ngu dại khi tin rằng họ sẽ không bao giờ sa ngã ngay cả khi tất cả mọi người khác sa ngã. Đừng giống như họ! Lời Chúa phán: ‘Đừng kiêu ngạo, hãy sợ hãi’ (Rô-ma 11:20) ‘Ai tưởng mình đứng, hãy giữ kẻo ngã’ (I Cô-rinh-tô 10:12). Nếu chúng ta khôn ngoan, chúng ta sẽ không tin nơi chính mình, nhưng đặt tất cả sự tin cậy của mình nơi quyền năng gìn giữ của Chúa. Điều đầu tiên học về thức canh đó là cần biết tại sao chúng ta phải thức canh. Chúng ta thức canh những lúc nguy hiểm vì đó là lúc chúng ta dễ rơi vào cám dỗ nhất. Bằng cách này, khi đã được nhắc nhở về các mối nguy hiểm xung quanh, chúng ta sẽ được chuẩn bị tốt hơn để đối diện với cám dỗ. |
| | | Lưu Chí Huy
Tổng số bài gửi : 368 Join date : 24/10/2010 Age : 39 Đến từ : BTN HTTL CẦN THƠ
| Tiêu đề: Re: NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT VỀ SỰ CÁM DỖ !!!!!!!! 25/10/2010, 22:42 | |
| CHƯƠNG 9 LÀM THẾ NÀO CHÚNG TA CÓ THỂ GIỮ LÒNG MÌNH TRƯỚC CÁM DỖ? Trong chương này, chúng sẽ tiếp tục suy nghĩ về chủ đề ‘thức canh.’ Cụ thể, chúng ta sẽ nghiên cứu phần hết sức thiết yếu của nhiệm vụ này như được miêu tả trong Châm ngôn ‘giữ tấm lòng’ (Châm ngôn 4 : 23). Vấn đề then chốt ở đây là bạn phải biết được mình cần phải thức canh về điều gì. Ở chương trước chúng ta học biết rằng mình cần phải thức canh trước những thời điểm đặc biệt khi chúng ta dễ rơi vào cám dỗ nhất. Trong chương này, chúng ta sẽ học về điều mình cần thức canh. Để rồi chúng có thể giữ lòng mình tránh sa vào cám dỗ. 1. Phải biết chính tấm lòng của mình. Bản chất của mỗi người được cấu thành bởi hai phần quan trọng: nhân cách và tính khí. Chúng ta biết rõ bao nhiêu về những điểm mạnh và điểm yếu trong nhân cách và tính khí của mình thì chúng ta càng dễ dàng hơn để canh giữ lòng mình. Chúng ta cũng cần biết những ước muốn tội lỗi cụ thể của mình; ví dụ như tham lam, ích kỷ, ghen tỵ, kiêu ngạo, nóng giận, độc ác, trụy lạc giới tính và còn nhiều nữa. Chúng ta cần xem xét để biết mình dễ dàng rơi vào những tội cụ thể nào nhất. Chúng ta cần biết những yếu đuối thuộc linh của mình, như nghi ngờ, sợ hãi, thiếu nhạy bén, tinh thần hay chỉ trích…. Khi dân thành Sa-ma-ri không tiếp rước Chúa Giê-xu và các môn đồ, các môn đồ đã hỏi Chúa là họ có nên sai lửa từ trời xuống thiêu dân cư thành này không. Chúa Giê-xu đã quở trách họ rằng ‘các ngươi không biết tâm thần nào xui giục mình’ (Luca 9:51-56). Nếu họ biết tâm thần nào xui giục mình, họ hẳn đã canh giữ cẩn thận. Đa-vít cho chúng ta biết rằng ông giữ lòng mình khỏi điều ác (Thi thiên 18 : 23), đó là tội mà ông dễ vướng vào nhất. Bản chất của một số người vốn là mềm mại và dễ chịu. Bản thân điều đó là phẩm chất đáng quý. Khi ân điển hoàn toàn kiểm soát, thì bản chất này là một phước hạnh lớn lao. Tuy nhiên, cần phải cẩn thận với nó, nếu không ưu điểm có thể trở thành khuyết điểm. Những người khác có bản chất khó chịu, cáu kỉnh và nóng nảy, cho nên họ rất dễ rơi vào chỗ ghen tỵ, xấu tính, ích kỷ, nghĩ cay nghiệt về người khác và nhiều tội giống như thế. Một số người khác có bản chất dễ cáu giận, và họ cũng có một danh sách các tội mà chính bản chất đó của họ khiến họ dễ rơi vào nhất. Nếu bạn muốn được giữ khỏi cám dỗ, hãy dành thời gian nghiên cứu về bản chất của chính mình. Hãy học để biết mình thật sự là loại người nào và đừng cố gắng biện minh hay bào chữa cho sự xấu xa hay yếu đuối mà mình tìm thấy được ở chính mình. Bạn càng biết rõ sự xấu xa và yếu đuối của mình bao nhiêu thì bạn càng được trang bị tốt hơn để tránh sa vào những cám dỗ mà mình dễ rơi vào nhất. Hãy nghĩ đến tấm lòng mình là nơi kẻ phản bội đang ở. Những kẻ phản bội này chính là những ước muốn tội lỗi và yếu đuối của bạn. Cám dỗ luôn luôn chờ sẵn để lợi dụng chúng. Hãy biết ơn nếu có người bạn nào đó sẵn lòng nói cho mình biết mình là loại người nào cũng như những điểm yếu mà mình cần canh giữ cẩn thận. Đây là điều làm tổn thương nhưng đừng bao giờ quên rằng: ‘bạn hữu làm cho thương tích, ấy bởi lòng thành tín’ (Châm ngôn 27:6). 2. Hãy canh giữ những điểm yếu của mình. Biết điểm yếu của mình không thôi thì chưa đủ. Bạn cũng cần phải biết những cách mà cám dỗ sẽ dùng để lợi dụng những điểm yếu này. Như chúng ta đã lưu ý trong chương 6, có những dịp tiện, những mối quan hệ, những cá nhân, những công việc, những nơi chốn….làm cho cám dỗ trở nên mạnh hơn. Ví dụ, một người có điểm yếu là hay ngồi lê đôi mách, thì có những người và những nơi nào đó mà người này nên tránh. Nếu một người thấy rằng những hình ảnh hay những bản tin trên báo khơi dậy trong mình những suy nghĩ ô uế, thì người này nên cẩn thận mà tránh chúng. Danh sách những ví dụ có thể được đưa ra thì không thể kể hết, nhưng không có người nào giống người nào. Đây là lý do tại sao chúng ta phải cẩn thận không nên đánh giá sự tự do của người khác. Mỗi người phải tìm để biết điều nào trong mình khiến cho cám dỗ lợi dụng và làm tất cả những gì có thể để tránh những điều đó. Nhiều người có thể đi qua cánh đồng cỏ đã cắt mà không bị sốt mùa cỏ khô. Nhưng người nào bị sốt mùa cỏ khô thì sẽ khôn ngoan mà tránh đồng cỏ đó. Cũng như vậy, mỗi người trong chúng ta cần biết những ‘dị ứng’ cụ thể của mình, những điều khiến cám dỗ lợi dụng, và tìm mọi cách để tránh chúng. Rõ ràng là không thể nào tránh hết mọi cám dỗ. Nếu chúng ta khôn ngoan, chúng ta sẽ lên kế hoạch để tránh cả những gì mình có thể. Khi vì nhiệm vụ hay trong sự tể trị thiên thượng chúng ta bị đưa vào cám dỗ, thì chúng ta phải tin cậy Chúa gìn giữ mình. 3. Cất giữ trong lòng những vật dụng dự phòng để chống lại cám dỗ Chúng ta phải biết ‘kẻ phản bội’ ẩn núp trong lòng mình. Như vậy thôi chưa đủ. Chúng ta cũng phải cố gắng để cất giữ những của báu trong lòng mình để lấy ra dùng trong lúc cám dỗ. Ngày xưa, đôi khi kẻ thù sẽ kéo đến một pháo đài hay thành trì nào đó để bao vây và chiếm thành. Nếu kẻ thù thấy thành đó được trang bị cẩn thận và có quân nhu dồi dào và như thế có thể chống trả lại được, thì chúng sẽ rút lui không còn muốn tấn công nữa. Cũng như vậy, nếu satan, chúa của thế gian này, đến và thấy chúng ta sẵn sàng và được trang bị để chống trả lại, nó không chỉ rút lui mà mà bỏ chạy như Gia-cơ đã nói (Gia-cơ 4 : 7). Điều đặc biệt chúng ta cần cất giữ trong lòng đó là sự nhận biết về tình yêu của Đức Chúa Trời trong Đấng Christ. Đây là biện pháp phòng giữ tốt nhất trên thế gian này nhằm chống lại sức mạnh của cám dỗ. Giô-sép có được điều này khi bị vợ Phô-ti-pha cám dỗ liên tục. Điều này giúp ông có thể thốt lên ‘Thế nào tôi dám làm điều đại ác dường ấy mà phạm tội cùng Đức Chúa Trời sao (Sáng thế ký 39 : 9) ? Giô-sép đã cất giữ một sự nhận biết sâu sắc về tình yêu của Đức Chúa Trời trong lòng mình cho nên sự cám dỗ liên tục và hấp dẫn nhằm khiến ông phạm tội không bắt phục được ông. Sứ đồ Phao-lô nói rằng tình yêu của Đấng Christ thúc đẩy chúng ta sống cho Ngài (II Cô-rinh-tô 5:14). Tình yêu đó cũng giúp chúng ta chống lại cám dỗ. Chúng ta cũng nên cất giữ trong lòng mình sự nhận biết về luật pháp và nỗi sợ hãi sự chết, địa ngục và đoán phạt, cùng với sự kính sợ Chúa trong đó. Dầu vậy, những điều này dễ dàng bị chế ngự. Bản thân những điều này sẽ không bao giờ đứng vững được trước sự tấn công dữ dội của cám dỗ. Những điều này bị chế ngự mỗi ngày. Một tấm lòng cất giữ những điều này sẽ chống lại cám dỗ trong một lúc nhưng sẽ nhanh chóng bị khuất phục. Cần phải có sự nhận biết về tình yêu của Chúa đi kèm theo. Bạn cần cất giữ điều gì trong lòng để thắng cám dỗ? Bạn cần một sự nhận biết về tình yêu của Đức Chúa Trời trong Đấng Christ, một sự hiểu biết về mục đích đời đời của ân điển Ngài; một sự vui mừng trong huyết của Đấng Christ và trong tình yêu của Ngài khi chết thế cho chúng ta. Hãy đổ đầy lòng bạn bằng sự vui mừng trong những đặc ân chúng có được qua sự chết của Chúa Giê-xu đó là sự được nhận làm con nuôi, sự xưng công bình, và sự chấp nhận của Chúa. Hãy đổ đầy lòng mình với những suy nghĩ về sự đẹp đẽ của sự thánh khiết. Đó là món quà mà Chúa Giê-xu đã mua. Đây là mục đích tối hậu của sự chết Ngài—đó là để chúng ta ‘được làm nên thánh không chỗ trách được trước mặt Đức Chúa Trời’ (Ê-phê-sô 1 : 4). Một tấm lòng cất giữ những điều quý giá như thế, trên tiến trình bình thường bước đi với Chúa, sẽ có được sự bình an và yên ninh lớn thoát khỏi sự quấy rối của cám dỗ. Sự nhận biết về tình yêu của Đức Chúa Trời trong Đấng Christ có thể được tóm tắt trong cụm từ này ‘sự bình an của Đức Chúa Trời’. Theo như vị sứ đồ cho chúng ta biết thì sự bình an này ‘sẽ gìn giữ lòng và tâm trí anh em’ (Phi-líp 4 : 7). Sự bình an của Đức Chúa Trời là sự ban cho đặc biệt của Chúa chống lại sự cám dỗ lo lắng, theo như phân đoạn tiếp theo cho biết. Sự bình an đó cũng canh giữ trước mọi hình thức cám dỗ. Từ ‘canh giữ’ trong tiếng Hy-lạp là một từ dùng trong quân đội có thể được dịch là ‘sẽ canh giữ như trong một pháo đài.’ Có hai điều cần được nói về pháo đài. Thứ nhất, đó là nơi kẻ thù nhìn thấy, và thứ hai đó cũng là nơi an toàn khỏi kẻ thù. Đối với linh hồn chúng ta cũng vậy. Linh hồn đó đối diện với cám dỗ và và bị tấn công liên tục; nhưng nếu được giữ trong pháo đài của sự bình an Đức Chúa Trời, thì cám dỗ sẽ không bước vào, và kết quả là chúng ta sẽ không sa vào cám dỗ. 4. Tỉnh thức luôn luôn Lính canh là người cảnh giác và sẵn sàng với nhất cử nhất động của kẻ thù. Cũng như vậy, Cơ đốc nhân phải cảnh giác với những dấu hiệu đầu tiên cho thấy sự tiếp cận của cám dỗ. Nhiều Cơ đốc nhân không hề nhận biết sự tiếp cận của kẻ thù cho đến khi kẻ thù làm họ bị thương. Những người bạn Cơ đốc của họ có thể nhìn thấy những dấu hiệu báo động trong khi chính họ hoàn toàn không hề ý thức gì về những điều đang xảy ra. Những Cơ đốc nhân như thế có thể ví như những người đang ngủ trong một cái nhà bị cháy mà không hề biết nguy hiểm cho đến chừng những người xung quanh đánh thức họ dậy và báo cho biết. Quá trình sa vào chước cám dỗ thường rất khó phân biệt. Sở dĩ như vậy là vì có quá nhiều điều liên quan đến cám dỗ lại có vẻ vô hại. Có thể minh họa cho điều này từ sự cám dỗ phạm tội không cầu nguyện. Tất cả chúng ta đều bị cám dỗ về điều này. Rất thường xuyên, khởi đầu của cám dỗ này đơn giản chỉ là cơ hội giúp đỡ người khác. Dần dần, những cơ hội này càng ngày càng nhiều, đến cuối cùng người này thấy mình quá bận rộn, quá bận rộn đến nỗi không có thì giờ cầu nguyện. Trước đó ai lại nghĩ rằng cơ hội giúp đỡ người khác lại là khởi đầu cho một sự cám dỗ dẫn tới phạm tội không cầu nguyện? Nhiều cám dỗ khởi đầu tiến trình dưới việc làm vô ý hay hành động tử tế. Điều này dẫn tới điều khác và trước khi người đó nhận biết điều này thì anh ta đã vướng vào một cám dỗ quá lớn. Ma quỷ thích biến điều tốt trở thành điều xấu. Vì vậy, Cơ đốc nhân cần sự khôn ngoan và tỉnh thức để tránh những cạm bẫy có thể dẫn đến cám dỗ. Nếu bạn từng nghi ngờ rằng một người nào đó, một cơ hội, một hoàn cảnh hay bất cứ điều gì khác, đang bị satan sử dụng làm phương tiện để dẫn bạn sa vào cám dỗ, thì đừng bước thêm bước nữa cho đến chừng bạn chắc chắn rằng Chúa đang hướng dẫn các bước đi của bạn. 5.Hãy nghĩ đến hậu quả mà cám dỗ đem đến. Nếu chúng ta muốn thức canh chống lại cám dỗ như điều mình nên làm, thì chúng ta cần liên tục nhắc nhở chính mình về kẻ thù. Đặc biệt chúng ta cần nhắc nhở chính mình về hậu quả mà cám dỗ đem đến. Chúng ta có hai kẻ thù tích cực hoạt động để cố gắng dẫn chúng ta vào cám dỗ. Chúng ta có một kẻ thù bên trong chính mình, kẻ phản bội, đó là ước muốn tội lỗi của chúng ta. Chúng ta có một kẻ thù bên ngoài, đó là ma quỷ. Chúng ta phải xem những ước muốn tội lỗi của mình như là kẻ thù nguy hiểm và chúng ta cần tìm ân điển của Chúa để ghét kẻ thù này. Mỗi ngày chúng ta phải nhắc nhở chính mình rằng kẻ thù kinh khủng nhất của mình đang ở gần. Kẻ thù này là kẻ phản bội trong lòng tôi với mục đích làm tôi sa bại hoàn toàn. Vì vậy, thật sự là điều ngu dại biết dường nào nếu tôi nộp mình trong tay hắn để bị hủy hoại! Satan chẳng phải là bạn bè gì cả. Không, tất cả những gì tình bạn của nó đem lại là lừa dối tôi như rắn, hay cắn nuốt như sư tử. Hãy luôn luôn nhớ rằng, satan có mục đích sâu sa hơn là làm cho bạn vi phạm luật pháp Đức Chúa Trời. Ngoài việc cám dỗ bạn phạm tội, satan còn muốn nhiều hơn thế. Ước muốn cuối cùng của nó là hủy hoại linh hồn bạn. Nếu Chúa không cho phép nó hủy hoại linh hồn bạn, thì nó sẽ cố gắng tấn công bạn bằng nghi ngờ và sợ hãi về mối liên hệ của bạn với Christ. Hôm nay satan có thể đề nghị với bạn rằng “Ngươi thuộc về Giê-xu, cho nên ngươi tuyệt đối an toàn ngay cả khi ngươi phạm tội đi nữa”. Một vài giờ sau, sau khi bạn đã làm theo lời khuyên của nó, nó sẽ nói với bạn “Ngươi không thể thuộc về Giê-xu bởi vì nếu ngươi thật sự thuộc về Giê-xu, thì ngươi đã không phạm tội”. Đừng bao giờ quên rằng nó là kẻ thù chết người. 6.Sử dụng thuẫn đức tin chống lại cám dỗ. Hãy đối diện cám dỗ bằng những suy nghĩ của đức tin về Đấng Christ trên thập tự giá. Nếu bạn muốn được giữ khỏi sa vào cám dỗ, đừng bao giờ nghĩ đến việc thỏa thuận với nó. Điều đó không thể thực hiện được! Đừng tranh luận về nó. Hãy chống lại nó, nhận biết rằng “Chính Đấng Christ đã chết—đã chết cho những tội lỗi như thế này”. Như vậy có nghĩa là “lấy thêm đức tin làm thuẫn, nhờ đó anh em có thể dập tắt được các tên lửa của kẻ dữ” (Ê-phê-sô 6: 16). Đức tin có thể làm được điều này nhờ Đấng Christ đã chịu đóng đinh và nhớ lại tình yêu của Ngài khi sẵn lòng chịu đóng đinh và chịu đau đớn tột cùng vì cớ tội lỗi chúng ta. Cám dỗ mà bạn đối diện cho dù là bất cứ cái gì đi nữa, thì đều có thể bị đánh bại bởi đức tin nơi thập tự giá của Đấng Christ. 7.Điều gì xảy ra nếu tôi thất bại? Có thể bạn bị cám dỗ tấn công bất ngờ và bị vướng vào nó mà không nhận biết (như đã nói đến trong chương 4). Nếu điều đó xảy ra, thì bạn có thể làm gì để cứu mình khỏi bị cám dỗ áp đảo và bị đánh bại hoàn toàn? Trước tiên: Hãy làm như sứ đồ Phao-lô đã làm, liên tục nài xin Chúa “cất nó khỏi mình” (II Cô-rinh-tô 12: . Nếu bạn kiên trì làm như vậy, thì Chúa hoặc sẽ giải cứu bạn hoặc sẽ làm cho bạn như Ngài đã làm cho Phao-lô đó là ban cho bạn đủ ân điển để không bị cám dỗ đánh bại. Cho dù cám dỗ có cấp bách đến đâu đi nữa, cũng đừng quên rằng Chúa có thể làm cho nó đi khỏi. Vì vậy, hãy cầu nguyện chống lại cám dỗ cho đến chừng nó đi khỏi hoặc cầu xin Chúa ban cho bạn sức mới để chống lại nó và đắc thắng. Thứ hai: Hãy chạy đến với Đấng Christ. Chạy đến với Ngài bằng đức tin, đặc biệt nhớ rằng Ngài biết tất cả về cám dỗ. Hãy nài xin Ngài “hầu cho bạn được thương xót và tìm được ơn để giúp chúng ta trong thì giờ có cần” (Hê-bơ-rơ 4: 9). Khi bạn bị cám dỗ và sắp bỏ cuộc, khi bạn cần sự giúp đỡ và cảm thấy rằng hoặc bạn phải có nó hoặc phải chết—thì hãy hướng đức tin của mình về Đấng Christ, Đấng cũng đã từng bị cám dỗ. Hãy nghĩ đến những cám dỗ mà Ngài chịu. Hãy nhớ rằng Ngài đã đắc thắng tất cả những điều đó. Hơn thế nữa, hãy nhớ rằng Ngài để cho chính mình chịu cám dỗ đó là vì chúng ta và đắc thắng cám dỗ cũng là vì chúng ta. Khi bạn nài xin, hãy biết chắc rằng Ngài sẽ cảm thông với bạn và sẽ đến giúp đỡ. Hãy chạy đến dưới chân Chúa, và tỏ bày hoàn cảnh của mình cho Ngài, tỏ bày cho Ngài tất cả, cầu xin sự giúp đỡ và điều đó sẽ không vô ích đâu. Thứ ba: Hãy trông đợi với đức tin nơi Ngài, Đấng đã hứa ban sự giải cứu. Hãy nghĩ đến sự thành tín của Chúa. Chính Ngài đã hứa “Ngài chẳng hề cho anh em bị cám dỗ quá sức mình đâu (I Cô-rinh-tô 10: 30). Chúa không làm chúng thất vọng đâu! Hãy nhắc cho mình nhớ tất cả những lời hứa của Chúa về sự giúp đỡ, giải cứu và suy nghĩ đến những lời đó. Hãy biết chắc rằng Chúa có vô số cách, gồm cả những cách mà bạn không hề biết, để giải cứu bạn. Dưới đây chỉ là một vài cách mà Ngài có thể sử dụng: a) Ngài có thể sai đến một hoạn nạn làm cho chết đi ham muốn tội lỗi cụ thể nào đó mà cám dỗ muốn làm cho thỏa mãn. b) Dưới sự tể trị của Ngài, Ngài có thể thay đổi toàn bộ hoàn cảnh mà sự cám dỗ xuất hiện. Ngài có thể cất đi nguồn của cám dỗ, giống như lấy đi nhiên liệu ra khỏi đám cháy. Đám cháy tắt đi vì nó không còn gì để tiếp nhiên liệu cho nó nữa. c) Ngài có thể giày đạp satan dưới chân bạn, để rồi trong một lúc satan hoàn toàn bị đánh bại. Đức Chúa Trời bình an sẽ làm điều đó (Rô-ma 16: 20). d) Chúa ban ân điển để bạn không bị cám dỗ đánh bại cho dù cám dỗ vẫn tiếp tục vây quanh bạn. e) Chúa sẽ nâng đỡ và ban cho bạn niềm tin rằng bạn sẽ mạnh mẽ hơn sau khi đã chiến thắng sự cám dỗ. Đây là lý do vì sao Phao-lô nói rằng: “Cho nên tôi vì Đấng Christ mà đành chịu trong sự yếu đuối, nhuốc nha, túng ngặt, bắt bớ, khốn khó; vì khi tôi yếu đuối, ấy lá lúc tôi mạnh mẽ.” (2Cô-rinh-tô 12:10). f) Chúa sẽ cất đi sự cám dỗ và khiến cho bạn được chiến thắng. Điều thứ tư: Đừng quên tìm hiểu xem sự cám dỗ đã tấn công bạn bất ngờ như thế nào. Làm thế nào sự cám dỗ đã có kiểm soát được lòng bạn. Hãy nghĩ đến linh hồn bạn như chiếc thuyền có lỗ thủng, nó sẽ chìm nếu lỗ thủng đó không được bít lại. Hãy tìm chỗ thủng và bít lại! Tìm xem sự cám dỗ đã bước vào linh hồn bạn bằng cách nào. Hãy khôn ngoan! Hãy tự hỏi chính mình rằng: khi nào, làm thế nào, bằng cách nào mình đã rơi vào trong tình trạng rắc rối này. Bạn sẽ nhận ra rằng mình đã lơ đểnh hay bất cẩn, thiếu thức canh như thường lệ. Nếu đó là nguyên nhân thì bạn phải nhanh chóng ăn năn trước mặt Chúa về điều đó. Tin rằng Chúa sẽ tha thứ và phục hồi bạn. |
| | | Lưu Chí Huy
Tổng số bài gửi : 368 Join date : 24/10/2010 Age : 39 Đến từ : BTN HTTL CẦN THƠ
| Tiêu đề: Re: NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT VỀ SỰ CÁM DỖ !!!!!!!! 25/10/2010, 22:44 | |
| CHƯƠNG 10 ĐIỀU GÌ XẢY RA NẾU BẠN KHÔNG “THỨC CANH VÀ CẦU NGUYỆN” Hãy thử tưởng bạn được yêu cầu viếng thăm một bệnh viện. Bạn được hướng dẫn để chỉ thăm những bệnh nhân đang hấp hối. Một vài bệnh nhân rất là ốm đến nỗi bạn có đếm được số xương của họ. Làn da của họ sẫm màu; họ không còn sức lực và chỉ có thể nói thều thào cách khó khăn. Số bệnh nhân khác thì trong tình trạng đau đớn dữ dội cho dù đã được tiêm thuốc giảm đau với liều lượng lớn. Một số bệnh nhân khác thì bị những chứng bệnh chết người khác. Khi bạn đi từ giường này đến giường khác hỏi những bệnh nhân đó rằng thế nào họ lại phải ở trong tình trạng hiện tại. Từng người một sẽ nói cho bạn biết thế nào họ bị bệnh và vi trùng đó đã từ từ giết chết họ. Một lần thăm viếng bệnh viện như thế chắc sẽ khiến cho bạn hết sức cẩn thận để tránh những điều gây nên bệnh tật chết người cho những bệnh nhân kia. Sa-lô-môn cho chúng ta biết về những người đi theo dâm phụ như sau: “Những người chẳng biết kẻ chết ở đó” (Châm 9:18), “Nhà nàng là con đường của âm phủ, dẫn xuống các phòng của sự chết.” (Châm 7:27), và “chơn nó xuống chốn chết” (Châm 5:5). Đây là lý do vì sao nhiều người bị vấn lấy và dẫn dụ (Châm 7:21-22). Điều này đúng với tất cả các loại cám dỗ. Có quá ít người biết rằng sự cám dỗ dẫn đến sự chết. Nếu Cơ đốc nhân tin điều này và nghiêm túc trong việc xem xét lối vào cám dỗ thì họ đã cẩn thận hơn trong việc thức canh và cầu nguyện. Than ôi, có quá ít người tin vào điều này. Họ nghĩ rằng mình có thể nô đùa với sự cám dỗ và cuối cùng sẽ vẫn được bình yên. Những người như thế đã quên hay làm ngơ trước lời cảnh cáo: “Há có người nào để lửa trong lòng mình mà áo người lại chẳng bị cháy sao? Há có ai đi trên than lửa hực mà chơn mình lại chẳng bị phồng chăng?” (Châm 6:27-28) Câu trả lời vang dội là KHÔNG! Chưa có ai bị cám dỗ đánh bại và sau đó được thoát ra trong tình trạng không thương tích, không vết sẹo. Thế gian này đầy dẫy sự cám dỗ. Có rất nhiều bằng chứng sống về những người bị cám dỗ đánh bại và hư mất. Vì vậy, cách khôn ngoan là lắng nghe lời kêu gọi của Cứu Chúa chúng ta về việc thức canh và cầu nguyện. Đây là lời kêu gọi sinh tử. Hãy suy nghĩ đến những điều sau cùng này. Có lẽ bạn sẽ được thuyết phục để thức canh và cầu nguyện. 1.Chúa Jesus phán: ‘hãy thức canh và cầu nguyện’ Làm theo lời kêu gọi này của Chúa Jesus là phương cách duy nhất Đức Chúa Trời ban cho chúng ta để giữ mình khỏi sa vào sự cám dỗ và phạm tội. Không chú ý đến phương cách này thì bạn sẽ ngã. Đừng nghĩ rằng điều đó tôi sẽ không bao giờ xảy đến cho tôi. Có thể bạn là người đã theo Chúa rất lâu và có đời sống thánh khiết, gớm ghê tội lỗi vì thế bạn nghĩ rằng mình sẽ không bị quyến dụ sa vào một tội nào đó. Cho dù thế nào đi nữa, đừng bao giờ quên rằng: “Ai tưởng mình đứng, hãy giữ kẻo ngã.” Có lẽ bạn đã nhận lãnh nhiều ân điển của Chúa trong quá khứ; bạn đã có những kinh nghiệm tuyệt vời; bạn đã có những quyết định rõ ràng để đứng vững. Không có điều nào trong những điều đó có thể giữ bạn nếu bạn không thức canh cầu nguyện. Chúa Jesus phán: “điều Ta nói với các ngươi Ta cũng nói với mọi người: Hãy thức canh” (Mác 13:37). Có thể cho dù bạn đã từng bất cẩn trong quá khứ nhưng Chúa đã gìn giữ để bạn không sa vào sự cám dỗ. Nếu như điều đó đã xảy ra thì bạn cũng đừng nên tiếp tục lạm dụng lòng nhơn từ của Chúa. Hãy tỉnh dậy, cảm tạ Chúa về lòng nhơn từ của Ngài, và bắt đầu thức canh cầu nguyện trước khi quá trể. Nếu bạn không thực hiện trách nhiệm của mình bạn sẽ bị cám dỗ bằng cách này hay cách khác. Bạn sẽ bị ô uế. Bạn biết hậu quả của nó là như thế nào rồi chứ? Hãy nhớ đến gương của Phi-e-rơ, của Giu-đa! 2.Chúa Jesus đang luôn luôn nhìn xem bạn Bạn nghĩ xem Chúa Jesus sẽ suy nghĩ và cảm thấy như thế nào khi Ngài nhìn thấy sự cám dỗ đang ồ ạt tấn công bạn trong khi bạn vẫn ngủ mê? Điều này chắc sẽ làm Ngài buồn lòng lắm khi nhìn thấy bạn đem mình vào sự cám dỗ cho dù Ngài đã có nhiều lời cảnh cáo bạn. Khi Chúa còn ở trên thế gian Ngài đã xem xét sự cám dỗ ngay khi nó còn ở đàng xa. Chúa đã có thể nói: “vua chúa của thế gian này hầu đến, người chẳng có chi nơi Ta hết” (Giăng 14:30). Chúng ta có dám lơ là khi đã biết được tấm gương của Chúa và biết rằng Chúa luôn theo dõi chúng ta? Hãy thử nghĩ nếu Chúa đến với chúng ta như Ngài đã đến với Phi-e-rơ khi ông ngủ trong vườn Ghết-sê-ma-nê với cùng lời cảnh cáo: ‘Ngươi ngủ sao, ngươi không tỉnh thức với Ta được trong một giờ sao?’ (Mác 14:37) Bạn có buồn khi Chúa phải quở trách bạn như thế? Bạn sẽ cảm thấy thế nào nếu Chúa từ trên trời phải cảnh cáo bạn như Ngài đã làm với hội thánh Sạt-đe (Khải 3:2). 3.Đức Thánh Linh giúp chúng ta trong việc chống lại sự cám dỗ Đức Thánh Linh là tác giả của mọi ân điển và các việc tốt lành. Tuy nhiên trách nhiệm của Cơ đốc nhân là sử dụng những ân điển đó để sống thánh khiết. Chúa “cảm động lòng chúng ta vừa muốn vừa làm theo ý tốt Ngài.” (Phi-líp 2:13). “Vì mọi điều chúng tôi làm, ấy là Ngài làm cho chúng tôi.” (Ê-sai 26:12). Xin xem thêm 2 Tê-sa 1:11; Cô-lô-se 2:12; Rô 8:12-13; Xa 12:10. Đức Thánh Linh sẽ không thể làm chết những ước muốn tội lỗi trong chúng ta nếu chúng ta không vâng phục và không đồng công với Ngài. Chúa hành động trên và trong chúng ta theo bản chất của chúng ta. Chúa gìn giữ chúng ta nhưng Ngài cũng tôn trọng sự tự do của chúng ta. Chúa hành động trong chúng ta và với chúng ta, nhưng không hành động cách đơn phương. Sự vùa giúp của Ngài là niềm khích lệ để chúng ta thực hiện trách nhiệm của mình chứ không phải để chúng ta trở nên thờ ơ với trách nhiệm đó. Điểm quan trọng cần nhấn mạnh ở đây là chúng ta không thể tự mình làm chết đi những ước muốn tội lỗi trong chúng ta nếu không có quyền năng của Đức Thánh Linh. Vấn đề đau buồn ở đây là nhiều người rất xa lạ với Đức Thánh Linh, họ cố gắng sức riêng để giết chết những ước muốn tội lỗi trong mình nhưng thất bại. Họ chiến đấu nhưng không thể thắng tội lỗi, đời sống của họ không có sự bình an và vẫn là nô lệ cho tội lỗi suốt cuộc đời. 4.Chúa sửa phạt những ai không thức canh cầu nguyện Nếu bạn không thức canh và cầu nguyện thì sẽ có hai hậu quả. Sớm hay muộn bạn sẽ chắc chắn sa vào tội lỗi; Đức Chúa Trời không vui lòng về bạn thì Ngài sẽ sửa trị bạn. Sa vào tội lỗi là đều trầm trọng nhưng Chúa cũng sẽ sửa phạt bạn. Chúa sẽ cho bạn biết rằng Ngài không vui và giận bạn. Hãy nhớ đến Đa-vít, ông đã kêu la với Chúa sau khi phạm tội: “để các xương cốt mà Chúa đã bẻ gãy được khoái lạc.” (Thi 51: . Đa-vít hiểu được thế nào là sự sửa trị của Chúa (Thi 32:4). Thú vui của tội lỗi mà Đa-vít có được là rất ngắn ngủi. Chúa hoàn toàn tha thứ cho ông nhưng ông vẫn phải chịu sự sửa trị cách nghiêm khắc của Chúa (2Sa 12:7-19). Nếu bạn không nghiêm túc trong đời sống thức canh cầu nguyện thì bạn sẽ nhận lãnh hậu quả và kinh nghiệm sự sửa trị của Chúa như Ngài đã làm với Đa-vít. Lời kết: Đừng bao giờ đùa cợt với những điều dẫn bạn vào sự cám dỗ. Hãy tránh xa mọi hình thức của những điều ác. Đặc biệt, hãy xem xét những gì trong quá khứ đã làm bạn vấp ngã. Chớ như con ngựa và con la, là vật vô tri; Phải dùng hàm khớp và dây cương mới cầm chúng nó được, Bằng chẳng, chúng nó chẳng đến gần ngươi. Kẻ ác có nhiều nỗi đau đớn; Nhưng người nào tin cậy nơi Đức-giê-hô-va, sự nhơn từ vây phủ người ấy. Thi-thiên 32:9-10 |
| | | Sponsored content
| Tiêu đề: Re: NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT VỀ SỰ CÁM DỖ !!!!!!!! | |
| |
| | | | NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT VỀ SỰ CÁM DỖ !!!!!!!! | |
|
Trang 1 trong tổng số 1 trang | |
| Permissions in this forum: | Bạn không có quyền trả lời bài viết
| |
| |
| |
|